Giáo án Địa lý lớp 12 bài 54: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

BÀI 54.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ

I/ Mục tiêu

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý số liệu để rút ra các nhận xét theo yêu cầu cho trước.

 - Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo ngắn.

 - Củng cố kiến thức đã học về Đông Nam Bộ

II/ Phương tiện dạy học

 - Các biểu đồ.

 - Những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về công nghiệp dầu khí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 54: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN BÀ RỊA – VŨNG TÀU BÀI 54. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ --- –µ— --- I/ Mục tiêu - Rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý số liệu để rút ra các nhận xét theo yêu cầu cho trước. - Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo ngắn. - Củng cố kiến thức đã học về Đông Nam Bộ II/ Phương tiện dạy học - Các biểu đồ. - Những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về công nghiệp dầu khí. III/ Nội dung dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG Ü HĐ 1: Yêu cầu học sinh xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt ở BT Ü HĐ 2: Giáo viên cho học sinh nắm được vai trò của Công nghiệp dầu khí. - “Vàng đen” : Vai trò của CN dầu khí đối với nền KT-XH. - Nâng cao thu nhập từ ngành dầu khí. Ü HĐ 3: Giáo viên gọi các nhóm học sinh trình bày về tư liệu của ngành CN dầu khí mà học sinh đã tìm hiểu ở nhà qua các địa chỉ: - www.petrovietnam.com.vn (TCTDKVN) - www.vneconomy.com.vn (TBKT) - www.laodong.com - www.dddn.com ... + Tiềm năng dầu khí. + Sự phát triển của CN khai thác, chế biến dầu khí. (Chia lớp thành 4 nhóm n/c 2 vấn đề trên: Mỗi vấn đề 2 nhóm. Một nhóm trình bày, một nhóm bổ sung) - Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những ý chính cần viết trong báo cáo . - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm vị trí của các mỏ dầu khí trên bản đồ, hoặc Atlát địa lý. - Trong các bản đồ trầm tích đó, bể nào có trữ lượng lớn nhất? Dựa vào bảng số liệu 54.1 (227): Cho biết : Sản lượng dầu khí của nước ta từ 1986 – 2005 : tăng hay giảm? bao nhiêu lần? năm nào vượt ngưỡng 10 triệu tần? - GV cho học sinh nhìn biểu đồ sản lượng dầu thô đã vẽ sẵn theo bảng số liệu. - Hãy cho biết hiện nay nước ta đã có những dự án nhà máy lọc dầu nào? Từ sản phẩm của khí đốt nước ta còn xây dựng những nhà máy nào nữa? - Công nghiệp dầu khí đã ảnh hưởng (tác động) như thế nào đến nền kinh tế khu vực Đông Nam Bộ. Vấn đề phát triển CN dầu khí ở Đông Nam Bộ đặt ra chú ý gì cho vùng? Ü HĐ 4: GV: hướng dẫn lập công thức tính : HS : Theo hoạt động cặp tính và báo cáo - GV hướng dẫn HS lập công thức tính : - GV: hướng dẫn HS nhận xét (Rút ra từ Bảng 3) (Rút ra từ Bảng 2) I/ Viết báo cáo về phát triển CN dầu khí ở Đông Nam Bộ * Tầm quan trọng : - Là nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Đem lại thu nhập cao cho người dân. - Ngày càng quý khi nguồn tài nguyên này ngày càng sụt giảm. 1/ Tiềm năng dầu khí của vùng - Theo petro Việt Nam, ngày 12-07-2008. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam có thể đạt tới 2.200 tỉ m3. - Bao gồm : 4 bể trầm tích. + Bồn trũng Cửu Long 4 mỏ : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen – Sư Tử Vàng. + Thềm lục địa Tây Nam : Bungga – Kkwa, Cái nước: Bunga – inkid, Raya – Seroja... (có trữ lượng lớn nhất). + Bồn trũng Nam Côn Sơn : Đại Hùng, Lan Tây – Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi... + Bồn trũng sông Hồng : Khí tiền Hải, Trà Lý ... 2/ Sự phát triển của CN dầu khí a/ Khai thác : - Từ 1986 – 2005: Sản lượng dầu thô của nước ta không ngừng tăng lên từ 40 ngàn tấn (1986) vượt ngưỡng 10 triệu tấn 1998 và đạt 18519 ngàn tấn năm 2005. Như vậy 1986 ® 2005: sản lượng dầu thô tăng: 462 lần. - Mỗi ngày nước ta khai thác được 35 vạn thùng dầu thô, 17 triệu tấn m3 khối khí. - Doanh thu mỗi năm đạt 8,3 tỉ USD. - Việt Nam đứng thứ 6 trong 15 nước khai thác dầu khí ở Châu Á – Thái Bình Dương (Sau Trung Quốc, Inđônêxia, Malaysia, Brunây, Oxtrâylia) b/ Chế biến dầu khí : - Nhà máy lọc dầu Dung Quất (1/2009 sẽ hoạt động) - Quảng Ngãi. - Dự án Nhà máy lọc dầu : Tĩnh Gia – Thanh Hoá. - Dự án khí - điện – đạm Cà Mau : Phân đạm 80 vạn tấn năm (GĐ1); 2 triệu tấn năm (GĐ2), điện Cà Mau: 750MW. - Phân đạm Phú Mỹ : 74,1 vạn tấn/năm. - Nhà máy điện Phú Mỹ : 3.859MW cung cấp 23 tỉ Kwh/năm. c/ Ảnh hưởng của CN dầu khí đối với Đông Nam Bộ: - Tăng cường cơ sở năng lượng, phát triển CN hoá dầu. Tạo điều kiện cho CN của vùng phát triển đa dạng và bền vững. - Nâng cao thu nhập ® nâng cao mức tiêu thụ của người dân. µ Chú ý vấn đề môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến các ngành đặc biệt là du lịch. II/ Nhận xét bảng số liệu 1/ Tính cơ cấu giá trị SXCN phân theo thành phần kinh tế của cả nước và ĐNB năm 1995 và 2005 - Cơ cấu giá trị SXCN theo TPKT của cả nước 1995 và 2005 Bảng 1 : Đvị % 1995 2005 Cả nước - Tổng số 100 100 + CN Nhà nước 50,3 33,9 + CN ngoài Nhà nước 24,6 28,8 + Kvực có vốn nước ngoài 25,1 37,3 Của ĐNB (Bảng 2) Đvị % 1995 2005 Cả nước - Tổng số 100 100 + CN Nhà nước 38,8 24,1 + CN ngoài Nhà nước 19,7 23,4 + Kvực có vốn nước ngoài 41,5 52,5 2/ Tính tỉ trọng của vùng ĐNB trong CN cả nước và trong từng TPKT, năm 1995 và 2005 (Bảng 3) Đvị% 1995 2005 Cả nước - Tổng số 48,9 47,9 + CN Nhà nước 37,7 34,1 + CN ngoài Nhà nước 39,1 38,9 + Kvực có vốn nước ngoài 80,8 67,5 3/ Nhận xét a/ Vị trí của ĐNB trong cả nước. - ĐNB có tỉ trọng CN lớn nhất so với các vùng trong cả nước là 48,9% (1995) và 47,9% (2005) - Các khu vực CN của ĐNB cũng chiếm tỉ trọng rất lớn trong các KVCN của cả nước đặc biệt là CN có vốn đầu tư nước ngoài. b/ Trong khu vực ĐNB - KVCN có vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng nhất chiếm 41,5% (1995) và tăng lên 52,5% )2005). - Khu vực ngoài nhà nước đứng thứ 2: Chiếm 19,7% (1995) tăng lên 23,4% (2005) - Khu vực CN nhà nước giảm từ 38,7% (1995) xuống 24,1% (2005). IV/ Đánh giá - Học sinh nhắc lại các kiến thức cần đạt trong báo cáo. - Các công thức tính. V/ Hoạt động nối tiếp - Hoàn thành bải thực hành ở nhà. - Xem trước bài 55.

File đính kèm:

  • docBai 54.doc