ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
Bài 7
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức.
- Biết được đặc điểm chung của địa hinh Việt Nam: đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.
2. Về kĩ năng.
Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
Bài 7
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức.
- Biết được đặc điểm chung của địa hinh Việt Nam: đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.
2. Về kĩ năng.
Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆB DẠY HỌC.
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Át lát địa lí VN.
- Hình ảnh về cảnh quan đồi núi VN.
- Phiếu học tập.
III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý.
Địa hình Việt Nam có 4 đặc điểm:
+ Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
+ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
1. Địa hình đồi núi là một bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi . Địa hình đồi núi phân bố nhiệt ẩm, sự hình thành thổ nhưỡng, sự phân bố động thực vật và là nhân tố góp phần tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên nước ta, có ảnh hưởng lớn dến sự phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
2. Hướng tây bắc – đông nam: là hướng nghiệng chung của địa hình Việt Nam, hướng của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường sơn và các hệ thống sông lớn.
Ngoài ra, còn có hướng vòng cung của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Nam Trường sơn.
3. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực:
- Khu vực núi:
Phân hóa phức tạp:gồm 4 vùng núi chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường sơn và Nam Trường sơn. Bốn vùng núi trên có sự khác biệt về độ cao và hướng sắp xếp các mạch núi, thung lũng sông và là hệ quả của lịch sử phát triển kiến tạo khác nhau giữa các vùng.
+ Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ và rìa châu thổ Bắc Bộ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.
Bước 1:
HS quan sát lược đồ địa lí VN và Atlat Địa lí VN để trả lời một số câu hỏi sau:
- Cho biết các dạng địa hình chủ yếu của nước ta.
- Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
- Hướng nghiêng chung của địa hình.
- Hướng chính của các dãy núi.
Bước 2: GV cho HS tìm hiểu.
Bước 3: GV gọi HS trả lời.
Bước 4: GV nhận xét và rút ra 4 đặc điểm chung của địa hình VN.
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
+ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Và GV nhấn mạnh những đặc điểm này đã góp phần vào sự phân hóa của thiên nhiên và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất đai.
Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích , núi cao trên 2.000m chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam.
+ Hướng vòng cung.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (làm việc theo nhóm)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, làm việc theo nội dung phiếu học tập:
Vùng núi
Vị trí
Đặc điểm chính
Đông Bắc
- Hướng nghiêng chung.
- Độ cao địa hình.
- Các cánh cung núi, các thung lũng sông.
_ Các đỉnh núi cao trên 2000m.
Tây Bắc
Bắc Trường Sơn
Nam Trường Sơn
Bước 2: GV cho HS dựa vào Atlat địa lí VN và lược đồ và SGK để thảo luận.
Bước 3: GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV có thể cho HS dựa vào bảng vừa trình bày để so sánh địa hình của vùng núi (Đông Bắc với Tây Bắc; Bắc Trường Sơn với Nam Trường Sơn để tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau. GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG 3: tìm hiểu địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:
Bước 1:
HS quan sát lược đồ địa lí VN và Atlat Địa lí VN để tìm bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, dải đồi trung du ở rìa phía đồng bằng sông Hồng, để từ đó HS nhận thấy sự đa dạng của địa hình khu vực đồi núi.
Bước 2: GV cho HS tìm hiểu.
Bước 3: GV gọi HS trả lời.
Bước 4: GV nhận xét và rút ra kết luận.
2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH.
a. Khu vực đồi núi.
* Địa hình núi chia thành 4 vùng:
- Vùng núi Đông Bắc: Hướng nghiêng: tây bắc – đông nam, có 4 dãy núi và các sông hình cánh cung. Dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, chụm đầu ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía Đông, các sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình).
- Vùng núi Tây Bắc: địa hình cao nhất nước ta, với 3 dãy núi lớn cùng hướng tây bắc – đông nam: dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Pu Den Đinh, Pu Sam Sao, nằm giữa các dãy núi này là các dãy núi thấp xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Giữa các dãy núi là các sông Đà, sông Mã, sông Chu chảy cùng hướng núi.
- Vùng núi Bắc Trường sơn:
Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, hướng nghiêng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy song song, so le, địa hình vùng này nâng cao ở hai đầu.
- Vùng núi Nam Trường sơn:
+ Gồm các khối núi cao Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ với đỉnh cao trên 2000m, nghiêng về phía đông.
+ Nhiều cao nguyên: độ cao trung bình từ 500m – 1000m.
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bề mặt có đất phù sa cổ ( độ cao 100m) và đất badan (độ cao 200m).
- Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
V. ĐÁNH GIÁ.
CÂU 1: EM HÃY CHO BIẾT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH NƯỚC TA.
Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất đai, Đồng bằng chiếm ¼ diện tích.
Hướng địa hình: Tây bắc – đông nam và Hướng vòng cung.
Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực:
CÂU 2 : Địa hình núi có ở các vùng nào?
+ Vùng Đông Bắc.
+ Vùng Tây Bắc.
+ Vùng Bắc Trường sơn.
+ Vùng Nam Trường sơn.
CÂU 3: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du có ở các vùng nào?
Bán bình nguyên có ở Đông Nam Bộ.
Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc đồng bằng sông Hồng và hẹp dần cho tới đồng bằng ven biển miền Trung.
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP.
Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài 8, đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
--------------
File đính kèm:
- Bai 7.doc