Giáo án Đọc – hiểu văn bản: Người trong bao_ A.sê-Khốp

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-lê-cốp

- Nhấn biết được bút pháp hiện thực sâu sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Bi kịch “người trong bao” Bê-li-cốp, tính khái quát và ý nghĩa của hình tượng này

- Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích - tổng hợp, giảng bình, phát vấn,

2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài

IV. CHUẨN BỊ

- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)

+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11

+ Giáo án

- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)

+ Bài soạn

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số

2. Trả bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ “ Tôi yêu em” và bình giảng hai câu thơ cuối

( Kiểm tra bài soạn)

3. Dạy bài mới:

* Lời vào bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một nhà thơ Pu-skin trong sáng, giản dị với tình yêu chân thành, cao thượng qua bài thơ : Tôi yêu em”. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một đại biểu xuất sắc nữa của nước Nga – Sê-khốp. Ông viết rất nhiều truyện ngắn, tác phẩm của ông thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc, đầy chất suy tưởng và xúc cảm nghệ thuật về những hiện tượng rất đời thường của cuộc . “Người trong bao” là một tác phẩm xuất sắc, nêu lên được những vấn đề thời sự và cấp bách không chỉ với xã hội Nga đương thời mà còn có giá trị với tất cả các dân tộc trên thế giới.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc – hiểu văn bản: Người trong bao_ A.sê-Khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Tiết: 94, 95 Phân môn: Đọc – hiểu văn bản NGƯỜI TRONG BAO A.Sê-Khốp I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-lê-cốp - Nhấn biết được bút pháp hiện thực sâu sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Bi kịch “người trong bao” Bê-li-cốp, tính khái quát và ý nghĩa của hình tượng này - Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích - tổng hợp, giảng bình, phát vấn, … 2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài IV. CHUẨN BỊ - Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11 + Giáo án - HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Bài soạn V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2. Trả bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ “ Tôi yêu em” và bình giảng hai câu thơ cuối ( Kiểm tra bài soạn) 3. Dạy bài mới: * Lời vào bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một nhà thơ Pu-skin trong sáng, giản dị với tình yêu chân thành, cao thượng qua bài thơ : Tôi yêu em”. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một đại biểu xuất sắc nữa của nước Nga – Sê-khốp. Ông viết rất nhiều truyện ngắn, tác phẩm của ông thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc, đầy chất suy tưởng và xúc cảm nghệ thuật về những hiện tượng rất đời thường của cuộc . “Người trong bao” là một tác phẩm xuất sắc, nêu lên được những vấn đề thời sự và cấp bách không chỉ với xã hội Nga đương thời mà còn có giá trị với tất cả các dân tộc trên thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học I. GiỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: * Gv hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn trong Sgk, hãy trình bày đôi nét về tác giả Sê-khốp? - Tên, năm sinh - mất? - Xuất thân ? - Cuộc đời và hoạt động chính? *Gv hỏi: Hãy giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của Sê-khốp? 2. Tác phẩm “Người trong bao”: *Gv hỏi: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ? * Gv lưu ý cách đọc: - Đọc chậm, hơi buồn, thoáng chút mỉa mai khi khắc họa chân dung Bê-li-côp - Khi đọc lời thoại của các nhân vật chú ý thay đổi giọng điệu sao cho phù hợp tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. - Phần cuối đọc với giọng khẩn thiết, sôi nổi, có ý nghĩa thức tỉnh khi các nhân vật nhận ra “không thể sống mãi như thế được * GV yêu cầu Hs phân chia bố cục truyện và tóm tắt lại truyện ? II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp a. Chân dung Bê-lê-cốp: * Gv hỏi: Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? - Gương mặt? - Trang phục? - Đồ dùng? - Gv hướng dẫn Hs tìm dẫn chứng trong Sgk. * Gv hỏi: Em có nhận xét gì về lối sống của Bê-li-cốp? *Gv hỏi: Em hãy khái quát chân dung của Bê-li-cốp? b. Tính cách của Bê-li-cốp * Gv hỏi: Bê-li-cốp hiên lên với những nét tính cách nào ? Dẫn chứng cụ thể. - Với em nét tính cách nào làm em ghê sợ nhất, và nét tính cách nào làm em buồn cười nhất? Vì sao? * Gv gọi 1- 2 Hs để có nhiều nhận xét khác nhau - Đâu là câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp? Câu nói ấy nói lên được điều gì về tính cách của Bê-lê-cốp? - Bản thân Bê-li-cốp nhìn nhận như thế nào về lối sống đó của chính mình? - Em hãy khái quát tính cách và con người của Bê-lê-cốp? c. Cái chết của Bê-li-cốp: * Gv hỏi: Theo em, ai là thủ phạm gây ra cái chết của Bê-li-côp? (Hành động thô bạo của Cô-va-len-cô, tiếng cười của Va-ren-ca…) * Gv cho Hs thảo luận về nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp ? * Gv giảng: - Bê-li-côp chết vì nỗi sợ hãi vô hình bủa vây, như một cái thòng lọng cứ ngày một siết chặt thêm vào cổ hắn. Và tiếng cười của Va-ren-ca chính là tác nhân đẩy nỗi sợ hãi thường trực trong hắn lên đến đỉnh điểm, dẫn tới cái chết của hắn. - Chi tiết “tiếng cười” của Va-ren-ka : là chi tiết đắt giá của Sêkhốp - tiếng cười đó đã giết chết Bê-li-cốp → cường điệu hóa. - Theo em, cái chết của Bê-li-cốp có hợp lí không ? Vì sao? - Cái chết ấy có ý nghĩa như thế nào? *Gv giảng: - Cách sống ấy không thể tồn tại lâu dài được bởi con người không thể sống mà thiếu niềm vui, hạnh phúc... - Đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh điểm: bởi khi chết hắn vĩnh viễn được nằm trong cái bao mà hắn từng khao khát. Vì đã đạt được mục đích của cuộc đời " khi nằm trong … ra nữa" → Lối sống trong bao của Bêlicốp khi chết vẫn còn được thể hiện. Đó là điều đáng phê phán. Bản tính thích cô độc, không bạn bè, gia đình, khát vọng đã được thỏa mãn khi nằm trong bao 2. Ảnh hưởng lối sống Bê-li-cốp với mọi người * Gv hỏi: Lúc còn sống, ảnh hưởng của Bê-li-côp với mọi người trong trường, trong thành phố được miêu tả như thế nào? *Gv hỏi: -Thái độ của mọi người khi Bê-li-cốp chết? - Cái chết của Bê-li-cốp có đồng nghĩa với kiểu “người trong bao” cũng vĩnh viễn biến mất không? Vì sao? - Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì? 3. Hình ảnh “cái bao” * Gv hỏi: - Hình ảnh “cái bao” xuất hiện bao nhiêu lần trong văn bản? - Phân tích ý nghĩa của hình tượng “cái bao”? * GV liên hệ thực tế - Phải biết sống và dám sống với tinh thần tự chủ, sống có trí tuệ và đạo đức của con người mới. - Sống cởi mở, hòa nhập với mọi người. III. TỔNG KẾT: 1. Giá trị nghệ thuật *Gv hỏi: - Nêu ý giá trị nghệ thuật của tác phẩm? 2. Ý nghĩa văn bản: - Ý nghĩ văn bản? Gv gọi Hs đọc lại Ghi nhớ (Sgk/70) *Hs đọc Sgk, kết hợp chuẩn bị bài ở nhà trả lời *Hs đọc Sgk, kết hợp chuẩn bị bài ở nhà trả lời *Hs trả lời: Sáng tác năm 1898 trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại thành phố Ianta thuộc bán đảo Crưm. *Hs đọc trước tác phẩm trước ở nhà. Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, trình bày bố cục và tóm tắt tác phẩm. * Hs tìm những dẫn chứng trong Sgk để khái quát nên chân dung Bê-li-cốp. * Hs tìm dẫn chứng trong Sgk về lối sống của Bê-li-cốp: + Khi ngủ: + Quan hệ với đồng nghiệp: + Ở nhà: * Hs khái quát *Hs phát hiện và tìm dẫn chứng cụ thể để minh họa cho từng nét tính cách của Bê-li-cốp. * Hs phát biểu * Hs trả lời: - Câu nói cửa miệng: “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” - Tự hào, bằng lòng, thỏa mãn với lối sống của mình. ðTính cách kì quái, luôn thu mình trong bao. *Hs lí giải nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp và nêu ý nghĩ của cái chết ấy. - Nguyên nhân: + Không phải do ngã cầu thang. Vì sau khi ngã xuống cầu thang, hắn vẫn bình yên vô sự, còn có thời gian xem lại xem các bao bố trên người còn nguyên vẹn không (giày lộc cộc đập vào cầu thang nhưng chưa rơi khỏi chân, kính xô lệch nhưng vẫn còn trên mũi). + Thủ phạm chính là “tiếng cười”: “ha-ha-ha” của Va-ren-ca. - Cái chết của Bê-lê-cốp là hợp lí, tất yếu. *Hs trả lời: + Các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ bảy. + Nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài + Người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách… * Hs trả lời: - Lúc đầu: cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái - Sau đó: lại nặng nề, u ám * Hs trả lời: + Nghĩa đen: dùng để bao, gói đựng đồ vật, hàng hoá. + Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp *HS trả lời. I. GiỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: a. Cuộc đời - An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904 - Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta- gan- rốc, bên bờ biển A- dốp - Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va. Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội,văn hóa,giáo dục - Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. - Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. - 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước. b. Sự nghiệp sáng tác - Sự nghiệp sáng tác đồ sộ ở nhiều thể loại: + Hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6… + Nhiều vở kịch: Hải âu, Cậu Va-ni-a, Ba chị em,… - Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khôp là sự giản di, thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Đặc biệt ông rất chú ý tới các chi tiết khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm ð Sê-khôp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỷ XIX, là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. 2. Tác phẩm “Người trong bao”: a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1898 trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại thành phố Ianta thuộc bán đảo Crưm. Bối cảnh rộng lớn của truyện là bầu không khí chuyên chế, nặng nề của xã hội Nga cuối TK XIX. b. Bố cục truyện: - Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo. - Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp. - Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y - người nghe chuyện. c. Tóm tắt tác phẩm: - Truyện bắt đầu bằng bối cảnh cuộc nghỉ đêm sau chuyến đi săn muộn tại làng Mi-rô-nô-xit-xkôi-ê của bác sĩ I-van I-va-nưt và thầy giáo Bu-rơ-kin. Tại đây Bu-rơ-kin đã kể chuyện về Bê-li-côp- một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ nổi tiếng với lối sống trong bao. - Bê-li-côp hiện lên thông qua những tình tiết sau: + Chân dung và thói quen sinh hoạt + “Câu chuyện tình yêu” với Va-ren-ca + Cuộc nói chuyện với Cô-va-len-cô + Cái chết của Bê-li-côp - Bác sĩ I-va-nưt kết luận: “Không thể sống mãi như thế được” II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp a. Chân dung Bê-lê-cốp: - Chân dung Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét kì quái, dị thường: + Bộ mặt giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao , mắt đeo kính râm + Trang phục: luôn mặc màu đen; luôn “đi giày cao su”, mặc áo bành tô và “giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên”, “đeo kính râm”, “mặc áo bông chần”. + Đồ dùng : Cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì ... đều được để trong bao - Lối sống: + Ở nhà: “mặc áo khoác ngoài”, “ đội mũ”, “ đóng cửa”, “cài then”; buồng ngủ “chật như cái hộp” + Sinh hoạt: lúc nào cũng “đi giày cao su”, “cầm ô”,”mặc áo bành tô”, “đeo kính răm”, “mặc áo bông trần”, “lỗ tai nhét bông”, ngồi xe ngựa thì luôn “kéo mui lên”; ngủ - “kéo chăn trùm đầu kín mít. + Đến thăm đồng nghiệp: kéo ghế ngồi chẳng nói gì, 1 tiếng sau ra về. (“đến nhà... kéo ghế ngồi... ngồi im như phỗng... rồi độ một giờ sau thì cáo từ”) ð Chân dung kì quái, lập dị, không dám đối mặt với thực tế. Với “khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”, “trốn tránh cuộc sống thực”. b. Tính cách của Bê-lê-cốp - Bê-li-cốp có khát vọng mãnh liệt: “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài” → nhút nhát, ngại giao tiếp. - Ý nghĩ giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào – “ Cả ý nghĩ … bao” - Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi, tôn sùng quá khứ: say mê và luôn ca ngợi tiếng Hi Lạp. - Sùng bái cấp trên và những chỉ thị, thông tư một cách máy móc, rập khuôn – “ Đối với hắn, … rõ ràng” - Bảo thủ , giáo điều: + Đi xe đạp, mặc áo thêu ra đường là những việc buông thả + Phụ nữ mà đi xe đạp ra đường thì thật kinh khủng. + Thói quen trong quan hệ đồng nghiệp: “ngồi im như phỗng” và “ độ một giờ sau thì cáo từ” - Luôn cô độc, lo lắng và sợ hãi: + Ở nhà: luôn đóng cửa, cài then, buồng nóng nực, ngột ngạt … + Câu nói cửa miệng: “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” + Khi ngủ - “cảm thấy rờn rợn”, “sợ kẻ trộm chui vào nhà” - Tự tin, tự hào về cách sống gương mẫu, trong sạch của mình. ð Con người cô độc, kì quái, máy móc, giáo điều → Tính cách “trong bao” c. Cái chết của Bê-li-cốp: * Nguyên nhân: + Va chạm với Cô-va-len-cô → Bê-lê-cốp bị ngã cầu thang + Va-ren-ca nhìn thấy Bê-li-cốp bị ngã, cười phá lên → Bê-li-cốp thấy xấu hổ và lo sợ → một tháng sau thì chết. * Lúc chết: vẻ mặt trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh → Cái chết của Bê-li-cốp bất ngờ nhưng là tất yếu. Với kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp tất yếu xã hội sẽ đào thải. ] Cái chết của Bê-li-cốp là một chi tiết quan trọng, đã đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh điểm: bởi khi chết hắn vĩnh viễn được nằm trong “cái bao” mà hắn từng khao khát – quan tài. 2. Ảnh hưởng lối sống Bê-li-cốp với mọi người: a. Lúc Bê-li-cốp còn sống: - Đồng nghiệp khinh ghét, ghê sợ hắn: “ Bọn giáo viên … sợ hắn” - Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và day dẳng đến mọi người trong thành phố + Các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ bảy. + Nhà tu hành không dám ăn thịt và đánh bài + Người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách… " Cách sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng ghê gớm đến cộng đồng, xã hội b. Khi Bê-li-cốp chết: - Lúc đầu: mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái - “chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái” - Nhưng sau đó: lại nặng nề, u ám, mệt nhọc như cũ – “chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại diễn ra như cũ”. → Mặc dù Bê-li-côp chết, nhưng những kiểu người như hắn thì vẫn còn tồn tại và có sự ảnh hưởng day dẳng, nặng nề đối với nước Nga lúc bấy giờ. - Lời nhận xét của I-van i-va-nứt : “Không thể sống mãi như thế được!” → thức tỉnh con người khỏi lối sống “trong bao”. Hãy sống rộng mở, chân thực, lành mạnh, trong sáng và có ý nghĩa cao đẹp hơn. Đó chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới chúng ta qua truyện ngắn này. 3. Hình ảnh “cái bao” “Cái bao” (12 lần) là biểu tượng giàu ý nghĩa, là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả: + Nghĩa đen: dùng để bao, gói đựng đồ vật, hàng hoá. + Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp → Kiểu người trong bao, lối sống thu mình trong bao – cuộc sống trói buộc, kìm hãm của nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ XIX. III. TỔNG KẾT: 1. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng cho một giai tầng xã hội. - Giọng điệu kể chuyện chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay. 2. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế được”. VI. CỦNG CỐ: - Câu hỏi củng cố: Câu1. Sê-khốp sống vào khoảng thời gian nào? A. Nửa đầu thế kỉ XX B. Nửa cuối thế kỉ XIX C. Nửa đầu thế kỉ XIX D. Tất cả đều sai Câu2. Nhan đề “Người trong bao” đúng với kiểu người nào sau đây? A. Tự ti, hà tiện B. Hay sợ hãi và sống bạc nhược C. Bị mọi người xa lánh D. Không thích giao tiếp với mọi người Câu3. Ý nghĩ thường xuyên xuất hiện trong dầu Bê-li-cốp? A. Sợ có ai đó làm mình giật mình B. Sợ nhỡ ra lại có chuyện gì C. Sợ ai đó trông thấy mình D. Sợ có ai đến nhà mà không báo trước. Câu4. Qua truyên ngắn “Người trong bao” nhà văn Sê -khốp muốn: A. Phê phán lối sống bảo thủ, ích kỉ, sợ hãi từ đó thức tỉnh mọi người. B. Ca ngợi lối sống lập dị, bảo thủ, ích kỉ. C. Kêu gọi mọi người giữ nguyên lối sống của mình không nên thay đổi. D. Kêu gọi mọi người thay đổi lối sống hiện tại. Câu5. Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? A. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo. B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách điển hình. C. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc. D. Nghệ thuật kể chuyện chậm rãi, vừa giễu cợt châm biếm vừa mỉa mai, u buồn Câu6. Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện? A. “Bê-li-cốp” B. “Không thể sống như thế!” C. “Một con người kì quái” D. “Không nên và không thể thay thế nhan đề khác”. * Đáp án: Câu 1: B, Câu 2: B, Câu 3: B, Câu 4: A, Câu 5: C, Câu 6: D - Gv hướng dẫn Hs làm phần Luyện tập (Sgk/ 70) VII. DẶN DÒ: - Học dẫn chứng và phân tích - Chuẩn bị bài mới “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”

File đính kèm:

  • docNGUOI TRONG BAO(1).doc