Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới

- Hiểu những tiêu chí cần thiết để phân biệt được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới

- Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới

3. Thái độ:

 Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế, thêm yêu thiên nhiên

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới

2. Học sinh: sgk

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

 Khởi động: Qua bao thế kỉ, rất nhiều nhà thám hiểm, nhà hàng hải, nhà du lịch đã phải trải qua muôn vàn gian khổ mới hé mở được bức màn bí hiểm của các đại dương và các châu lục trên trái đất. Để nhận biết được thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng thế nào. Các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau về tự nhiên - kinh tế xã hội ra sao.Ta cùng tìm hiểu nội dung bài này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 16/11/2013 Tiết 28 Ngày dạy: 19/11/2013 PHẦN BA: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC BÀI 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới - Hiểu những tiêu chí cần thiết để phân biệt được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới - Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới 3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế, thêm yêu thiên nhiên II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới 2. Học sinh: sgk III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 7A1 7A2 7A3 . 7A4... 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Khởi động: Qua bao thế kỉ, rất nhiều nhà thám hiểm, nhà hàng hải, nhà du lịch đã phải trải qua muôn vàn gian khổ mới hé mở được bức màn bí hiểm của các đại dương và các châu lục trên trái đất. Để nhận biết được thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng thế nào. Các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau về tự nhiên - kinh tế xã hội ra sao.Ta cùng tìm hiểu nội dung bài này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 1. Hoạt động 1: ( cá nhân) Phân biệt được lục địa và châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới *Bước 1: Gv giới thiệu ranh giới lục địa và châu lục trên bản đồ tự nhiên thế giới *Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK cho biết lục địa là gì? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) Dựa vào cơ sở nào để phân chia các lục địa trên thế giới? Hãy xác định ranh giới 6 lục địa trên bản đồ thế giới hoặc trên quả địa cầu? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) Kể tên một số đảo, quần đảo lớn nằm xung quanh từng lục địa? * Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nội dung SGK cho biết châu lục là gì? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) Dựa vào cơ sở nào để phân chia các châu lục trên thế giới? Hãy xác định ranh giới 6 châu lục trên bản đồ thế giới hoặc trên quả địa cầu? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 4: Quan sát bản đồ cho biết? - Lục địa nào gồm 2 châu lục? - Châu lục nào gồm 2 lục địa? - Châu lục nào nằm dưới lớp nước đóng băng? - Một châu lục lớn nào bao lấy một lục địa? *Bước 5: Cho biết châu lục và lục địa có điểm gì giống và khác nhau? 2. Hoạt động 2: Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người ...) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm: phát triển và đang phát triển (cặp) *Bước 1: Gv chỉ số phát triển của con người gọi tắc là HDI đó là sự kết hợp của 3 yếu tố (tuổi thọ, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người) *Bước 2: Cho biết để phân loại trình độ phát triển KT của 1 nước người ta dựa vào tiêu chí nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) Chỉ số phát triển con người (HDI) là gì? *Bước 3: Dựa vào H25.1 em hãy: - Nêu nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người? - Nêu tên một số châu lục và một số nước có thu nhập bình quân đầu người > 20000 USD/năm, < 1000 USD/năm ? - Quan sát bảng số liệu: Trang 80 cho biết trên thế giới hiện nay có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ ? - Những quốc gia nào thuộc loại giàu có trên thế giới, thuộc châu lục nào và ngược lại ? - Trên thế giới được chia làm mấy nhóm nước, đó là những nhóm nước nào ? - Em hãy nêu chỉ tiêu của nước phát triển và nước đang phát triển (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Ngoài ra còn cách chia nào khác ? (cơ cấu kinh tế: Nước công nghiệp, công - nông nghiệp hay nông nghiệp - công nghiệp) - Đối chiếu với chỉ tiêu trên thì Việt Nam thuộc nhóm nước nào ? Liên hệ Việt Nam 1. Các lục địa và các châu lục. - Lục địa: Là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh - Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên - Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ôx - trây - li - a, lục địa Nam cực - Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo,quần đảo bao quanh - Sự phân chia châu lục mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị - Trên thế giới có 6 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. 2. Các nhóm nước trên thế giới. * Tiêu chí để phân loại quốc gia - Thu nhập bình quân đầu người - Tỉ lệ tử vong trẻ em - Chỉ số phát triển con người (HDI) + Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ và được đi học, tuổi thọ trung bình ... * Các nhóm nước: - Nhóm nước phát triển - Nhóm nước đang phát triển 4. Đánh giá: Câu 1: Hs xác định lại các châu lục và lục địa trên bản đồ, nêu các tiêu chí phân loại quốc gia, nhóm nước. Câu 2: Tại sao nói thế giới chúng ta sống thật rộng lớn và đa dạng * Rộng lớn: + Con người có mặt ở tất cả các châu lục, các đảo, quần đảo + Vươn tới tầng cao (tầng bình lưu của khí quyển trong các chuyến bay) + Xuống dưới thềm lục địa (trong các thiết bị lặn, tàu ngầm) * Đa dạng: + Hành chính hơn 200 quốc gia khác nhau về chính trị, xã hội + Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, khác nhau phong tục, tập quán, tiếng nói, tín ngưỡng + Mỗi môi trường có hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, dịch vụ khác nhau, trong thời đại thông tin phát triển thêm tính đa dạng của thế giới 5. Hoạt động nối tiếp: - Tìm hiểu về Châu Phi: Điểm cực Đông - Tây - Nam - Bắc? Diện tích châu lục - Tranh ảnh, tài liệu về thiên nhiên, kinh tế - xã hội châu Phi IV. PHỤ LỤC: V. RÚT KINH NGHIỆM: .......

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_25_the_gioi_rong_lon_va_da_dang_pha.doc