LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM (tiếp theo)
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
Biết được đặc điểm và ý nghĩa của 2 giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
2-Về kỹ năng :
-Đọc bản đồ Cấu trúc địa chất Việt Nam.
-Xác định được trên bản đồ các nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. Có khả năng nhận xét, so sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực ở nước ta.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM (tiếp theo)
I-Mục tiêu của bài học :
Sau bài học, Hs cần :
1-Về kiến thức :
Biết được đặc điểm và ý nghĩa của 2 giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam..
2-Về kỹ năng :
-Đọc bản đồ Cấùu trúc địa chất Việt Nam.
-Xác định được trên bản đồ các nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. Có khả năng nhận xét, so sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực ở nước ta.
3-Về thái độ :
Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
II-Các phương tiện dạy học :
-Bản đố Địa chất, Khoáng sản Việt Nam.
-Bảng niên biểu địa chất.
-Các mẫu đá kết tinh, biến chất (nếu có).
-Các tranh, ảnh minh họa về các mẫu khoáng vật, hóa đá, khai thác mỏ...
III-Một số điểm cần lưu ý :
Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên Việt nam giai đoạn này diễn ra trong một thời gian khá dài (475 triệu năm), có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam. Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta được hình thành và phát triển trong giai đoạn này.
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên nước ta. Đây là giai đoạn diễn ra ngắn nhất và chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ và những biến đổi của khí hậu, điều kiện tự nhiên của nước ta tiếp tục được hoàn thiện trong giai đoạn này.
IV-Tiến trình dạy học :
2-Giai đoạn cổ kiến tạo :
Gv dạy tiếp theo hướng kẻ bảng hoặc sơ đồ của bài 4.
Gv nêu một số câu hỏi, yêu cầu Hs suy nghĩ trả lời.
-Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra vào những đại nào ?
-Thời gian diễn ra.
-Thời gian kết thúc cách dây bao nhiêu năm.
-Đặc điểm khái quát trong giai đoạn này.
-Ý nghĩa của giai đoạn Cổ kiến tạo đối với thiên nhiên Việt Nam
Gv diễn giảng cho biết giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong suốt 2 đại Cổ sinh và Trung sinh. Yêu cầu Hs xác định các kỷ và thời gian diễn ra giai đoạn này.
Sau khi Hs trả lời, Gv cho Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại kiến thức chính và ghi vào bảng.
Gv cũng có thể làm sẵn Phiếu học tập (kẻ sẵn bảng, ghi nôi dung cần điền vào Phiếu học tập). Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm, thảo luận rồi điều vào Phiếu học tập và trình bày ý kiến của nhóm mình. Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
Gv cần cho Hs thấy được :
-Thời gian diễn ra là 475 triệu năm.
-Kết thúc cách đây 65 triệu năm.
-Đặc điểm khái quát :
+Diễn ra trong thời gian khá dài.
+Có nhièu biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
+Lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
-Ý nghĩa của giai đoạn Cổ kiến tạo đối với thiên nhiên Việt nam : Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình.
3-Giai đoạn tân kiến tạo :
Phương pháp giống như mục 2. Khi chốt lại kiến thức, Gv cần chú ý :
-Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này là lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Hymalaya lmà tiêu biểu nhất là tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng – đỉnh núi cao nhất nước ta hiện nay. Các số liệu đo đạc hiện đại cho thấy các dãy núi Anpơ, Hymalaya, Hàng Liên Sơn vẫn tiếp tục được nâng lên.
-Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước có diện mạo và các đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
Mục tiêu
Thời gian
Hoạt động
Sản phẩm
3-Giai đoạn cổ kiến tạo
Nội dung : Nắm chắc được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn cổ kiến tạo.
Kỹ năng : Xác định được trên bản đồ các nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn cổ kiến tạo.
4-Giai đoạn tân kiến tạo :
Nội dung : Nắm chắc được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo.
Kỹ năng : Xác định được trên bản đồ các nơi diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn tân kiến tạo. Có khả năng nhận xét, so sánh giữa các giai đoạn và liên hệ với thực tế tại các khu vực ở nước ta.
-Gv diễn giảng cho biết giai đoạn cổ kiến tạo diễn ra trong suốt 2 đại Cổ sinh và trung sinh. Yêu cầu Hs xác định các kỷ và thời gian diễn ra giai đoạn này.
-Hs đọc đặc điểm thứ 2 của giai đoạn cổ kiến tạo và xác định những hoạt động địa chất điển hình tại các khu vực trên lãnh thổ nước ta
-Gv chứng minh về cơ bản lãnh thổ nước ta đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo.
-Gv diễn giảng cho biết giai đoạn tân kiến tạo diễn ra trong đại Tân sinh. Yêu cầu Hs xác định các kỷ và thời gian diễn ra trong giai đoạn này.
-Gv diễn giải về đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này là lãnh thổ Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi-Hymalaya.
-Gv chứng minh giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và các đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
-Bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua 2 đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm.
-Vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, diễn ra ở các khối thượng nguồn sống Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Komtum.
-Vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung Sinh, diễn ra ở các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các khối núi ở Cao Bằøng-Lạng Sơn-Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và các khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
-1 Số vùng trũng sụt lún được bồi đắp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh, Nông Sơn ở Quảng Nam, các đá cát kết, cuội kết màu đỏ xẫm ở khu vực Đông Bắc.
-Các hiện tượng đứt gãy, động đất có các loại đá macma xâm nhập và phun trào cùng các khoáng sản quý : đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.
-Bắt đầu từ kỷ Palêôgen cách đây 65 triệu năm, trải qua kỷ Nêôgen, kỷ đệ Tứ và kéo dài đến ngày nay.
-Giai đoạn diễn ra ngắùn nhất.
-Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
-Các quá trình địa mạo : hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp những đông bằng châu thổ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành.
-Điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong các quá trình phong hóa và hìnht hành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.
V-Thông tin bổ sung.
Khái quát về địa chất Việt Nam
1-Địa tầng.
Trên lãnh thổ Việt nam co mặt các thành tạo trầm tích và trầm tích nguồn núi lửa với thành phần thạch học, trình độ biến chất, nguồn gốc thành tạo và tuổi khác nhau thuộc Ackêozôi, Prôtêrôzôi, Mêsozôi, Kainôzôi.
Các phân vị địa tầng Việt Nam được mô tả theo các khu vực : Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc, Mường Tè, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các khu vực nói trên mang nội dung địa chất, không hoàn toàn trùng hợp các khu vực địa lý thường gọi.
Tại lãnh thổ Việt Nam và các vùng lân cận có các đơn vị cấu trúc – kiến tạo chính sau :
-Các khối vỏ lục địa tiền Cambri (khối Inđôxini, khối Hoàng Sa, khối Hoàng Liên Sơn).
-Miền cố kết Palêôzôi sớm – giữa (đới Việt Bắc, đới Tây Bắc Bộ, đới Đông Bắc Bộ).
-Miền cố kết Palêôzôi giữa – muộn Việt – Lào (đới Đà Nẵng – Sê Pôn, đới Trường Sơn, đới Hà Tiên – Campôt).
-Miền cố kết Mêsôzôi sớm Đông Dương (đới Nậm U, đới Srê Pôk, đới Tây Nam Bộ).
-Các miên trũng gối Mêsozôi (Rift sông Đà, Rift sông Hiến, Rift An Châu, Rift Sầm Nưa,Rift An Khê, Rift Tú Lệ, địa hào Hòn Gai – đại hào Bảo Đài, địa hào Nông Sơn, đới rìa đông Đà Lạt).
-Các trùng chồng Kainozôi (các trũng sông Hồ dọc các đứt gãy, các bồn tam giác châu và ven biển).
-Biển rìa Đông Việt Nam.
-Vành badan Kainozôi Tây Nguyên.
2-Macma.
Các thành tạo macma (xâm nhập, phun trào) trên lãnh thổ Việt Nam được phân chia ra 7 giai đoạn hoạt động chủ yếu : Ackêôzôi, Palêo – Mêsôprôterozôi, Neôprôterôzôi, Palêozôi sớm – giữa, Palêozôi muộn – Mêsôzôi sớm, Mêsôzôi muộn – Kainôzôi và Kainôzôi muộn.
Ngoài ra còn có các đại mạch chưa xác định được tuổi tuy có diện phân bố nhỏ nhưng có tiềm năng sinh khoáng rất lớn.
3-Khoáng sản.
Trên lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện được nhiều loại khoáng sản. Theo mục đích sử dụng chúng được chia thành các nhóm khoáng sản :
-Năng lượng : than antraxit, than nâu, đá phiến cháy, urani, thôri, dầu mỏ, khí tự nhiên.
-Sắt, hợp kim sắt : sắt, crôm, côban, mangan, môlipđen, niken, vônfram.
-Kim loại cơ bản : antimon, đồng, chì, kẽm, thiếc, thủy ngân, asen.
-Kim loại nhẹ : nhôm, beri, titan.
-Kim loại quý : vàng, bạc, platin.
-Kim loại hiếm : tantan – niobi, đất hiếm, zircon.
-Hóa chất, phân bón : apatit, barit, florit, phốtphorit, piric, than bùn.
-Sứ, gốm, thủy tinh chịu lửa, bảo ôn : sét gốm, đôlômit, fenspat, quaczic, manêsit, cao lanh, cát thủy tinh, điatômit, đisten, sinimanit.
-Vật liệu xây dựng : sét gạch ngói, sét ximăng, cát xây dựng, cuội sỏi, đá phiến lợp, đá vôi ximăng, đá ốp lát.
-Nguyên liệu kỹ thuật : graphit, tan, asbet, muscovit, bentonit, thạch anh.
(Theo : Tài nguyên khoáng sản Việt nam – Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000)
File đính kèm:
- Bai 5.doc