Giáo án Địa lý lớp 7 bài 19: Môi trường hoang mạc

Chương III

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Bài 19

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Xác định được vị trí các hoang mạc trên thé giới.

-Nắm được đặc điểm của môi trường hoang mạc, cách thích nghi của động vật, thực vật ở MT hoang mạc.

-Phân tích được các biểu đồ khí hậu và mô tả được cảnh quan hoang mạc qua ảnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 19: Môi trường hoang mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11- Tiết 21 Chương III MôI trường hoang mạc. hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc Bài 19 MôI trường hoang mạc Ngày soạn: 20 / 10 2007 Ngày dạy: 29/ 10/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Xác định được vị trí các hoang mạc trên thé giới. Nắm được đặc điểm của môi trường hoang mạc, cách thích nghi của động vật, thực vật ở MT hoang mạc. Phân tích được các biểu đồ khí hậu và mô tả được cảnh quan hoang mạc qua ảnh. Phương tiện Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô-bi. Tranh ảnh cảnh quan hoang mạc trên thế giới. Hoạt động trên lớp Mở bài: Quá trình hoang mạc hoá- diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng và nạn ô nhiễm môi trường là 2 vấn đề bức xúc nhất của con người đang phải giải quyết hiện nay. Điều đó cho thấy việc tìm hiểu về môi trường hoang mạc là hết sức cần thiết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân/ Nhóm. ? Quan sát hình 19.1 em hãy nêu vị trí phân bố của môi trường hoang mạc trên thế giới? Nhận xét về diện tích hoang mạc so với diện tích đất nổi của TĐ? ? Vị trí phân bố có đặc điểm gì? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV: dung bản đồ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hoang mạc trên thế giới. HĐ nhóm Bước 1: GV chi lớp thành 4 nhóm phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm Xahara và Gô-bi. Địa điểm Xa-ha-ra Gô-bi Nhiệt độ tháng cao nhất Nhiệt độ tháng thấp nhất Biên độ dao động nhiệt Lượng mưa trung bình năm Những tháng mưa nhiều hơn Tháng không mưa Kết luận Bước 2: HS thảo luận, Gv chuẩn kiến thức. ? Cảnh quan hoang mạc như thế nào? Hãy mô tả qua hình 19.4,.19.5. - ốc đảo là gì? HS đọc khái niệm “ốc đảo” trong phần tra cứu thuật ngữ cuối sách. HĐ 2: Nhóm GV: Do hoang mạc rất khô hạn nên các loài thực-động vật phải thay đổi để thích nghi. ? Hãy cho biết các hình thức đặc biệt để thực vật và động vật thích nghi với môi trường hoang mạc? HS: lên trả lời, GV chuẩn kiến thức. 1- đặc điểm môI trường a.Vị trí - Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên TĐ thuộc châu á, Phi, Mĩ và lục địa Ôxtraylia. - Thương phân bố ở: + Hai bên chí tuyến. + Sâu trong nội địa. + Gần các dòng hải lưu lạnh. b. Khí hậu - Rất khô hạn do mưa ít, khả năng bốc hơi nhiều. - Dao động nhiệt độ cao. - Hoang mạc nhiệt đới gần như nóng quanh năm, không có mưa. - Hoang mạc ôn đới mùa hè nóng và có mưa, mùa đông lạnh và khô. c. Cảnh quan - Chủ yếu là sỏi đá, cồn cát. - Thực -động vật nghèo nàn. 2. sự thích nghi của thực-động vật. a. Tự hạn chế thoát hơi nước và tăng khả năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. b. Thực vật - Thay đổi hình thái lá (biến thành gai), thân (phình to), rễ (dài). - Rút gắn chu kỳ sinh trưởng. c. Động vật - Vùi mình trong cát ban ngày, kiếm ăn vào ban đêm (rắn, côn trùng). - Chịu đói khát giỏi (lạc đà). Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố trong phần bài tập SGK. ? Nêu các nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới. ? Các loài thực- động vật đã thích nghi với điều kiện khô hạn ở hoang mạc như thế nào? Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 19.doc