A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống ( chất thép và chất tình).
- Thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
B. Kiến thức trọng tâm
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người trong bài thơ
- Nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan.
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.
C. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện kiến thức, đặt câu hỏi gợi ý HS tiếp cận văn bản.
2. Phương tiện: sgk Ngữ văn 11 tập 2, tập thơ “ Nhật kí trong tù”.
D.Tiến trình lên lớp
GV dẫn: Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu các tác giả tiêu biểu của phong trào thơ Mới: đó là Xuân Diệu luôn thiết tha, băn khoăn, rạo rực trước thiên nhiên và cuộc đời, đó là Huy Cận với nỗi sầu miên man cùng vũ trụ Đó chính là những đỉnh cao của thơ Mới, những người đã làm nên thời kì hoàng kim của thơ ca dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ sang một dòng văn học mới là dòng văn học cách mạng với tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “ Chiều tối”.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 27309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc hiểu văn 11 Chiều tối Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng
Giáo án đọc hiểu văn 11
Chiều tối
Hồ Chí Minh
Người soạn: Phạm Thị Hà
A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống ( chất thép và chất tình).
Thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
B. Kiến thức trọng tâm
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người trong bài thơ
- Nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan.
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.
C. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện kiến thức, đặt câu hỏi gợi ý HS tiếp cận văn bản.
2. Phương tiện: sgk Ngữ văn 11 tập 2, tập thơ “ Nhật kí trong tù”.
D.Tiến trình lên lớp
GV dẫn: Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu các tác giả tiêu biểu của phong trào thơ Mới: đó là Xuân Diệu luôn thiết tha, băn khoăn, rạo rực trước thiên nhiên và cuộc đời, đó là Huy Cận với nỗi sầu miên man cùng vũ trụ… Đó chính là những đỉnh cao của thơ Mới, những người đã làm nên thời kì hoàng kim của thơ ca dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ sang một dòng văn học mới là dòng văn học cách mạng với tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ “ Chiều tối”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1. Tìm hiểu chung
- GV cho HS đọc Tiểu dẫn.
- GV yêu cầu HS trình bày hoàn cảnh ra đời của tập thơ “ Nhật kí trong tù” và bài thơ
“ Chiều tối”.
- GV nhận xét, bổ sung và mở rộng
HĐ2. Đọc hiểu
- GV gọi HS đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
- GV hỏi: Em hãy chia bố cục bài thơ?
- GV nhận xét, định hướng
- GV hỏi: Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả thiên nhiên trong hai câu thơ đầu? So sánh phiên âm, dịch thơ và đưa ra nhận xét?
- GV nhận xét, bình giảng.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
- GV nhận xét, định hướng, bình giảng.
- GV yêu cầu HS so sánh phiên âm và dịch thơ?
- GV hỏi: Bức tranh sinh hoạt ở hai câu thơ này có hình ảnh nào nổi bật? Ý nghĩa?
- GV nhận xét, định hướng, bình
- GV bình giảng chữ “hồng”
- GV thuyết trình cho HS về nét cổ điển và hiện đại trong thơ nói chung. Định hướng HS tìm hiểu sự vận động tứ thơ trong bài “Chiều tối”.
HĐ3. Tổng kết
HĐ4. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo câu hỏi của sgk
HS đọc, trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS đọc, trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi chép
I. Tiều dẫn
Hồ Chí Minh và tập “ Nhật kí trong tù”.
Tháng 12/1941 sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc về nước.
Tháng 8/1945 Người lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế, khi đến huyện Túc Vinh (Quảng Tây- Trung Quốc) bị bắt giam.
Trong thời gian 13 tháng ở tù Người đã sáng tác tập NKTT gồm 134 (133 bài + bài “ Mới ra tù tập leo núi”).
NKTT là bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh và phê phán xã hội phong kiến TQ đương thời, nét phong cách chính của tập thơ là cổ điển và hiện đại.
Bài thơ “Mộ”- Chiều tối.
Bài thơ số 31 trong tập NKTT
Được sáng tác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
II.Đọc hiểu
Bố cục: 2 phần:
+ 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ 2 câu sau: Bức tranh sinh hoạt
2. Phân tích
a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước
lúc chiều tối.
+ quyện điểu: con chim mỏi: trạng thái mệt mỏi, uể oải.
+ quy lâm : về rừng: cánh chim có phương hướng
→ Khác với cánh chim trong thơ cổ là cánh chim vô định, vô hướng, cánh chim ở đây tìm về chốn ngủ→ nhịp sống quen thuộc của loài chim: đi kiếm ăn rồi về tổ.
→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn, lạnh nơi rừng núi
+ cô vân: chòm mây cô lẻ: sự cô đơn, lẻ loi→ bản dịch thiếu mất chữ “cô”
+mạn mạn: trôi chậm chậm, uể oải, mệt mỏi→ bản dịch “trôi nhẹ”→ không diễn tả hết ý của câu thơ.
→ Câu thơ thứ 2 bản dịch không diễn đạt được hết ý thơ, không chuyển tải được sắc thái mệt mỏi, uể oải của người tù sau một ngày đi đường vất vả.
=> Nhân vật trữ tình mệt mỏi sau một đoạn đường dài nhưng vẫn quan sát thiên nhiên bằng con mắt chan chứa yêu thương. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với cảnh vật của Bác.
b. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt đầm ấm lúc chiều muộn
- So sánh phiên âm và dịch thơ
+ sơn thôn thiếu nữ - cô em xóm núi: bản dịch làm mất sắc thái trang trọng của câu thơ.
+ lặp: ma bao túc - bao túc ma hoàn: bản dịch chưa chuyển tải được vòng quay của chiếc cối→ nhịp lao động khẩn trương, hối hả.
+ phiên âm không có chữ “tối” bản dịch đưa thêm chữ “tối” không cần thiết.
Hình ảnh
+ thiếu nữ xay ngô: người lao động khoẻ khoắn, trẻ trung→ con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong lao động.
+ lò than rực hồng:tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh lúc chiều tối.
Rất may bản dịch đã giữ được chữ “hồng”
→ chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động hướng từ bóng tối ra ánh sáng→ tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.
=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sáng thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn ung dung, tự tại.
c. Sự vận động tứ thơ trong bài thơ
+ Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng cuả cảnh sinh hoạt gia đình.
+ Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống
+ Nhân vật trữ tình không hoà vào thiên nhiên mà đã trờ thành trung tâm
+ Hình ảnh thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng.
III. Tổng kết
Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của Hồ Chí Minh
Nghệ thuật: Cổ điển và hiện đại.
IV. Luyện tập.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
File đính kèm:
- bai giang chieu toi khoa hoc hap dan.doc