Bài 56: VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò to lớn của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
- Phân tích được khả năng và thực trạng sản xuất lương thực (lúa) cũng như thực phẩm (từ chăn nuôi, thủy sản) của vùng đồng bằng này.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích thế mạnh về tự nhiên đối với ngành trồng lúa, chăn nuôi và thủy sản trên bản đồ giáo khoa treo tường (tự nhiên, kinh tế Việt Nam ) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; vùng trồng lúa, các ngư trường của vùng.
- Phân tích số liệu, xây dựng các biểu đồ gắn với nội dung bài học
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 56: Vấn đề lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 56: VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò to lớn của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
- Phân tích được khả năng và thực trạng sản xuất lương thực (lúa) cũng như thực phẩm (từ chăn nuôi, thủy sản) của vùng đồng bằng này.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích thế mạnh về tự nhiên đối với ngành trồng lúa, chăn nuôi và thủy sản trên bản đồ giáo khoa treo tường (tự nhiên, kinh tế Việt Nam) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; vùng trồng lúa, các ngư trườngcủa vùng.
- Phân tích số liệu, xây dựng các biểu đồ gắn với nội dung bài học.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí tự nhiên Việt Nam, Kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Số liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
- Tranh ảnh, băng hình về nguồn lực tự nhiên và tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Khởi động: GV cho học sinh xem một số hình ảnh về hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL (cánh đồng lúa ở Vĩnh Long, nuôi cá bè trên sông Tiền, sông Hậu ở An Giang, nuôi vịt đàn ở Đồng Tháp)
Dẫn nhập
Giới thiệu cấu trúc bài:
Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò ý nghĩa của việc sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSCL.
Hình thức: cả lớp
GV: đưa bảng số liệu về sản xuất LTTP năm 2005:
Chỉ tiêu
Cả nước
ĐBSCL
Diện tích lúa
(nghìn ha)
7392
3826
Sản lượng lúa
(triệu tấn)
37
19
Sản lượng thủy sản (triệu tấn)
3.47
1.85
Lượng gạo xuất khẩu (triệu tấn)
4.5
4.0
Yêu cầu HS tính tỉ trọng của ĐBSCL so với cả nước về các chỉ tiêu từ đó rút ra vị trí của ĐBSCL trong sản xuất LTTP.
Hoạt động 2: (Nhóm,cặp)
Tìm hiểu về vấn đề sản xuất lương thực và thực phẩm ở ĐBSCL
Bước 1: Chia lớp thành 4 tổ. GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho từng cặp tổ, phát phiếu học tập, cho HS làm việc theo cặp đôi. .
+ Tổ 1, 2 tìm hiểu về vấn đề sản xuất lương thực (phiếu học tập 1).
+Tổ 3, 4 tìm hiểu về vấn đề sản xuất thực phẩm. (phiếu học tập2).
Bước 2:
Mời đại diện nhóm tổ 1, 2 trình bày kết quả – cả lớp góp ý.
Bước 3: GV dựa trên phần tìm hiểu của HS và dựa vào H 56.1; H.56.2 chuẩn kiến thức. HS ghi bài vào phiếu học tập.
Hoạt động 3 (cả lớp)
Bước 1: Mời đại diện nhóm tổ 3,4 trình bày kết quả – cả lớp góp ý.
Bước 2: GV dựa trên phần tìm hiểu của HS và dựa vào H 56.3 chuẩn kiến thức. HS ghi bài vào phiếu học tập.
(chú ý khi học sinh trình bày GV cho HS sử dụng bản đồ vùng, bản đồ Việt Nam và các biểu đồ để chứng minh).
1. Vai trò ý nghĩa của vấn đề LTTP ở ĐBSCL:
- ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 của cả nước về sản xuất LTTP.
- Luôn chiếm trên ½ giá trị sản lượng lương thực thực phẩm và thủy sản của cả nước.
- Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đây không những có ý nghĩa với cả nước mà còn mang ý nghĩa quốc tế.
2. Khả năng và thực trạng sản xuất lương thực:
a. Khả năng:
- Thuận lợi:Đất đai, khí hậu, nguồn nước, các nhân tố khác
- Khó khăn:
b. Thực trạng sản xuất:
- Diện tích cày lương thực
- Diện tích lúa
- Cơ cấu mùa vụ
- Năng suất
- Sản lượng
- Phân bố
- Tiềm năng
c. Định hướng:
- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
3. Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm:
a. Khả năng:
- Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng
- Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt
- Nguồn thức ăn phong phú
b. Thực trạng:
- Sản xuất thủy sản:
+ Sản lượng
+ Phân bố
- Chăn nuôi:Trâu bò, lợn, gia cầm
c. Những vấn đề cần quan tâm:
- Bảo vệ rừng, môi trường sinh thái
IV. Đánh giá:
Hoạt động 4: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Năng suất lúa của ĐBSCL còn thấp hơn ĐBSH rất nhiều. nguyên nhân chính là do:
A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi bằng
B. Chịu tác động của thiên tai nhiều hơn
C. Trình độ của người nông dân chưa cao bằng
D. Hệ số sử dụng đất còn thấp hơn
Câu 2: Đây là tỉnh của ĐBSCL không giáp biển nhưng lại có ngành thủy sản rất phát triển:
A. Kiên Giang
B. Cà Mau
C. An Giang
D. Bến Tre
Câu 3: Vụ lúa có vai trò quan trọng nhất ĐBSCL là:
A. Hè thu
B. Xuân hè
C. Mùa
D. Đông xuân
Câu 4: Có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho sản xuất lúa ở ĐBSCL là:
A. Vùng thượng châu thổ
B. Vùng hạ châu thổ
C. Vùng đồng bằng ở rìa châu thổ
D. Vùng nằm giữa và 2 bên sông Tiền, sông Hậu.
V. Hoạt động tiếp nối:
HS trả lời câu hỏi số 2 (SGK
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 56
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp Atlat địa lí Việt Nam, các kênh hình và kênh chữ ở sách giáo khoa. Hoàn thành phiếu số 1 và 2 ( HS dùng phiếu này ghi bài học)
Phiếu số1: Hãy trình bày vấn đề sản xuất lương thực ở ĐBSCL
Khả năng
Thực trạng sản xuất
Định hướng
(nêu những thuận lợi và khó khăn )
(Tình hình sản xuất và phân bố)
Phiếu số 2: Hãy trình bày vấn đề sản xuất lương thực ở ĐBSCL
Khả năng
Thực trạng
Vấn đề cần lưu ý
(những thuận lợi và khó khăn)
(Tình hình sản xuất và phân bố các bộ phận sản xuất thực phẩm)
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phiếu số 1:Vấn đề sản xuất lương thực ở ĐBSCL
Khả năng
Thực trạng sản xuất
Định hướng
- Thuận lợi:
+ Quy mô diện tích lớn nhất (¾ diện tích tự nhiên của vùng; 1/3 diện tích đất nông nghiệp cả nước)
+ Các thế mạnh khác đều vượt trội
Đất phù sa, khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp cho việc trồng lúa)
- Khó khăn:
+ nhiễm phèn, nhiễm mặn
+ Sự chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác
.
- Diện tích cày lương thực: 4 triệu ha, chiếm 46% DT cả nước
- Diện tích lúa: gần 51% cả nước
- Cơ cấu mùa vụ: 2 vụ chính (hè thu, đông xuân)
- Năng suất: 50,4 tạ/ ha
- Sản lượng: 17-19 tr tấn, vượt >1/2 sl cả nước
- Phân bố: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An
- Tiềm năng chưa khai thác hết:
+ ruộng trồng 2,3 vụ còn ít
+ đất hoang hóa còn nhiều
- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến
Phiếu học tập số 2:Hãy trình bày vấn đề sản xuất thực phẩm ở ĐBSCL
Khả năng
Thực trạng
Vấn đề cần lưu ý
- Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng
- Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt
- Nguồn thức ăn phong phú
- Sản xuất thủy sản:
+ Sản lượng: 1,7-1,8 tr tấn, chiếm hơn 1/2 sản lượng cả nước
+ Phân bố: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang
- Chăn nuôi:
+ bò:50 vạn con;Trà Vinh,
Bến Tre, An Giang
+ lợn: 3,7-3,8 tr con. Phân bố đều khắp
+gia cầm:
- Bảo vệ rừng ngập mặn, môi trường sinh thái
File đính kèm:
- Bai 56.doc