Giáo án Địa lý lớp 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Hiểu được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng.

 -Biết được các tiến bộ về mặt kinh tế-xã hội của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này.

 2-Về kỹ năng :

 -Sử dụng các bản đồ, sưu tầm và xử lý các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

II-Các phương tiện dạy học :

 -Bản đồ treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam.

 -Bản đồ treo tường kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 -Atlat Địa lý Việt Nam.

 -Một số hình ảnh, băng hình về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Hiểu được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng. -Biết được các tiến bộ về mặt kinh tế-xã hội của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này. 2-Về kỹ năng : -Sử dụng các bản đồ, sưu tầm và xử lý các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam. -Bản đồ treo tường kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. -Atlat Địa lý Việt Nam. -Một số hình ảnh, băng hình về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Tây Nguyên là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. Gv cần lấy các ví dụ làm rõ điểm này (trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và hiện nay, trong bối cảnh đẩy mạnh hợp tác trong tiểu vùng Mékong). 2-Điều kiện tư nhiên của Tây Nguyên rất thích hợp với việc trồng trên quy mô lớn nhiều loại cây công nghiệp lâu năm : các cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, các cây cận nhiệt như chè. Tuy nhiên, những khó khăn là mùa khô sâu sắc, kéo dài, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn yếu, công nghiệp chế biến còn nhỏ bé. Sự phát triển nhanh của Tây Nguyên trong những thập niên gần đây là do đã khai thác được các tiềm năng lớn của vùng, đồng thời từng bước khắc phục được những hạn chế về tự nhiên và kinh tế-xã hội. 3-Cần nhìn nhận các thành tựu về phát triển kinh tế như là cơ sở để tạo ra những chuyển biến lớn lao về xã hội, chẳng hạn, việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đã góp phần đưa các đồng bào dân tộc Tây Nguyên chuyển từ các phương thức sản xuất lạc hậu lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, làm mất dần các ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, làm phân bố lại sản xuất và phân bố lại dân cư giữa các vùng, nâng cao vị thế của Tây Nguyên trong nền kinh tế cả nước. Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng của Tây Nguyên dựa trên nguồn thủy năng dồi dào của các hệ thống sông Xê-xan, Xrê-pôk và Đồng Nai sẽ tạo ra giai đoạn mới trong công nghiệp hóa ở Tây Nguyên. 4-Cần đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề môi trường của Tây Nguyên, vì đây là “kho vàng xanh” của đất nước, tài nguyên rừng phong phú, nhưng đang bị suy thoái nhanh; đây lại là vùng rừng đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về lưu vực sông Mékông, sông Đồng Nai, sông Ba và 1 số sông khác đổ về Duyên hải miền Trung; bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây Nguyên còn có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. IV-Tiến trình dạy học : 1-Gv cho Hs đọc bản đồ treo tường về Địa lý tự nhiên và bản đồ Hành chính Việt Nam và đặt câu hỏi : Hãy cho biết vị trí địa lý rất quan trọng của Tây Nguyên về quốc phòng và phát triển kinh tế ? Cần nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa Tây nguyên và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên và vùng ba biên giới với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchea. 2-Gv dựa vào cuốn “Thiên nhiên Việt Nam” của Gs Lê Bá Thảo hoặc 1 số bài viết của các nhà văn am hiểu về Tây Nguyên như Nhuyên Ngọc để mô tả, dựng lại phong cảnh của Tây Nguyên hùng vĩ. Gv nên khai thác cả các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi) để khắc họa cho Hs hình ảnh về cao nguyên badan màu mỡ, về mùa mưa Tây Nguyên đắp đổi với mùa khô, về nhịp điệu sống của người Tây Nguyên hòa hợp với thiên nhiên, theo nhịp sống của tự nhiên. 3-Khi giảng về cây công nghiệp, Gv nên tập trung khắc họa về sản xuất cây cà phê ở Tây Nguyên (khai thác bảng 37.1 trong SGV). Gv cho Hs lập bảng tóm tắt các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với sự phát triển sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, từ đó trả lời được câu hỏi 2 ở cuối bài. Các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên gắn liền với việc quy hoạch các vùng chuyên canh; kết hợp công nghiệp chế biến; đa dạng hóa cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cà phê chè); đảm bảo đầu ra cho người sản xuất (đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ nông sản khi giá nông sản xuống quá thấp) (Hs vận dụng những giải pháp đã ghi trong SGK). Diện tích và sản lượng cà phê nhân ở Tây Nguyên Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 2000 2005 1995 2000 2005 Cả nước 186,4 561,9 497,4 218,1 802,5 776,4 Tây Nguyên 147,3 468,6 445,4 180,4 689,9 763,6 Kon tum 3,3 14,4 75,9 1,7 20,7 106,1 Gia lai 18,4 81,0 10,8 8,4 116,9 14,3 Đắk Lắc 87,2 159,0 170,4 150,0 370,6 330,7 Đắk Nông 70,8 100,7 Lâm Đồng 38,4 114,2 117,5 20,3 181,7 211,8 4-Giảng về vấn đề khai thác và chế biến lâm sản. Gv đặt câu hỏi : Em hãy cho biết các loại gỗ quý, các loại chim, thú quý ở Tây Nguyên. Các vườn quốc gia nổi tiếng ở Tây Nguyên ? Gv tìm thêm thông tin về các vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây tại trang web của kiểm lâm Việt Nam và sưu tầm 1 số ảnh về các loại thú quý, hiếm ở Tây Nguyên. Một trong những vấn đề nổi cộm trong phát triển kinh tế ở Tây Nguyên là tình trạng rừng bị phá và bị cháy diễn ra, làm thiệt hại hàng ngàn ha mỗi năm. Gv cần chú ý giáo dục cho Hs về tinh thần phải bảo vệ tài nguyên của đất nước, về sự phát triển bền vững. Diện tích rừng bị phá và bị cháy qua 1 số năm Năm Cả nước Tây Nguyên Chia ra Kon Tum Gia Lai Đắk Lắc Đắk Nông Lâm Đồng Rừng bị phá (ha) 1995 18914,0 10134,0 3274,0 760,0 3488,0 2612,0 1998 7503,4 3092,7 441,8 415,9 1837,0 398,0 2000 3542,6 1547,6 132,0 52,1 1161,5 202,0 2005 3347,3 1008,9 60,0 212,9 94,3 337,0 304,7 Rừng bị cháy (ha) 1995 7457,0 2344,0 58,0 475,0 513,0 1298,0 1998 19941,7 1246,1 373,5 481,6 52,0 339,0 2000 1045,9 98,0 33,0 6,0 23,0 36,0 2005 6829,3 1612,7 1483,3 52,4 9,0 68,0 Nguồn : Niên giám thống kê 2003, 2006 5-Giảng về phát triển thủy điện ở Tây nguyên, Gv cần cho Hs xác định trên bản đồ SGK vị trí tương đối của các nhà máy thủy điện từ thượng nguồn về hạ lưu của các sông. Hs cần giải thích về lới ích của việc xây dựng chuỗi các công trình thủy diện theo dòng sông chính, tạo nên các bậc thang thủy điện, vừa tránh phải xây các công trình thủy điện quá lớn, vừa tiết kiệm thủy năng, điều tiết dòng chảy tốt hơn, kết hợp thủy điện và thủy lợi. Sử dụng kiến thức trong SGK, Hs cầøn hiểûu rõ ý nghĩa khai thác tổng hợp tài nguyên nước thông qua việc phát triển các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên. Đặc biệt thú vị là trường hợp csc nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh, xây đập chặn dòng sông ở Lâm Đồng, nhưng nước lại chuyển qua các ống áp lực để phát điện, và nhà máy điện trên thực tế lại đặt ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Và đây là các công trình có chức năng chia nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang lưu vực các sông nhỏ ở cực Nam Trung Bộ.

File đính kèm:

  • docBai 37.doc