Giáo án Địa lý lớp 7 bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương

CHƯƠNG IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

BÀI 48

THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần nắm được:

-Vị trí châu đại dương với lục địa Ôxtrâylia và 4 nhóm đảo chủ yếu.

-Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương (địa hình, khí hậu và thực động vật của châu Đại Dương.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 48: Thiên nhiên Châu Đại Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28- Tiết 55 Chương ix: Châu đại dương Bài 48 Thiên nhiên Châu đại dương Ngày soạn: 11 / 3 / 2008 Ngày dạy: 17 / 3 / 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần nắm được: Vị trí châu đại dương với lục địa Ôxtrâylia và 4 nhóm đảo chủ yếu. Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương (địa hình, khí hậu và thực động vật của châu Đại Dương. Phương tiện Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương. Hình 48.2 (phóng to) ảnh các loài động-thực vật tiêu biểu. Hoạt động trên lớp Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí, tự nhiên của châu Nam Cực? Câu 2: Nêu vài nét lịch sử khám phá và nghiên cứu của châu Nam Cực? Bài mới Mở bài: Một châu lục duy nhất trên thế giới có tên gọi gắn liền với đại dương. Rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo và hết sức bất ngờ, thú vị ở châu lục này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài “Thiên nhiên châu Đại Dương” Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân ? Quan sát bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, em hãy: Xác định vị trí lục địa Ôxtrâylia và các đảo lớn của châu Đại Dương. Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương. HS lên bảng xác định trên bản đồ GV cần lưu ý HS về vị trí của châu Đại Dương: đó là nằm ở nửa cầu Nam, về phía Đông Nam của khu vực ĐNA, kẹp giữa TBD và ÂĐD. - Thành phần quan trọng nhất của 2 nhóm đảo này là: đảo Niu Ghinê (nhóm đảo Mêlanêdi), đảo Bắc, đảo Nam (nhóm đảo Niu Dilân), có nguồn gốc lục địa, được tách ra từ lục địa Ôxtrâylia, trên đó có nhiều hoạt động động đất và núi lửa. GV: bài học hôm nay chỉ xét riêng đặc điểm khí hậu của các đảo, còn lục địa Ôxtrâylia sẽ được xét riêng trong bài 50. HĐ Nhóm Bước 1: Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: ? Quan sát hình 48.2, em hãy nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của 2 trạm Guam và Numêa? Trạm Guam + Nhiệt độ tháng 5-6 cao nhất đạt khoảng 280C. + Nhiệt độ tháng 1 thấp nhất đạt khoảng 260C. + Biên độ nhiệt thấp, nóng quanh năm. + Lượng mưa: 2200mm/ năm, mưa quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 7-11 Trạm Numêa: + Nhiệt độ tháng 1,2 cao nhất đạt khoảng 260C. + Nhiệt độ tháng 8 thấp nhất đạt khoảng 200C + Biên độ nhiệt không cao, nóng quanh năm.. + Lượng mưa khoảng 1200mm/ năm ,mưa quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 11-4 HS: trả lời GV: chuẩn kiến thức. ? Qua kết quả phân tích nhiệt độ của hai trạm trên, em hãy cho biết diễn biến khí hậu của hai trạm khác nhau như thế nào? (Guam có khí hậu điều hoà hơn, nằm ở nửa cầu Bắc, còn Numêa nằm ở nửa cầu Nam. ? Nêu nhận xét chung về khí hậu các đảo của châu Đại Dương? HS: Trả lời, Gv chuẩn xác. ? Nêu những nét độc đáo của sinh vật châu Đại dương? HS: Trả lời, GV chuẩn xác. 1. Vị trí địa lí, địa hình - Gồm lục địa Ôxtrâylia và 4 nhóm đảo: + Niu Dilân + Mêlanêdi (có nhiều núi lử và động đất) + Micrônêdi + Pôlinêdi (Do san hô hoặc núi lửa tạo thành) - Diện tích: 8,5 triệu Km2 2. Đặc điểm tự nhiên a. Khí hậu - Nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của biển rõ rệt, mưa nhiều quanh năm. c. Sinh vật - Có ít loài nhưng độc đáo. - Bạch đàn: hơn 600 loài - Động vật: các loài thú có túi, cáo mỏ vịt... Củng cố, đánh giá Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết: ? Xác định trên bản đồ hành chính, các thành phần chính của châu Đại Dương? ? Nêu nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương và đặc điểm khí hậu, sinh vật của các đảo châu Đại Dương? Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 48.doc