BÀI 46: THỰC HÀNH
SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG
VÀ SƯỜN TÂY DÃY ANĐET
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm đựơc:
-Sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao ở dãy Anđet
-Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây của dãy Anđét.
-Giải thích được nguyên nhân của sự phân hoá đó.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 46: Thực hành sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy Anđet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26- Tiết 51
Bài 46: Thực hành
Sự phân hoá của thảm thực vật ở sườn đông
và sườn tây dãy anđet
Ngày soạn: 25 / 2 2008
Ngày dạy: 3 / 3 / 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần nắm đựơc:
Sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao ở dãy Anđet
Sự khác nhau của thảm thực vật giữa sườn đông và sườn tây của dãy Anđét.
Giải thích được nguyên nhân của sự phân hoá đó.
Phương tiện
Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
Hình vẽ trong SGK.
Hoạt động trên lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy nêu sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
Câu 2: Hãy giới thiệu đôi nét về khối thị trường chung Méc-cô-xua?
Câu 3: Nêu sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của Trung và Nam Mĩ?
Bài mới
Mở bài:
Do vị trí địa lí và địa hình nên thiên nhiên của vùng núi Anđet thay đổi rất phức tạp từ thấp lên cao ở sườn đông và sườn tây của dãy Anđét.
Bài tập 1: cá nhân
“ Quan sát hình 46.1, em hãy cho biết các đai thực vật theo chiều cao
ở sườn tây của dãy Anđet trên lãnh thổ Pêru”
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình 46.1 trong SGK, ghi cụ thể các đai thực vật ở sườn tây theo thứ tự từ thấp lên cao., mối đai phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?
Bước 2: Đại diện HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác góp ý, bổ sung
Bước 3: Sau đó GV tập hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức.
Kiểu thực vật ở sườn Tây
Độ cao
1. Thực vật nửa hoang mạc
< 1000m
2. Cây bụi xương rồng
Từ 1000 đến 2500m
3. Đồng cỏ cây bụi
Từ 2500 đến 3500m
4. Đồng cỏ núi cao
Từ 3500m đến 5000m (trên 5000m là băng tuyết vĩnh cửu)
Bài tập 2: Cả lớp
“ Quan sát hình 46.1, em hãy cho biết các đai thực vật theo chiều cao
ở sườn đông của dãy Anđet trên lãnh thổ Pêru”
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình 46.1 trong SGK, ghi cụ thể các đai thực vật ở sườn đông theo thứ tự từ thấp lên cao., mối đai phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?
Bước 2: Đại diện HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác góp ý, bổ sung
Bước 3: Sau đó GV tập hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức.
Kiểu thực vật ở sườn Đông
Độ cao
1. Rừng nhiệt đới
< 1000m
2. Rừng lá rộng
Từ 1000 đến 1300m
3. Rừng lá kim
Từ 1300 đến 3000m
4. Đồng cỏ
Từ 3000m đến 4000m
5. Đồng cỏ núi cao
Từ 4000m đến 5400m (trên 5400m là băng tuyết vĩnh cửu)
Bài tập 2: Nhóm
“ Quan sát hình 46.1 và 46.2 em hãy cho biết tại sao ở độ cao < 1000m ở sườn Đông có rừng Nhiệt đới, còn sườn Tây có thực vật nửa hoang mạc?”
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi trên
Bước 2: Đại diện HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS nhóm khác góp ý, bổ sung
Bước 3: Sau đó GV tập hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức.
Ven biển phía tây có dòng biển lạnh Pêru rất mạnh chảy qua nên ở đây ít mưa, khí hậu khô hạn, hình thành thực vật nửa hoang mạc.
Hơi ẩm từ ĐTD được tăng cường bởi dòng biển nóng Guyana chảy sát bờ biển phía đông bắc lục địa Nam Mĩ. Gió mậu dịch mang hơi ẩm vào đất liền đã gây mưa lớn cho ĐB Amadôn và sườn đông của Trung Anđét. Lượng mưa phong phú khiến rừng rậm nhiệt đới phát triển.
Gió mậu dịc đi qua dãy Anđét có hiệu ứng phơn. Không khí khi đi từ đỉnh núi xuống chân núi ở phía Tây sẽ khô và nóng dần lên, tạo điều kiện hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc. Trên cao vẫn có đủ ẩm để tạo nên đồng cỏ núi cao ở độ cao trên 3500m.
Củng cố, đánh giá
Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy anđét?
Nối các ý ở cột bên trái và bên phải cho đúng
Kiểu thực vật ở sườn Tây
Độ cao
1. Thực vật nửa hoang mạc
Từ 2500 đến 3500m
2. Cây bụi xương rồng
Từ 3500m đến 5000m (trên 5000m là băng tuyết vĩnh cửu)
3. Đồng cỏ cây bụi
< 1000m
4. Đồng cỏ núi cao
Từ 1000 đến 2500m
Kiểu thực vật ở sườn Đông
Độ cao
1. Rừng nhiệt đới
Từ 3000m đến 4000m
2. Rừng lá rộng
Từ 4000m đến 5400m (trên 5400m là băng tuyết vĩnh cửu)
3. Rừng lá kim
< 1000m
4. Đồng cỏ
Từ 1000 đến 1300m
5. Đồng cỏ núi cao
Từ 1300 đến 3000m
V- Dặn dò về nhà
- Chuẩn bị nội dung ôn tập và kiểm tra
File đính kèm:
- Bai 46.doc