Giáo án định hướng 11

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận phân tích đề và lập dàn ý

2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận.

3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào việc viết bài văn nghị luận.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học

2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo kiến thức giáo viên dặn.

C. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: 1

2. Kiểm tra bài cũ: 4

 

doc230 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án định hướng 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý Ngày 24 tháng 8 năm 2013 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận phân tích đề và lập dàn ý 2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận. 3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào việc viết bài văn nghị luận. B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo kiến thức giáo viên dặn. C. Tiến trình dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 1 2. Kiểm tra bài cũ: 4 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Tiết 1 Giới thiệu ND Ôn tập(Dạy ôn) + PP giới thiệu: thuyết trình... 1' Như các em đã biết trong bài văn thì tầm quan trọng của phân tích đề và lập dàn ý là vô cùng quan trọng nó định hướng đi cho bài văn nhưng không phải ai cũng biết điều này.Giờ này chúng ta cùng đi tìm hiểu cách phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập. Mục tiêu: Phương pháp: Phát vấn - Công việc của GV: - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. 39' *Nội dung ôn tập: I. Phân tích đề . Phân tích đề: Là một công việc quan trọng nhằm định hướng đi cơ bản cho bài văn. - Chú ý khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ then chốt để xác địmh về nội dung, hình thức và phạm vi sử dụng tài liệu. - Xác định phạm vi đề bài yêu cầu: + Phạm vi đời sống XH: Đạo đức, quan hệ, lối sống, tư tưởng + Phạm vi về VH: Tác phẩm( thơ, văn xuôi, văn NL) một nhân vật, một vấn đề văn học - Những thao tác chính: giải thích, chứng minh, Phân tích bình luận và tổng hợp - Xác định nội dung: Các luận điểm, luận cứ, luận chứng II. Lập dàn ý: - Là công việc lựa chọn sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản => Giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm luận cứ triển khai, phạm vi và mức độ NL(Dàn ý là sự bố trí sắp xếp các phần, ý của bài, tìm ra ý chính, phụ, sắp xếp thành hệ thống. ) - Cách lập dàn ý: + Mở bài: Nêu được vấn đề cần NL, trình bày cách nêu vấn đề( trực tiếp, hoặc gián tiếp) + Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề + Kết bài: Tổng kết, đánh giá, nhận xét, bình luận - Lập dàn ý cho đề bài có sẵn luận điểm, luận cứ. thì tìm luận điểm, luận cứ, phân tách ý và sắp xếp chúng thành 1 dàn ý tổng quát hay chi tiết. Vd: Em hãy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa. Qua đề ta xác định được luận điểm gồm: cuộc sống xa hoa. Cuộc sống đầy uy quyền của phủ chúa. -Lập dàn ý cho đề bài không có sẵn luận điểm, luận cứ. căn cứ vào luận đề của bài để tìm luận điểm, luận cứ. sau đó sắp xếp những ý vừa tìm ra thành hệ thống theo trình tự thời gian, diễn dịch, quy nạp. Vd Em hãy giải thích câu tục ngữ" Uống nước nhớ nguồn" Đề không có sẵn luận điểm, luận cứ. cần dựa vào đề tìm. - Giải thích khái niệm - Tại sao uống nước phải nhớ nguồn - Nhớ nguồn ta phải làm gì. Từ đó ta xác định luận cứ cho mỗi luận điểm. Hoạt động 3: Tiết 2+3 Giới thiệu các loại đề : - Công việc của GV: cho HS đưa ra một số đề, Gv nhấn mạnh và chốt các loại đề. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi trả lời và ghi đề vào vở. 10' Đề 1: Bài tập 1. Em hẵy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa và thái độ của tác giả Lê Hữu Trác. Đề 2: Em hãy bình luận câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách " Yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý. Đề 3: tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hoạt động 4: Bài tập vận dụng: - Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. - Công việc của GV: Đưa ra bài tập cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. Gv gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở. Gv nhấn mạnh kiến thức , hs chép vào vở. - Công việc của GV: Đưa ra bài tập cho hs tìm hiểu, gọi hs lên bảng làm, chốt kiến thức. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. 78' Bài tập 1: Bài tập 1. Em hẵy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa và thái độ của tác giả Lê Hữu Trác. Yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý Gợi ý: - Phân tích đề: - Kiểu bài: Phân tích - Nội dung: Cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa và thái độ của tác giả - Phạm vi dẫn chứng: Trong đoạn trích và tác phẩm. - Lập dàn ý: a Mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa và thái độ của tác giả. b. Thân bài lần lượt triển khai các luận điểm luẩn cứ * Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh + Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “ Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “ Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” + trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. (phân tích bài thơ mà tác giả ngâm) + Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ... + ăn uống thì “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ” + Về nghi thức: Nhiều thủ tục... Nghiêm đến nỗi tác giả phải “ Nín thở đứng chờ ở xa) => Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bằng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc... * Thái độ của tác giả - Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào” - Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do c. Kết bài đánh giá về cuộc sống của phủ chúa và thái độ của tác giả. Bài tập 2: Em hãy bình luận câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách " Yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý. Gợi ý: Phân tích đề: Thể loại bình luận, nội dung con người phải biết thương yêu giúp đỡ nhau, tư liệu thực tế đời sống. Lập dàn ý: a. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận b. Thân bài - Giải thích nghĩa đen là dùng lá cây gói hàngnếu rách dùng lá khác lành bọc bên ngoài. nghĩa bóng hình ảnh lá lành rách tượng trưng cho hoàn cảnh của con ngừơi có những lúc khác nhau biết chia sẻ - Đánh giá vấn đề: - Biểu hiện tình cảm cao đẹp của con người , khuyên biết chia sẻ che chở cho người khác, dẫn chứng - phê phán con người - Trong xã hội ngày nay tình cảm yêu thương đùm bọc phải được nâng cao thành ý thức tự giác - Mở rộng vấn đề. Câu tục ngữ đã khảng định truyền thống của dân tộc ta từ xưa cho đến nay, tạo tinh thần đoàn kết.Giúp đỡ người khó khăn là bổn phận không phải ban ơn. c, Kết bài đánh giá vấn đề Bài tập 3: tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Gợi ý: - Phân tích đề thể loại phân tích, bình luận, bác bỏ, nội dung suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Lập dàn ý a, Mở bài Giới thiệu vấn đề tai nạn giao thông. b, Thân bài triển khai vấn đề * Tai nạn giao thông đang là 1 quốc nạn tác động xấu đến cuộc sống vật chất, tinh thần. * Hs cần làm gì để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. - bản than phải học tập kiến thức về GT - Bản thân nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, tuyên truyền giúp mọi người hiểu và chấp hành tốt, tố giác những người vi phạm giao thông. c, KB: Đánh giá và rút ra b. học cho bản thân. Bài 4: Nói về giá trị của sách. Nhà văn M.Gorki viết "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới" Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên. 4. Củng cố, dặn dò: 2 * Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài Gv chốt lại: Phân tcíh đè , lập dàn ý * Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương 2. Tiết học tiếp theo: lập dàn ý bài số 2 tiếp. Tuần: 2 Ngày 1 tháng 9 năm 2013 DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 2 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: ôn tập kiến thức về phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận 2. Kỹ năng: biết phân tích đề và lập dàn ý cho một bài văn cụ thể 3. Thái độ tư tưởng: biết vận dụng kiến thức vào làm bài cụ thể B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học 2. Học sinh: Soạn bài C. Tiến trình dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 1' Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 4' Kiểm tra kiến thức về phân tích đề và lập dàn ý 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu ND Ôn tập(Dạy ôn) + PP giới thiệu: thuyết trình... 1' Giờ này chúng ta sẽ tìm hiểu dàn ý viết bài số 2. Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập. Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý các đề bài nêu trong sgk trang53 Phương pháp: Phát vấn - Công việc của GV:Phát vấn, Cho học sinh đọc câu hỏi trong SGK nêu cách làm, chốt kiến thức. - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. - Công việc của GV: Cho học sinh đọc câu hỏi 2 trong SGK nêu cách làm, - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. - - Giáo viên chốt kiến thức - Công việc của GV:Em hãy nêu cách làm của bài tập số 3, - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. - Giáo viên chốt kiến thức. 39' *Nội dung ôn tập: Củng cố kiến thức. - Học sinh phân tích đề và lập dàn ý cho các đề sau: Đề 1: Cảm nhận của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng Kinh kí sự-Lê Hữu Trác). Gợi ý: 1. Tìm hiểu đề: Đề bài thuộc dạng nghị luận văn học, Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải thể hiện trong bài viết 2 nội dung: Những điều cảm nhận được và ý kiến đánh giá về đối tượng nghị luận. Trong yêu cầu của bài, đối tượng nghị luận đã được xác định rõ và có giới hạn cụ thể: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh Nghĩa là người viết cần hướng vào khai thác hiện thực được phản ánh và chiều sâu của cái nhìn hiện thực ấy để từ đó có đánh giá đầy đủ, chính xác về tầm nhìn, bút lực và nhân cách của tác giả. Về kĩ năng, với yêu cầu của đề bài này, học sinh cần vận dụng tốt kĩ năng lập luận phân tích kết hợp kĩ năng lập luận bình luận. 2. Dàn ý: MB. - Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. - Trong quá trình nghiên cứu và chữa bệnh, bốc thuốc ông đã hoàn thành bộ sách y học Hải thượng y tông tâm lĩnh. Tập kí sự thượng kinh kí sự được xếp vào phần cuối của bộ sách này.Đoạn trích nổi bật là tính hiện thực của nó. TB. 1. Cảm nhận về nội dung hiện thực của đoạn trích: - Bức tranh sinh động về cuộc sống và con người trong phủ chúa: như cảnh quan vừa tráng lệ vừa tôn nghiêm với cách kiến trúc và với sự hiện diện của người lính gác, lính canh lại vừa ngột ngạt, âm u, tăm tối trong cách bài trí sắp xếp (mấy lần cửa mấy lần trướng gấm...) + Đời sống sinh hoạt: xa hoa, sang trọng, mang rõ phong cách sống của bậc vương giả uy quyền (vườn thượng uyển, hồ, cây, các công trình kiến trúc có quy mô lớn, các đồ dùng sang trọng...) + Con người nhiều loại với sự phân cấp từ cao xuống thấp mà ở sđó , thế tử Trịnh Cán là trung tâm chú ý được chăm sóc, bao bọc và đề cao đặc biệt - một đứa trẻ còn ngây thơ song đã sống vương giả, tôn nghiêm và đầy uy quyền. - Cảm nghĩ của tác giả cũng được thể hiện sinh động, chân thực: + Khi mới vào phủ chúa: phê phán kín đáo sự lộng hành cuả chúa Trịnh, mỉa mai cuộc sống xa hoa hưởng lạc (Cách miêu tả tỉ mỉ sự xa hoa quá mức trong kiểu cách bài trí cũng như sinh hoạt, ăn uống với phong vị của đại gia: suy nghĩ về căn nguyên bệnh tật của thế tử" ở chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi") + Lúc xxem bệnh cho thế tử: phân vân giữa việc chữa bệnh hiệu quả ngay để giữ y đức và chãư bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Cuối cùng y đức đã chiến thắng: Ông đã bốc dúng thuốc, chữa bệnh đúng dù cách chãư của ông không phù hợp với các ý của thái y. 2. Đánh giá giá trị hiện thực của đoạn trích; - Phản ánh chân thực cuộc sống và cách sống của tầng lớp vua chúa quan lại phong kiến: xa hoa, hưởng lạc và chuyên quyền, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ về cuộc sống của tầng lớp phong kiến quý tộc trong xã hội cũ. - bộc lộ thái độ và những suy nghĩ chân thực, nghiêm túc của người trí thức trước thực tế đời sống thực tế: vừa muốn giữ lương tâm nghề nghiệp, bản lĩmh nhà nho cứng cỏi không dưạ dẫm vừa chán ghét cuộc sống chốn quan trường . Qua thái độ và cách nghĩ ấy của tác giả, người đọc có thể nhận ra không chỉ vẻ đẹp nhân cách của tác giả mà còn thấy thêm một tầng sâu nữa của hiện thực được phản ánh : Chế độ phong kiến không tìm thấy được tiếng nói chung với các tầng lớp nhân dân nên cũng không có được sự đòng thuận của tầng lớp trí thức có tài năng. Đó là dấu hiệu của sự dạn nứt và đổ vỡ khó tránh khỏicủa thể chế xã hội sau này. KB. - Tài năng: lối kể hấp dẫn vừa chân thực, khách quan vừa châm biếm hài hước, vừa quan sát tỉ mỉ, vừa chân thực, cụ thể, sinh động bằng những chi tiết đắt giá, kết hợp bút pháp kí sự với bút pháp trữ tình tạo được cả độ rộng và chiều sâu cho cái nhìn hiện thực. - Tấm lòng: Lương tâm, đạo đức của người thầy thuốc và nhân cách nhà nho thanh cao trong sạch là cơ sở tạo nên chiều sâu và giá trị của cách nhìn đối với một mảng hiện thực đời sống trong xã hội xưa. Đề 2: Hình ảnh người phụ nữ thời xưa trong 3 bài Bánh trôi nước, Tự tình và bài thương vợ của Trần Tế Xương Gợi ý: 1. Phân tích đề: Kiểu bài Phân tích cùng thao tác so sánh. Nôị dung: Hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm thơ. Phạm vi : Trong 3 bài và một số bài về người phụ nữ. 2. Dàn ý MB: - Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam - Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong ba bài thơ. TB: 1. Diểm chung của các nhà thơ khi thể hiện hình tượng người phụ nữ - Phát hiện và cảm thông với nỗi khổ . - Khắc hoạ vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất. 2. Nét riêng của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi thể hiện hình tượng người phụ nữ: - Hồ Xuân Hương: cách nhìn của người trong cuộc- thiên về chiêm nghiệm, giãi bày và tự khẳng định bản lĩnh. - Tú Xương: cách nhìn của khác phái- nhà nho có tự trọng và một người đàn ông tự biết mình- thiên về cảm phục, đề cao, vừa tôn trong vừa thương xót. 3. Đánh giá chung về tài năng, tấm lòng và nhân cách cảu tác giả. - Tài năng: sử dụng từ ngữ, chon chi tiết, hình ảnh, thể hiện hình tượng với nét độc đáo riêng đầy hấp dẫn. - Tấm lòng và nhân cách: + Bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh của Hồ Xuân Hương + Sự tự ý thứcvà nỗi day dứt vì trách nhiệm của Tú Xương. - Giá trị: tạo nên tinh thần nhân văn và chiều sâu nhân tình để mỗi bài thơ trỏ nên thấm thía xúc động với người đọc. KB: Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng người phụ nữ trong văn học, đánh giá đóng góp của hai nhà thơ. Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát( Hoặc bài ca ngất ngưởng.) Gợi ý: MB:Giới thiệu hình tượng nhà nho trong văn chương và nhân cách nhà nho chân chính trong hai bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát(Cao Bá Quát)và bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) TB: 1. Cắt nghĩa và giới thiệu vấn đề: Nhân cách là tư cách, phẩm chất riêng biệt của con người; nhà nho là người có học, tầng lớp tri thức trong xã hội cũ; chân chính là đúng đắn ngay thẳng, nhân cách nhà nho chân chính là tư cách phẩm chất tốt của người trí thức trong xã hội cũ - Những biểu hiện thông thường: + Coi trọng sự học và học vấn, có ý thức lập công ghi danh song không để công danh thành sợi dây trói buộc mình. + Cốt cách thanh cao, trong sạch lấy sự hài hoà, bình ổn về tinh thần làm chí hướng, lấy sự phụng sự đất nước làm mục tiêu phấn đấu. + Không cao đạo, tô vẽ mà thẳng thắn trong cuộc sống. 2. Phân tích các biểu hiện của nhân cáhc nhà nho chân chính trong hai tác phẩm. a. Bài ca ngắn đi trên bãi cát -Cái nhìn sắc sảo về thực tế cuộc sống: con đường công danh gập ghềnh trắc trở, cái bả công danh hấp dẫn mê hoặc song là thứ gây chết người + Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường công danh vô tận mờ mịt và thời gian đi dường như không có điểm dừng(mặt trời lặn mà vẫn còn đi) + hình ảnh con người đi trên con đường ấy: người ham danh lợi ddua chen xuôi ngược, song bước bước chan vào con đường đó mới thấy hết những đau khổ của nó mang lại. - Thái độ của tác giả: chán ghét công danh, coi thường danh lợi, khao khát thay đổi thực tế cuộc sống - Khái quát vẻ đẹp nhân cách Cao Bá Quát: nhà nho chân chính thanh cao coi khinh danh lợi tầm thường, nhà nho này đầy bản lĩnh đứng vững ngoài vòng danh lợi,không bị nó cám dỗ. b. Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ - Hình tượng "ông ngất ngưởng " Trên mọi phạm vi đời sống, trong mọi quãng thời gian của đời mình(trên hành trình hoạn lộ, khi cáo quan về hưu). - Thái độ, cốt cách tác giả bộc lộ trong bài. - Khái quát vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Công Trứ. 3. Đánh gái chung: - tạo sức hấp dẫn về tư tưởng và cá tính tác giả. - Góp phần tạo nên một cái nhìn đầy đủ về tầng lớp nho sĩ -trí thức trong xã hội cũ. KB: Phát biểu cảm nhận, suy nghĩ cá nhân. - Có thể đưa ra ý liên hệ với người trí thức trong xã hội ngày nay. Hoạt động 3: Giới thiệu các loại đề : - Công việc của GV: cho HS đưa ra một số đề, Gv nhấn mạnh và chốt các loại đề. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi trả lời và ghi đề vào vở. 10' Đề 1: Phân tích tâm trạng của Lê Hữu Trác trong văn bản Vào phủ chúa Trịnh(Trích thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) Đề 2: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Đề 3: Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến Hoạt động 4: Bài tập vận dụng: - Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. - Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và cách làm của bài 2 - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. - Gv gọi học sinh lên bảng làm, học sinh làm vào vở. Gv nhấn mạnh kiến thức - Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và cách làm của bài 3 - Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. - Gv gọi học sinh lên bảng làm, học sinh làm vào vở. Gv nhấn mạnh kiến thức 78' Bài tập 1: Phân tích tâm trạng của Lê Hữu Trác trong văn bản Vào phủ chúa Trịnh(Trích thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) Gợi ý: MB: Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Hữu Trác và tâm trạng của Lê Hữu Trác. TB: Bài viết cần làm nổi bật những luận điểm sau: * Tâm trạng của tác giả được thể hiện rất rõ ở hai chỗ: - Khi được chứng kiến quang cảnh, và cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa. + Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”. + Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. - Khi khám bệnh cho thế tử Cán. + Khi biết bệnh của Thế tử một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” + Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích, và chữa bệnh cho thế tử. KB: Đánh giá chung về tâm trạng của Lê Hữu Trác. => Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức, Bài tập 2: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Gợi ý: 1.MB:Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nhưng thơ ông cũng đượm chất trữ tình Thương vợ là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả đảm đang, giàu đức hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình yêu , lòng quý trọng và biết ơn của ông Tú. 2.TB: Hai câu đề nhằm nhấn mạnh công việc, thời gian, không gian và toàn bộ gánh nặng mưu sinh cho gia đình. Hai câu thực tả thực công việc làm ăn buôn bán của bà Tú qua hình ảnh Lặn lội thân cò, cùng động từ lặn lội đặt ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh sự vất vả. Nghệ thuật đối trong câu hai câu này rất chỉnh mà vẫn tự nhiên, ý câu sau bổ sung cho ý câu trướclàm nổi bật tính chất công việc của bà Tú. Hiểu được công việc của vợ như thế chứng tỏ ông Tú rất thương vợ. Hai câu luận cách sử dụng thành ngữ "một duyên hai nợ><dám quản công" thể hiện đúng tâm trạng của bà Tú: chấp nhận số phận, chấp nhận hi sinh vì chồng con. Hai câu kết: Ông Tú háo thân vào vợ để hiểu nỗi khổ tâm của bà Tú và cũng là để tự trách mìnhthêm sâu, tự nhận mình nhiễm thói ăn bạc của người đời 3.KB: Bài thơ trên thể hiện tình thương vợ sâu xa của nhà thơ Trần Tế Xương và cũng là lời tự trách mình rất chân thành và cảm động. Bài tập 3: Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến Gợi ý: MB:Thu diếu nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng Thu điếu là cảnh một làng quê nghèo vùng đồng chiêm trũng với những hình ảnh đơn sơ, quen thuộc mà sinh động. TB: Hai câu đề với không gian hẹp ao thu, nước trong veo in bóng mây trời. Tiết thu lạnh lẽo, chiếc thuyền câu bé tẻo teo hài hoà với ao thu nhỏ bé. Hai câu thực là bức tranh hoà hợp về màu sắc và đường nét(Sóng biếc, lá vàng), mọi chuyển động đều nhẹ nhàng(Sóng...hơi gợn tí, lá ..khẽ đưa vèo) như có như không làm tăng vẻ tĩnh lặng của thôn quê Hai câu luận tù khung cảnh ao thu nhỏ hẹp trên mặt đất, tác gải nâng cao, mở rộng thành không gian bao la, khoáng đạt.Xanh ngắt alf màu trời đặc trưng của mùa thu. Tầng mây lơ lửng như đứng yên một chỗ, tôn thêm vẻ tĩnh lặng của bầu trời Hai câu kết tư thế con người cũng như cố thu nhỏ lại cho tương xứng với cảnh vật xung quanh. Dáng ngồi thể hiện tâm trạng trĩu nặng ưu tư của nhà thơ trước thế sự KB: Bài thu điếu với những hình ảnh đơn sơ, quen thuộc, mang đậm dấu ấn mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cái hay của bài thơ là tất cả mọi thứ đều như thu nhỏ lại, ẩn kín vào trong và chất chứa tâm sự. Tâm trạng nhà thơ ngụ trong chính cái cảm giác tinh tế ấy. 4. Củng cố, dặn dò: 2' * Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài Gv chốt lại: dàn ý của bài viết số 2 * Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương 2. Tiết học tiếp theo: Tác gia Hồ Xuân Hương Tuần: 3 TÁC GIA HỒ XUÂN HƯƠNG Ngày 6 tháng 9năm 2013 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhằm giúp học sinh hiểu thêm cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Hồ Xuân Hương. 2. Kỹ năng: Biết phân tích đánh giá một tác giả văn học, một bài thơ 3. Thái độ tư tưởng: Biết trân trọng tài năng và đồng cảm với nỗi đau của bà Hồ Xuân Hương B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học 2. Học sinh: Soạn bài C. Tiến trình dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ: 4' 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu ND Ôn tập(Dạy ôn) + PP giới thiệu: thuyết trình... 1' Chúng ta cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Hồ Xuân Hương và tìm hiểu bài Tự tình.và một số bài thơ khác của bà. Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập. Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về tác giả Hồ Xuân Hương và luyện tập các bài thơ của bà Phương pháp: Phát vấn - Công việc của GV: phát vấn - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi. 39' *Nội dung ôn tập: Củng cố kiến thức. I, Tác giả Hồ Xuân Hương - Hồ Xuân Hương thuộc dũng dừi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dũng họ lớn cú nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thỡ bà là con ụng Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh éụi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đó lấy cụ gỏi Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuõn Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó. - Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lờ, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế

File đính kèm:

  • docgiao an on dinh huong 11 nam hoc 20132014 theo chuan kien thuc ki nang.doc