I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
2. Kĩ năng:
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí
- Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh, ảnh
3. Thái độ:
Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ phân bố lượng mưa Châu Phi
2. Học sinh: SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu vị trí địa lí, hình dạnh, địa hình, khoáng sản của châu Phi?
3.Bài mới:
Khởi động: Với vị trí, kích thước, hình dạng như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm tự nhiên khác, chúng ta cùng tìm hiểu xem sao.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (Tiếp theo) - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 23/11/2013
Tiết 30 Ngày dạy: 26/11/2013
BÀI 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
2. Kĩ năng:
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí
- Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh, ảnh
3. Thái độ:
Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ phân bố lượng mưa Châu Phi
2. Học sinh: SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
7A1 7A2 7A3 . 7A4...
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu vị trí địa lí, hình dạnh, địa hình, khoáng sản của châu Phi?
3.Bài mới:
Khởi động: Với vị trí, kích thước, hình dạng như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm tự nhiên khác, chúng ta cùng tìm hiểu xem sao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1:(cặp)
Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Phi
*Bước 1:
Quan sát H26.1 và H27.1 nêu và giải thích đặc điểm khí hậu
*Bước 2:
Nhận xét về sự phân bố mưa
- Lượng mưa 2000mm phân bố ở đâu ?
(Tây phi, vịnh Ghi nê)
- Lượng mưa 1000 - 2000mm phân bố ở đâu ?
(Hai bên đường xích đạo)
- Lượng mưa 200 - 1000mm phân bố ở đâu ?
(Bắc và Nam hoang mạc xahara, bờ biển Ấn Độ Dương, hoang mạc Calahari, ven biển Địa Trung Hải, cực Nam châu Phi)
- Lượng mưa < 200mm phân bố ở đâu ? ( Hoang mạc Xa ha ra, Calahari)
=> Kết luận gì ?
*Bước 3:
Kể tên một số hoang mạc lớn ở châu Phi?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 4:
Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?
2. Hoạt động 2: (Cá nhân)
Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên của châu Phi *Bước 1:
Hs quan sát H27.2 nhận xét về sự phân hóa các môi trường tự nhiên qua đường xích đạo:
- Gồm những môi trường nào, xác định giới hạn, vị trí trên bản đồ?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 2:
Vì sao có sự phân bố như vậy? dẫn chứng
*Bước 3:
Cảnh quan tự nhiên nào là điển hình ?
3. Khí hậu.
- Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chiệu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu khô nóng vào bậc nhất thế giới
- Lượng mưa phân bố rất không đều
- Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi
4. Các đặc điểm khác của môi trường
- Do vị trí nằm đối xứng hai bên đường xích đạo nên môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Hai Môi trường nhiệt đới
+Hai Môi trường hoang mạc
+Hai Môi trường địa trung hải
- Xavan và hoang mạc là 2 môi trường điển hình của châu Phi và thế giới chiếm diện tích lớn
4. Đánh giá:
Xác định ranh giới của MT tự nhiên ở Châu Phi trên lược đồ
Giải thích sự phân bố khí hậu, dẫn chứng
5. Hoạt động nối tiếp:
IV. PHỤ LỤC:
Hoang mạc Sahara là sa mạc rộng lớn nhất trên thế giới với diện tích 90.000.000 km2 xấp xỉ 10% diện tích châu Phi. Trải dài một vùng rộng lớn ở Bắc Phi, sa mạc này đã có tuổi thọ lên tới 2,5 triệu năm.Theo thói quen, người ta hay gọi đây là sa mạc, nhưng phải gọi là hoang mạc mới chính xác vì Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đá cuội và sỏi (sa mạc).
Sa mạc Sahara nằm gần đường bắc hồi quy, cách đường xích đạo của Trái Đất ở 23°27' phía bắc và 23°17' phía nam, trải dài từ 800-1200 dặm theo hướng Bắc Nam và 3000 dặm hướng Đông Tây. Ở phía Tây, sa mạc tiếp giáp với Đại Tây Dương, phía Đông giáp với biển Đỏ, về phía Bắc là rặng núi Atlas và biển Địa Trung Hải.
Nơi đây có diện tích tương đương với Hoa Kỳ nhưng chỉ có 2,5 triệu người sinh sống. Họ chủ yếu tập trung ở Ai Cập, Mauritania, Morocco và Algeria. Thành phố lớn nhất là Cairo, thủ đô của Ai Cập nằm ở thung lũng sông Nile.
Vùng có địa hình cao nhất là 3415m, thấp nhất là 133m dưới mực nước biển. 25% diện tích sa mạc bị bao phủ bởi cát và các cồn cát. Bề mặt sa mạc xuất hiện nhiều dạng địa hình khác nhau như cao nguyên đá tảng, những vùng đồng bằng rộng lớn bao phủ bởi sỏi, thung lũng khô cằn và cả những vùng đất mặn. Những khối núi lớn ở đây có thể kể tên ra là Ahaggar, Tassili N’ Ajjer, Tibesti.... Các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để lý giải sự hình thành của các dạng địa hình này.
Sahara là vùng có nhiệt độ nóng nhất trên thế giới với nhiệt độ trung bình năm luôn ở mức trên 30°C. Những tháng nóng nhất, nhiệt độ có thể lên tới 50°C, tuy vậy mùa đông ở Sahara lại vô cùng lạnh giá. Nhiệt độ trong một ngày có thể thay đổi trong khoảng -0.5°C cho đến 37.5°C . Đây cũng là một vùng có gió thổi rất lớn, gió và bão cát càng làm tăng thêm tính chất khắc nghiệt.
Lượng mưa trung bình ở Sahara vào khoảng 25mm, ở các vùng phía Đông là dưới 5mm. Những cơn mưa xuất hiện rất thất thường, có những khu vực có mưa thường xuyên, thậm chí còn xuất hiện cả bão lốc.
Tuy nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, phía dưới sa mạc lại có những nguồn nước ngầm, dẫn đến sự hình thành các ốc đảo xanh: ốc đảo Siwa của Ai Cập, ốc đảo Ainsalah Jogurte của Algeria. Trong ốc đảo, suối nước chảy róc rách, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát, vừa cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho cư dân.
Thực vật ở đây rất nghèo nàn, ước tính chỉ có khoảng 500 loài cỏ cây sinh tồn được ở vùng này. Đó là những loài cây sinh trưởng nhanh và có khả năng chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ giấy... Một vài loài còn có thể mọc mầm chỉ sau 10 phút và ra rễ sau 10 giờ đồng hồ. Ở khu vực tiếp giáp với Địa Trung Hải, oliu là loài cây phổ biến.
Trái ngược với thảm thực vật ít ỏi, động vật tại Sahara phong phú hơn mọi người từng nghĩ rất nhiều. Có khoảng 70 loài động vật có vú sinh sống tại đây, 20 loài trong số chúng là những loài có kích thước lớn. Ngoài ra còn có 90 loài chim và khoảng 100 loài bò sát.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_27_thien_nhien_chau_phi_tiep_theo_p.doc