Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức:

- Hiểu được những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn.

- Qua hình ảnh phố huyện lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về, giúp học sinh nhận thức được sự xót thương đối với những con người sống nghèo đói, quẩn quanh, và cảm thông trân trọng của Thạch Lam trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút tháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một số truyện ngắn trữ tình.

2. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm văn xuôi.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những mong ước chính đáng của con người, cảm thông chia sẻ với những mảnh đời không may mắn.

II. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: kt 5 .KT miệng.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Thạch Lam là cây bút tiêu biểu xuất sắc của phong trào văn học lãng mạn 1930 – 1945, công chúng bạn đọc biết đến và yêu mến Thạch Lam qua nhiều truyện ngắn tâm tình. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc ấy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc hiểu 11 năm học 2007- 2008: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11 Ngày giảng: 12/11 Tiết 37 , Đọc hiểu Hai đứa trẻ - Thạch Lam - A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: - Hiểu được những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn. - Qua hình ảnh phố huyện lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về, giúp học sinh nhận thức được sự xót thương đối với những con người sống nghèo đói, quẩn quanh, và cảm thông trân trọng của Thạch Lam trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn của họ. - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút tháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một số truyện ngắn trữ tình. 2. Kĩ năng: Phân tích tác phẩm văn xuôi. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những mong ước chính đáng của con người, cảm thông chia sẻ với những mảnh đời không may mắn. II. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: kt 5’ .KT miệng. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Thạch Lam là cây bút tiêu biểu xuất sắc của phong trào văn học lãng mạn 1930 – 1945, công chúng bạn đọc biết đến và yêu mến Thạch Lam qua nhiều truyện ngắn tâm tình. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc ấy. 2.Nội dung. I.Tìm hiểu chung 10’ 1. Tác giả ( 1830 – 1871 ) HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt ? Khái quát những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, con người và sự nghiệp của Thạch Lam? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. * Nguồn gốc: Sinh năm 1910 và mất 1942, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân, bút danh là Thạch Lam. Sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại, hai người anh ruột thứ tự Nhất Linh và Hoàng Đạo. Tức Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam). Cả ba đều là thành viên của Tự lực văn đoàn. * Thuở nhỏ sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương sau đó theo cha sang tỉnh Thái Bình. Ông học ở Hà Nội, hết tú tài năm thứ nhất ông ra làm báo, viết văn. Tính tình đôn hậu rất tinh tế. Ông có quan niệm về văn chương rất lành mạnh tiến bộ “Văn chương không phải là sự thoát li hay lãng quên. Văn chương là vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có. Nó làm thay đổi xã hội giả rối và tàn ác. Nó làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”. * Tác phẩm chính của Thạch Lam: Tiểu thuyết Ngày mới (1939) Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942). Tập tiểu luận: Theo dòng (1941). Tuỳ bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943), Hai đứa trẻ là truyện ngắn in trong tập Nắng trong vườn. 2. Tác phẩm. a. Bố cục ? Xác định bố cục của truyện? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Truyện ngắn chia làm ba đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến: “Tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng” Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều muộn ở phố huyện. + Đoạn 2: tiếp đó đến: “Có những cảm giác mơ hồ không hiểu” Tâm trạng của Liên trước cảnh đêm ở phố huyện. + Đoạn 3: còn lại thể hiện tâm trạng của Liên trước cảnh chuyến tàu đêm đi qua. b. Chủ đề ?xác định chủ đề của truyện? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Miêu tả tâm trạng hai đứa trẻ (chủ yếu là tâm trạng của Liên) trước cảnh chiều buông, đêm xuống, khuya về làm rõ cuộc sống mòn mỏi chìm khuất tăm tối cùng ước mơ nhỏ nhoi của những con người nơi phố huyện tỉnh lẻ. II. Đọc hiểu 20’ 1. Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông Chia nhóm thảo luận: ?Cảnh chiều buông được miêu tả bằng âm thanh hình ảnh nào? Đọc đoạn 1 từ đầu đến “Chính chị cũng không có tiền đề cho chúng nó” 4 tổ 4 nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng những âm thanh: + Tiếng trống thu không (Tiếng trống báo hiệu trời sắp tối, báo hiệu không có gì xảy ra ở trong thành (Huyện) “Tiếng trống thu không... buổi chiều” + Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào + Trong cửa hàng, muỗi đã bắt đầu vo ve - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian + “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy” + Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn + Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời - Cảnh chiều buông miêu tả bằng sinh hoạt của con người + Chợ họp đã vãn từ lâu (Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất) + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía + Một vài người bán hàng về muộn, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang, đứng nói chuyện ít câu nữa. + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi đi lại lại tìm tới. - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng sự cảm nhận. + Một chiều êm ả như ru. + Liên ngồi im lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. + Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng âm thanh, cảnh vật cùng hoạt động của con người. ?Em có nhận xét gì về bức tranh buổi chiều buông? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi - Có sự hoà quện giữa ngoại cảnh và nội tâm. Cảnh chiều buông, người thì buồn man mác: “Liên ngồi yên lặng” và “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu vì sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái buồn của nhân vật. Văn chương thật tinh tế. - Mọi cảnh vật đều gợi nỗi buồn bâng khuâng man mác + Không gian ánh lên như hòn than sắp tàn + Sinh hoạt vắng lặng + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo “đi đi lại lại, lom khom nhặt nhạnh”- Nhặt những xác khô của đời thường. - Hai loại chi tiết và hình ảnh như hoà vào nhau. Một bên là hình ảnh êm đềm thi vị, một bên gợi cái nghèo khó, lam lũ. Ta hãy đọc: “Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” là thi vị, giàu chất thơ. Xen vào đó là tiếng tiếng “ếch nhái kêu ran”, tiếng “muỗi vo ve” như gợi cái lam lũ, nghèo khó của cuộc sống tối tăm bùn lầy, nước đọng chưa hết: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru” và “Mùi riêng của đất, của quê hương này” là chất thơ. Còn: Mặt trời tàn, cái chõng, ọp ẹp, phiên chợ tan, những đứa trẻ nghèo thơ thẩn tìm kiếm những gì của người bán hàng để lại trên bãi chợ... thì gợi nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn. Nhất là tâm hồn ngây thơ như Liên. Cảnh vật và lòng người như nhuốm vào nhau. Phải có sự cảm thông tới mức nào Thạch Lam mới có cách diễn tả tinh tế đến thế. 3. Củng cố, luyện tập (2’). (?) Văn của TLam về nội dung có gì đặc biệt? -> Thạch Lam là nhà văn lãng mạn nhưng truyện ngắn của ông lại thiên về phản ánh đời sống cơ cực, bế tác của những người nghèo gợi lên ở người đọc sự thương cảm và phần nào sự bất bình trước cuộc sống khốn khổ của nhứng con người có số phận hẩm hiu C. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’) 1.Bài cũ: Học và nắm nội dung chính của bài Tìm đọc những t/phẩm của TLam 2.Bài mới:Chuẩn bị tiết 2 Hai đứa trẻ: Đọc tác phẩm tìm hiểu tâm trạng chị em Liên khi đêm xuống.

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc
Giáo án liên quan