I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Phân biệt và trình bày hai khái niệm: thời tiết và khí hậu
- Biết được nhiệt độ của không khí
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
2. Kĩ năng: Biết đo, tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm
3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Hình 48 ,49 sgk
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1.6A2.6A3.
6A4.6A5.6A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày vị trí, đặc điểm tầng đối lưu ?
- Dựa vào đâu có sự phân loại khối khí nóng, lạnh, đại dương và khối khí lục địa?
3. Bài mới:
Khởi động: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là việc hết sức cần thiết. Để nghiên cứu được thời tiết và khí hậu chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: to, gió, mưa. Hôm nay thầy và các em tìm hiểu bài 18
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 10/01/2014
Tiết 22 Ngày dạy: 13/01/2014
BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- Phân biệt và trình bày hai khái niệm: thời tiết và khí hậu
- Biết được nhiệt độ của không khí
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
2. Kĩ năng: Biết đo, tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm
3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Hình 48 ,49 sgk
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày vị trí, đặc điểm tầng đối lưu ?
- Dựa vào đâu có sự phân loại khối khí nóng, lạnh, đại dương và khối khí lục địa?
3. Bài mới:
Khởi động: Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là việc hết sức cần thiết. Để nghiên cứu được thời tiết và khí hậu chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: to, gió, mưa. Hôm nay thầy và các em tìm hiểu bài 18
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1: (Cá nhân)
Phân biệt được khái niệm thời tiết, khí hậu
*Bước 1:
- Dự báo thời tiết hàng ngày nói về nội dung gì?
Thông báo ngày mấy lần ? Ví dụ?
- Thời tiết là gì?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Cho biết sự khác nhau cơ bản của thời tiết giữa mùa đông và mùa hè ở miền Bắc nước ta?
- Thời tiết mùa đông của các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi. GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 2:
- Khí hậu là gì?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Khí hậu và thời tiết khác nhau như thế nào?
- HS so sánh. Gv chuẩn xác kiến thức.
2. Hoạt động 2: (Cá nhân)
Biết được nhiệt độ không khí, cách đo tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm
*Bước 1: Hs đọc sgk và cho biết:
- Nhiệt độ không khí là gì?
*Bước 2:
- Muốn biết nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ gì để đo? (Dùng nhiệt kế)
- Vì sao khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế trong bóng râm cách mặt đất 2m? (Đo to thực của không khí)
- Cách tính nhiệt độ trung bình ngày? tháng? năm?
(Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo
Nhiệt độ tb tháng = tổng nhiệt độ tb của các ngày trong tháng chia cho số ngày.
Nhiệt độ tb năm = tổng nhiệt độ tb 12 tháng chia cho 12.)
Vd: sgk
3. Hoạt động 3: (Cặp) Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
*Bước 1:
- Tại sao những ngày hè người ta thường ra biển nghỉ và tắm mát?
- Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
GV: Miền gần biển và miền sâu trong lục địa sẽ có khí hậu khác nhau -> Sự khác nhau đó sinh ra 2 loại khí hậu: KH lục địa, KH đại dương
*Bước 2:
- Quan sát H48 nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao? giải thích?
Gv: Hướng dẫn HS tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm H48
*Bước 3:
- Quan sát H49 nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ?
(Ở xích đạo quanh năm có ánh sáng mặt trời chiếu mạnh hơn các vùng có vĩ độ cao )
1. Thời tiết và khí hậu
Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian nhất định.
Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật
2. Nhiệt độ không khí :
Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí
3. sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển:
- Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:
- Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao
4. Đánh giá:
- Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
- Người ta đã tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu hs về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1,3,4 sgk
- Xem trước bài 19: Khí áp và gió trên trái đất
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...........
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_6_bai_18_thoi_tiet_khi_hau_va_nhiet_do_kh.doc