Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 1 - Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

 Tiết 1 - Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần

1. Kiến thức:

 -Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT-XH.

 - Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta.

 - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước, của các thành phần kinh tế,t ỉ lệ hộ nghèo của cả nước.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 12 Tiết 1 - Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn10/08/2013. Ngày dạy15/08/20013 Tiết 1 - Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức: -Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT-XH. - Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước, của các thành phần kinh tế,t ỉ lệ hộ nghèo của cả nước. - Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức. - Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới. 3. Thái độ Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. 4.Liên hệ thực tiễn địa phương về những thành tựu của công cuộc đổi mới. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tự tin: HĐ1và HĐ2 . -Giao tiếp:Phản hồi-lắng nghe tích cực, trình bày,suy nghĩ, ý tưởng về đường lối Đổi mới & hội nhập phát triển KT-XH đất nước. -Tư duy:Tìm kiếm và sử lí thông tin, suy ngẫm-hồi tưởng, liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD để thấy được sự đổi mới trong phát triển KT-XH đất nước. III.CÁC PHƯƠNG PHÁP–KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Tái hiện, phát vấn. -Suy nghĩ-thảo luận, cặp đôi-chia sẻ. -Nhóm nhỏ. -Sơ đồ tư duy. IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.Các biểu đồ, bảng số liệu có liên quan. - Một số hình ảnh, tư liệu, video...về các thành tựu của công cuộc Đổi mới - Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực . V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : A/Ổn định lớp. (Thời gian 1 phút) B/Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập của HS (Thời gian 2 phút) C/Bài mới.GV:Vẽ trục biểu diễn thời gian (lấy năm 1986 làm mốc) và yêu cầu HS nêu các sự kiện lịch sử và đặc trưng nền KT -XH của nước ta gắn với các năm 1945,1975. 1945 1975 1986 1989 1995 2013 GV nêu vấn đề:Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền KTnước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, KT-XH và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động l: Tìm hiểu về bối cảnh công cuộc Đổi mới nền KT-XH VN. Hình thức: Cả lớp. Thời gian 5 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về hậu quả của chiến tranh. Bước 1:GV yêu cầu HS: Đọc SGK mục l.a và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết bối cảnh nền KT-XH nước ta trước khi tiến hành Đổi mới? -Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta. Bước2: HS trả lời,HS khác nhận xét,bổ sung. (Tình hình chính trị những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80của thế kỉ XX) GV:Chuẩn kiến thức, -Lạm phát có thời kì luôn ở 3 con số. Chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. Năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới. HĐ2:Tìm hiểu diễn biến và xu thế Đổi mới ở nước ta. Hình thức: Cặp. Thời gian 3 phút Phương pháp : suy nghĩ, thảo luận. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về xu thế đổi mới. Công cuộc Đổi mới trên đất nước ta diễn ra như thế nào? Bước 1 : GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoán 100 và 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). Khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1998, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ).Sau đó sang lĩnh vực CN và DV. Bước 2: GV đặt câu hỏi (Xem phiếu học tập 1phần phụ lục). HS trao đổi theo cặp. Bước 3: HS đại diện trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. *Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước ta những thành tựu to lớn. HĐ3:Sau 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, nền KT-XH nước ta đã thu được những thành tựu gì? Hình thức: Nhóm. Thời gian 10 phút Phương pháp :thảo luận, chia sẻ. Tư liệu: SGK Đồ dùng: Một số hình ảnh, tư liệu, video...về các thành tựu của công cuộc Đổi mới. Các biểu đồ, bảng số liệu có liên quan Bước1:GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Các nhóm chuẩn bị trong 5 phút. (Xem phiếu học tập 2 phần phụ lục). Nhóm 1: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. Ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát. -Nhóm 2 Dựa vào bảng số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta, hãy rút ra nhận xét. -Nhóm 3: Dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực KT, hãy nhận xét.Cho ví dụ thực tế. Nhóm 4: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 - 2004. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày trong 2 phút, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. GV cho HS quan sát tranh ảnh về kết quả của công cuộc Đổi mới và chỉ trên bản đồ Kinh tế Việt Nam (Các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.) HĐ4: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta .Hình thức:Theo cặp. Thời gian 13 phút Phương pháp : thảo luận ,chia sẻ. Tư liệu: SGK Đồ dùng: biểu đồ,tranh ảnh về sự hội nhập quốc tế và khu vực Bước1: GV đặt câu hỏi. Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có tác động như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được. -Bước2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước3: GV đặt câu hỏi- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực . Bước4: HS trả lời, các HS khác nhận xét. Bước5: GV chuẩn kiến thức. -Thời cơ:Tranh thủ được các nguồn lưc bên ngoài(vốn,công nghệ,thị trường). Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới; Nguy cơ khủng hoảng; Khoảng cách giàu nghèo tăng. . .Giữ gìn bản sắc VH,truyền thống dân tộc) HĐ5: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Hình thức: Cá nhân. Thời gian 3 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh vè bảo vệ môi trường Bứơc1: GV đặt câu hỏi- Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta. Bước2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước3: GV chuẩn kiến thức. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. HĐ6: Liên hệ thực tiễn địa phương về những thành tựu của công cuộc đổi mới Hình thức: Cá nhân Thời gian 1 phút Phương pháp : tái hiện, phát vấn. Tư liệu: SGK Đồ dùng: tranh ảnh về thành tựu đổi mới của Hải Phòng. -Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến hình thành các khu CN - Đời sống nhân dân được cải thiện. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài I. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội a. Bối cảnh -Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu laị chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. -Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp. -Nền KT Nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát trầm trọng -Những đường lối chính sách cũ không còn phù hợp với tình hình mới. Để thay đổi bộ mặt KT cần phải đổi mới. b. Diễn biến - Được manh nha từ năm 1979. -Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng cộng sản VN lần thứ VI năm1986 với 3 xu thế chính: + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu - Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005). - Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Đời sống nhân dân được cải thiện. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a. Bối cảnh - Thế giới: Xu hướng Toàn cầu hoá, khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, là xu thế tất yếu hiện nay +Cơ hội : +Thách thức: - Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ(1995),Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-TBD(APÉC), thành viên WTO(01/2007). b. Thành tựu -GDP có bước tăng trưởng nhanh cả tổng số và tất cả các thành phần kinh tế. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI,FPI) - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường,an ninh khu vực. - Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới. 3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới - Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường. - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức. - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyênm môi trường. - Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục. VI. ĐÁNH GIÁ : (Thời gian 6 phút) Em hãy xây dựng sơ đồ và đặt một số câu hỏi của nội dung bài học. Hãy phân loại các câu hỏi sau theo các dạng (Trình bày, chứng minh, giải thích, so sánh,vận dụng) và lập dàn ý trả lời. *Đối với HS trung bình: 1.Tóm tắt nội dung chính của bài học bằng sơ đồ. (Trình bày) 2.Hãy tìm dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. (Chứng minh) 3.Trình bày hoàn cảnh ra đời của công cuộc đổi mới KT-XH ở nước ta.(Trình bày) 4.Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.(Trình bày) 5. Hãy ghép đôi các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải: 1. Năm 1975 A. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội 2. Năm 1986 B. Gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì 3. Năm 1995 C. Đất nước thống nhất. 4. Năm 1997 D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. 5. Năm 2007 E. Khủng hoảng tài chính ở châu A . *Đối với HS khá giỏi: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? (Trình bày) -Bối cảnh: Tình hình QT diễn biến hết sức phức tạp (nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công. Liên Xô –thành trì của phe XHCN tan rã, nhiều nước XHCN khác chuyển đổi nền KT và đường lối phát triển ..) -Ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới của nước ta: +Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có lựa chọn nào khác . +Nước ta học tập được kinh nghiệm của các nước để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc đổi mới của nước ta đến thành công. VII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (Thời gian 1 phút) 1.Học bài . 2.Sưu tầm tài liệu về thành tựu trong công cuộc Đổi mới KT-XH và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, trên quê hương hay khu phố em. 3.Đọc bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam. VIII:PHỤ LỤC Phiếu học tập1*Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1.b, kết hợp với hiểu biết của bản thân,en hãy: a/Điền các xu thế đổi mới của VN từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cột . b/Dùng gạch nối cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp . Các xu hướng Đổi mới Kết quả nổi bật Hàng hoá VN có mặt ở nhiều nước trên TG Dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra Chính phủ đã ban hành nhiều cơchế,chính sách khuyến khích khu vực KT tư nhân đầu tư phát triển SX kinh doanh. Kết quả nổi bật Hàng hoá VN có mặt ở nhiều nước trên TG Dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế,chính sách khuyến khích khu vực KT tư nhân đầu tư phát triển SX kinh doanh. Các xu hướng Đổi mới Dân chủ hoá đời sốngKT-XH Phát triển nền KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướnh XHCN Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên T Phiếu học tập2 Nhóm 1: Dựa vào biểu đồ H1.1chỉ số giá tiêu dùng nước ta: hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. Ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát *Để hiểu ý nghĩa con số lạm phát này GV nêu VD cùng 1số tiền nếu đầu năm mua được 5 cuốn vở thì cuối năm chỉ mua được 1 cuốn .Hoặc đầu năm nếu bán 5 con gà thì số tiền đó đến cuối năm chỉ mua được 1 con gà.. -Giai đoạn 1986 -1989 luôn ở mức 3 con số, đặc biệt 1986 đạt gần 500%. -Giai đoạn 1990-1992 chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống mức 2 con số. -Từ 1996 đến nay chỉ số giá tiêu dùngcơ bản được kiềm chế ở mức 1 con số.Thậm chí 2 năm 2000 và 2001 có mức tăng chỉ số giá tiêu dùng là âm. Nhóm 2:Dựa vào bảng số liệu-Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta (ĐV:%) Năm 1975-1980 1988 1995 1999 2005 Tốc độ tăng 0,2 6,0 9,5 4,8 8,4 -Năm 2005 so với năm (1975-1980) tăng 8,2%(tăng 42 lần), -Năm 1999 tăng 4,8% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. -Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH Nhóm 3:Dựa vào biểu đồ:(Át lát trang 17) -Năm 1990 tỉ trọng khu vực N-L-N nghiệp chiếm cao nhất.Năm2008 đã thay đổi ngược lại -Tỉ trọng khu vực N-L-Nnghiệp giảm...-Tỉ trọng khu vực CN-DV ngày càng tăng... . Biểu đồ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Việt Nam (ĐV:%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1990 1991 1995 2002 2005 2008 Năm % 38.7 40.5 27.2 23.0 21.0 22.2 22.7 23.8 28.8 38.5 41.0 39.8 38.6 35.7 44.0 38.5 38.0 38.0 Dịch vụ Công nghiệp-xây dựng Nông nghiệp Nhóm 4:Trước tiên GV giải thích chuẩn đói nghèo do tổng cục thống kê và ngân hàng Thế giới phối hợp đưa ra dựa trên thu nhập của người dân. +Ở mức thấp là ngưỡng nghèo lương thực-thực phẩm ứng với thu nhập và chi tiêu để đảm bảo 2100 ca lo mỗi này cho một người +Ngưỡng nghèo chung khi thu nhậo và chi tiêu đủ đáp ứng nhu cầu lương thực -thực phẩm và phi lương thực. -Qua bảng số liệu ta thấytừ1993-2004 : +Tỉ lệ ngèo chung giảm từ 58,1% xuống 19,5%(giảm 3 lần) +Tỉ lệ nghèo lương thực giảm từ 24,9% xuống 6,9%(giảm 3,6 lần) IX.RÚT KINH MGHIỆM: ............................. .

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 12Bai 1.doc
Giáo án liên quan