VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN
ĐẢO
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Có được 1 cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta.
-Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
-Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2-Về kỹ năng :
-Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu.
-Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN
ĐẢO
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
-Có được 1 cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta.
-Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
-Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2-Về kỹ năng :
-Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu.
-Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
II-Phương tiện dạy học :
-Bản đồ treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Bản đồ treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam.
-Tranh ảnh, phim về Biển và đảo Việt Nam.
III-Một số điểm cần lưu ý :
1-Để giảng dạy tốt bài này, Gv nên tham khảo thêm cuốn sách “Biển và đảo Việt Nam”, NXB Giáo dục, 1994. Đặc biệt, Gv nên tham khảo trang Web của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên đề Biển đảo Việt Nam, tại địa chỉ : http//www.cpV –org.vn/chuyende/biendao. Trong chuyên đề này, có nhiều kiến thức quan trọng như :
-Toàn cảnh biển-đảo Việt Nam, trong đó có giới thiệu về các tỉnh giáp biển.
-Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam.
-Chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
-Các ngư trường khai thác chính của Việt nam.
-Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặïc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (ngày 12 tháng 5 năm 1977).
-Luật biên giới quốc gia, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thức 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
-Vấn đềø phân định Vịnh Bắc Bộ.
2-Gv nên tham khảo trang web của Petro Việt Nam để có nhiều thông tin về việc thăm dò, khai thác dầu khí.
3-Về nguồn lợi thủy sản, Gv có thể tham khảo cuốn sasch “Nguồn lợi hải sản Biển Đông” do NXB Nông nghiệp xuất bản.
4-Về các đảo yến ven bờ, Gv có thể tham khảo cuốn sách “Việt Nam non nước xanh biếc” của 2 tác giả Hoàng Thiếu Sơn và Tạ thị Bảo Kim, NXB Giáo dục, 1991, các trang 126 (về Cù Lao Chàm có những vách đá biết kêu) và 132 (về các Đảo Yến ở vùng biển Nha Trang), hoặc các bài giới thiệu trên các báo điện tử như báo Khánh Hòa (bài Đảo Yến ở Nha Trang, tại địa chỉ http//ww.baokhanhhoa.com.vn
5-Các kiến thức trọng tâm của bài :
-Vùng biển rộng lớn của nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
-Các nguồn lợi biển nước ta bao gồm : nguồn lợi sinh vật, tài nguyên khoáng sản, các điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải biển, tài nguyên du lịch biển.
-Các khó khăn phải khắc phục là : sự phức tạp của thiên nhiên ở Biển Đông, sự đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.
-Hệ thống các đảo và quần đảo của nước ta có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.
-Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển và hải đảo sẽ vừa sử dụng có hiệu quả các tài nguyên phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, vừa chống ô nhiễm và suy thoái môi trường.
IV-Tiến trình dạy học :
1-Gv cho Hs ôn lại kiến thức cũ (Bài 2) và yêu cầu Hs xác định trên bản đồ vùng nội thủy của nước ta, trả lời câu hỏi giữa bài về vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
2-Gv nên dùng bản đồ treo tường để Hs củng cố kiến thức cũ khi học mục 1 của bài.
3-Phần về các đảo cũng chủ yếu được giảng dạy dựa trên các bản đồ : hình thể, hành chính của các vùng. Gv cho Hs hiểu được các quy định của Luật Biển, để thấy tầm quan trọng của các đảo, dù là đảo nhỏ, chỉ có ít dân, trong việc khẳng định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
4-Gv dành nhiều thời gian cho mục 3 và 4 trong bài. Hs phải hiểu được rằng vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo và việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đềø về biển vàthềm lục địa có ý nghĩa rất lâu dài và then chốt.
File đính kèm:
- Bai 42.doc