Giáo án Địa lý lớp 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I-Mục tiêu cả bài học :

 Sau bàihọc, Hs cần :

 1-Về kiến thức :

 -Biết vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng.

 -Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

 -Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long thành 1 khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.

 2-Về kỹ năng :

 -Đọc và phân tích được 1 số thành phần tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam).

 -Phân tích các biểu đồ, số liệu có liên quan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I-Mục tiêu cả bài học : Sau bàihọc, Hs cần : 1-Về kiến thức : -Biết vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng. -Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng. -Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long thành 1 khu vực kinh tế quan trọng của cả nước. 2-Về kỹ năng : -Đọc và phân tích được 1 số thành phần tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam). -Phân tích các biểu đồ, số liệu có liên quan. 3-Về thái độ hành vi : Có nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. II-Các phương tiện dạy học : -Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam. -Atlat Địa lý việt Nam. -Tranh ảnh, băng hình về tự nhiên, kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. III-Một số điểm cần lưu ý : 1-Về nội dung : a-Phạm vi lãnh thổ, Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích 40.604,7 km2và số dân 17.415,5 ngàn người (2006). b-Cấu trúc chung của bài 40 có thể được thể hiện qua sơ đồ sau : Thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long Sử dụng, cải tạo tự nhiên Thủy lợi Hoạt động của con người Mở rộng diện tích Hạn chế : -Thiếu nước về mùa khô -Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Thế mạnh : -Nhiệt, ẩm -Đát phù sa -Sông ngòi Lựa chọn cơ cấu kinh tế Gv có thể sử dụng sơ đồ trên để giảng dạy hoặc ở khâu củng cố bài học nhằm giúp Hs nắm vững được kiến thức cơ bản của bài. c-Các bộ phận hợp thành Đồng bằng sông Cửu Long, theo Gs Lê Bá Thảo, gồm có phần đất nằm trong phạm vị tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vị tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa). Trên bản đồ giáo khoa treo tường (hay Atlat Địa lý Việt Nam, hoặc hoặc hình 41.1 trong SGK), Gv giúp Hs khái quát được về phạm vi và các bộ phận tạo nên đồng bằng và làm nổi bật tính đa dạng về thiên nhiên của nó. Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là đất (cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là 1,2 triệu ha phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu), khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Còn trở ngại chính là thiếu nước về mùa khô dẫn đến đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện rộng. Gv có thể so sánh đặc điểm tự nhiên, những thế mạnh và hạn chế của Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng. Một vấn đề cần lưu ý là sự tác động của con người ở mức độ khác nhau vào hai đồng bằng này. Thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long ít thay đổi hơn và có nơi vẫn ở trong tình trạng tương đối nguyên thủy. d-Đồng bằng sông sông Cửu Long là 1 vùng giàu tiềm năng. Để biến các tiềm năng đó trở thành hiện thực cần phải có biện pháp sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên. Gv cần làm cho Hs thấy rõ sự nhiễm phèn, nhễm mặn của đất là 1 hạn chế đáng kể cho việc sử dụng hợp lý đất đai của đồng bằng. Vì thế, biện pháp hàng đầu là công tác thủy lợi, nghĩa là phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô. e-So với Đồng bằng sông Hồng, khả năng mở rộng diện tích ở đây còn tương đối nhiều, tuy phải đầu tư lớn. Trên thực tế, người dân đã và đang tấn công vào các vùng đất mới. Gv có thể minh họa bằng việc chinh phục tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Xưa kia, Đồng Tháp Mười ở trong tình trạng nguyên thủy. Nhân dân ta đã nhiều lần tấn công vào vùng này và đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX cho tới nay đã thu được kết quả tốt. Biện pháp hàng đầu trong việc cải tạo đất phèn là dùng nước ngọt của sông Tiền để rửa. Đồng Tháp Mười (nằm trên lãnh thổ các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang) đang trong quá trình bị chinh phục. Diện tích hoang hóa tập trung nhiều ở Long An, Đồng Tháp. Nhiều diện tích hoang đã được đưa vào sản xuất và vì thế sản lượng lúa các tỉnh này tăng nhanh. g-Việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách rời khỏi hoạt động của con người. Việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thủy sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô làm cho tài nguyên thiên nhiên suy giảm, môi trường bị suy thoái. Vì thế, bảo vệ và tái tạo tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. h-Một trong những vấn đề đang được quan tâm là lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, ít nhiều có sự biến động về lũ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Lũ lớn gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế-xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hằng năm đem lại (thí dụ : bổ sung lớp phù sa, nguồn thủy sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng). Một số vấn đề khác là việc thoát lũ ra biển phía Tây. Dẫu sao, đối với đời sống nhân dân, cần phải chủ động sống chung với lũ thông qua nhiều biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. 2-Về phương pháp : a-Tương tự như các bài trước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có trong chương trình và SGK Địa lý lớp 9 với các nội dung về vị trí địa lý; giới hạn lãnh thổ; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế và các trung tâm kinh tế. Vấn đề được lựa chọn của bài 41 chỉ là sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này. b-Gv cần giúp Hs khai thác tối đa các kiến thức đã học ở lớp 9 thông qua các phương pháp thích hợp, tránh việc thuyết trình sẽ gây nhàm chán. Ví dụ, toàn bộ các thế mạnh và hạn chế đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng để Hs tự tìm tòi trên cơ sở kiến thức đã có. c-Chú ý sử dụng các sơ đồ cấu trúc của bài hoặc 1 số nội dung thích hợp, kết hợp với việc khai thác kênh hình trong bài, bản đồ giáo khoa treo tường và Atlat Địa lý Việt Nam. IV-Tiến trình dạy học : 1-Mở đầu, thông qua bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc Atlat Địa lý Việt Nam), Gv đề dẫn về Đồng bằng sông Cửu Long và nhấn mạnh đến tiêu đề của bài. Sau khi làm rõ diện tích, số dân của vùng Gv yêu cầu Hs kể tên 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở đồng bằng này dựa vào bản đồ Hành chính Việt Nam (hay Atlát Địa lý Việt Nam trang 2-3). Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam, Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu các bộ phận hợp thành của đồng bằng. 2-Về các thế mạnh và hạn chế của vùng, có thể gợi ý Hs liệt kê đầy đủ các nguồn lực về tự nhiên (hoặc lập sơ đồ cấu trúc), sau đó để Hs chủ động tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của Gv. Trong số các tài nguyên, cần nhấn mạnh đến cả thế mạnh và hạn chế về đất, nước, khí hậu. 3-Trên cơ sở các thế mạnh và hạn chế, Gv gợi ý đểû Hs phát hiện các vấn đề nổi bật nhất cần phải giải quyết đểû sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long ( giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô và hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa). Gv cần làm rõ mối quan hệ nhân quả : thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. 4-Gv có thể củng cố bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho Hs thông qua sơ đồ bài học. 5-Về câu hỏi 1 trong phần Câu hỏi và bài tập cuối bài, Gv có thể hướng dẫn cho Hs tìm các lý do chủ yếu sau đây : -Vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta. -Phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng. -Thực trạng suy thoái về môi trường và tài nguyên của vùng.

File đính kèm:

  • docBai 41.doc