Giáo án Địa lý lớp 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

 VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

I-Mục tiêu của bài học :

 Sau bài học, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Biết được những thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế-xã hội.

 -Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

 2-Về kỹ năng :

 Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế-xã hội tạo nên những đặc trưng của vùng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I-Mục tiêu của bài học : Sau bài học, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Biết được những thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế-xã hội. -Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. 2-Về kỹ năng : Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế-xã hội tạo nên những đặc trưng của vùng. II-Phương tiện dạy học : -Các bản đồ treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ treo tường vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cưu Long. - Atlat Dịa lý Việt Nam. -Một số tranh ảnh, phim vidéo (nếu có) về các thành tựu kinh tế ở Đông Nam Bộ, về Tp Hồ Chí Minh. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Khi giảng về Đông Nam Bộ, cần nhấn mạnh đến vai trò của Tp Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2-Đông Nam Bộ là vùng có diện tích vào loại nhỏ, số dân vào loại trung bình, nhưng dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ số kinh tế-xã hội. Điều này có được 1 phần là dựa trên tài nguyên tại chỗ, nhưng phần rất lớn là ở chỗ khai thác có hiệu quả các lợi thế của vùng. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được coi là đặc trưng cho Đông Nam Bộ, vì đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Gv cần cho Hs hiểu được khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và các biểu hiện của nó ở Đông Nam Bộ. -Trong công nghiệp : vấn đề phát triển cơ sở năng lượng, thu hút đầu tư nước ngoài và vấn đề môi trường; phát triển cơ cấu công nghiệp của vùng, trong đó có công nghiệp dầu khí. -Trong dịch vụ : vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. -Trong nông nghiệp : vấn đề phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng các công trình thủy lợi lớn. -Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển gắn liền với kinh tế vùng ven biển. Vấn đề này thể hiện ở việc khai thác khoáng sản trên thềm lục địa, khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển và giao thông vận tải biển. 3-Kinh tế ở Đông Nam Bộ có nhiều chuyển biến. Gv cần theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật thông tin, phù hợp với nội dung của bài giảng. IV-Tiến trình dạy học : 1-Trong phần khái quát chung, Gv cần làm nổi bật vị trí cao của vùng Đông Nam Bộ trong hệ thống phân công lao động của cả nước. Từ đó giúp Hs có thể hiểu được tại sao vấn đề phát triển kinh tế-xã hội rất đa dạng của vùng lại được phân tích dưới khía cạnh chung là vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. 2-Khi giảng về vị trí địa lý của Đông Nam Bộ, Gv cần khắc sâu rằng : sự thuận lợi này được phát huy nhờ điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm. Gv cho Hs xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ và trả lời câu hỏi trong SGK về những thuận lợi về vị trí địa lý trong phát triển nền kinh tế mở của vùng. 3-Khi giảng về phần 2 : Các thế mạnh và hạn chế của vùng, Gv có thể cho Hs nghiên cứu SGK, đặt các câu hỏi nhỏ, và tóm tắt lại các ý chính. Lưu ý rằng những kiến thức trong mục này sẽ làm điểm tựa cho việc phát triển các nội dung của phần 3 : Vấn đềø khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. 4-Khi giảng về vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, Gv đặt câu hỏi : “Vấn đề năng lượng của vùng đã được giải quyết từng bước theo hướng nào ?” -Phát triển nguồn điện : a-Thủy điện (kể tên các nhà máy). b-Nhiệt điện : chạy bằng dầu và khí hỗn hợp (kể tên). Lưu ý rằng Trung tâm điện lực Phú Mỹ đã trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước. Ngày 10/4/2005, Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ khánh thành 5 nhà máy điện thuộc Trung tâm điện lực Phú Mỹ. Trích thông tin của TTXVN nhân dịp này : Trung tâm điện lực Phú Mỹ gồm 6 nhà máy điện chu trình hỗn hợp có tổng công suất lắp đặt là 3.859 MW. Tổng vốn đầu tư của các dự án tại đây là 2 tỉ Usd, trong đó có 800 triệu Usd vốn đầu tư nước ngoài. Hằng năm, các nhà máy này sẽ cung cấp trên 23 tỉ KWh điện và tiêu thụ trên 4 tỉ m³ khí thiên nhiên. Tổng công ty điện lực Việt Nam là chủ đầu tư của 4 nhà máy (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 4 với tổng công suất 2.424 MW) và 2 nhà máy điện khác (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 với tổng công suất 1.435 MW) do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức BOT. Trung tâm điện lực Phú Mỹ được khở công xây dựng từ tháng 4/1996, tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành là tháng 3/1997 và tiếp đó nhà máy Phú Mỹ 2.2 đã được đưa vào vận hành vào tháng 2/2005. Trong 8 năm qua, Trung tâm điện lực Phú Mỹ cung cấp cho đất nước trên 45 tỉ KWh điện, tiêu thụ gần 9 tỉ m³ khí (trong đó gần 7 tỉ m³ là khí đồng hành mà trước đây chưa có các nhà máy điện này đã phải đốt bỏ), tiết kiệm cho nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. -Phát triển lưới điện. Đối với những lớp Hs khá, giỏi, Gv có thể đặt câu hỏi đòi hỏi phải đào sâu suy nghĩ, chẳng hạn : Những vấn đề gì đang đặt ra đối với Đông Nam Bộ khi đẩy mạnh phát triển công nghiệp ? Gv có thể dẫn ra 1 số vấn đề như : ô nhiễm môi trường, thiếu lao động có chuyên môn cao, những vấn đề về quy hoạch không gian lãnh thổ. 5-Khi giảng về khu vực dịch vụ, Gv cho Hs nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 10 về khu vực dịch vụ, để thấy tại sao trong tương lai các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng, và điều này lại rất có ý nghĩa trong việc nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước. 6-Khi giảng về vấn đề phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, Gv cho Hs trả lời câu hỏi : “Hãy xác định 1 số điểm then chốt trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ”. Gv nhấn mạnh đây chính là các vấn đề quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế về tự nhiên (mùa khô kéo dài), nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp. 7-Gv nên tận dụng các kiến thức đã học (vvè ngành dầu khí, về ngành thủy sản, ngành du lịch) để soi vào vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ. 8-Cuối cùng, Gv cho Hs thấy sự mở rộng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là 1 bằng chứng về ảnh hưởng lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là của Tp Hồ Chí Minh tới vùng phụ cận.

File đính kèm:

  • docBai 39.doc