I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất.
- Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng
- Biết những thuận lợi và khó khăn của môi trường đới nóng đối với sản xuất nông nghiệp.
- Biết được một số vấn đề đặt ra đối với môi trường ở đới nóng và những biện pháp nhằm BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng:
- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh ảnh
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở MT đới nóng, giữa hoạt động KT của con người và MT ở đới nóng.
3.Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở đới nóng và BVMT để phát triển sản xuất.
- Tuyên truyền và giúp mọi người xung quanh hiểu được quan hệ tương hỗ giữa sản xuất nông nghiệp và MT.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Các bức ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi
2. Học sinh: sgk, thước kẽ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học
7A1 . 7A2 . 7A3 . 7A4 .
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu, ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt đông nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn:13/09/2014
Tiết: 9 Ngày dạy: 16/09/2014
BÀI 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất.
- Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng
- Biết những thuận lợi và khó khăn của môi trường đới nóng đối với sản xuất nông nghiệp.
- Biết được một số vấn đề đặt ra đối với môi trường ở đới nóng và những biện pháp nhằm BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng:
- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh ảnh
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở MT đới nóng, giữa hoạt động KT của con người và MT ở đới nóng.
3.Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở đới nóng và BVMT để phát triển sản xuất.
- Tuyên truyền và giúp mọi người xung quanh hiểu được quan hệ tương hỗ giữa sản xuất nông nghiệp và MT.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Các bức ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi
2. Học sinh: sgk, thước kẽ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học
7A1 . 7A2 . 7A3 . 7A4.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Khởi động: Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu, ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt đông nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
*Bước 1:
HS nhắc lại đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ?
Suy ra đặc điểm của môi trường đới nóng là gì
( Nắng, nóng quanh năm và mưa nhiều)
*Bước 2:
Hs hoạt động nhóm
N1+2: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Giải pháp khắc phục những khó khăn của môi trường đới nóng?
N3+4: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Giải pháp khắc phục những khó khăn của môi trường đới nóng?
*Bước 3:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm khác nhận xét bổ sung
*Bước 4:
GV chuẩn xác lại kiến thức theo bảng (phụ lục)
Hoạt động 2: Biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng
*Bước 1:
Cho biết các loại cây lương thực, hoa màu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi đới nóng?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Nêu tên các cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta ?
*Bước 2:
Hs đọc đoạn ‘‘chăn nuôi.đông dân cư ’’
*Bước 3:
Các vật nuôi ở đới nóng được chăn nuôi ở đâu? Vì sao?
( Cừu, dê ở vùng khô hạn hoặc vùng núi
Trâu bò ở vùng đồng cỏ
Lợn ở nơi nhiều lúa ngô và dân cư đông
Vì mỗi vật nuôi có đặc điểm sinh lí khác nhau
Vd: Dê,cừu thích ăn thức ăn khô và có gai:xương rồng,vong)
*Bước 4:
Giữa chăn nuôi và trồng trọt ngành nào phát
triển hơn?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em thích hợp với nuôi con gì? Tại sao?
(GV yêu cầu học sinh lien hệ thực tế)
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, gối vụ.
- Đất dễ bị thoái hoá; nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang
- Cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao ( cà phê, cao su, dừa, bông, mía, lạc,.)
Chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt
4. Đánh giá:
Khí hậu của đới nóng có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Học và trả lời câu hỏi sgk
- Tìm hiểu tại sao đới nóng là môi trường rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mà nhiều quốc gia ở đới nóng còn nghèo, còn thiếu lương thực?
- Sưu tầm tranh ảnh tài nguyên đất, rừng bị hủy hoại do cặt phá bừa bãi.
IV. PHỤ LỤC:
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới và
nhiệt đới gió mùa
Thuận lợi
T0 và độ ẩm cao, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều con, xen canh gối vụ quanh năm
Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa. Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp
Khó khăn
- Khí hậu nóng ẩm nên mầm bệnh phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi,
- Chất hửu cơ phân hủy nhanh nên tầng mùn mỏng.Vì vậy dễ bị rữa trôi lớp đất màu mỡ.
- Mưa tập trung vào một mùa dễ gây lũ lụt, xói mòn đất
- Mùa khô kéo dài gây hạn hán, hoang mạc dễ phát triển
Thời tiết diễn biến thất thường, gây thiên tai.
Biện pháp khắc phục
Bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác có kế hoạch khoa học
Làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất. Đảm bảo tính thời vụ chặt chẽ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_7_bai_9_hoat_dong_san_xuat_nong_nghiep_o.doc