A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm chung về sử thi và sử thi Đăm Săn, đọc tác phẩm
Phân tích được hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với MTao Mxây
để thấy người anh hùng trong sử thi là tượng trưng cho những khát vọng của toàn thể
cộng đồng trong 1 thời đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản sử thi
3. Thái độ: Có ý thức lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân của con người chỉ có thể tìm thấy trong cuộc
chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng cộng đồng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc sáng tạo- phát vấn- trao đổi thảo luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về thể loại sử thi
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: .
2. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu và phân tích các đặc trưng cơ bản của VHDG?
2. Trình bày và nhận xét về các giá trị của VHDG?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 28842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn : chiến thắng mtao mxây (trích đăm săn- Sử thi tây nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 8 Ngày soạn: 30/8/09
Đọc văn
TÊN BÀI: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm chung về sử thi và sử thi Đăm Săn, đọc tác phẩm
Phân tích được hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với MTao Mxây
để thấy người anh hùng trong sử thi là tượng trưng cho những khát vọng của toàn thể
cộng đồng trong 1 thời đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản sử thi
3. Thái độ: Có ý thức lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân của con người chỉ có thể tìm thấy trong cuộc
chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng cộng đồng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc sáng tạo- phát vấn- trao đổi thảo luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về thể loại sử thi
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: …………………………………...........................................................
…………………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu và phân tích các đặc trưng cơ bản của VHDG?
2. Trình bày và nhận xét về các giá trị của VHDG?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
HS: Đọc phần tiểu dẫn sgk
GV: Nhắc lại định nghĩa về sử thi
H: Dựa vào phần tiểu dẫn sgk, em hãy khái quát một vài nét cơ bản về sử thi Đăm Săn? Tóm tắt tác phẩm?
HS: Làm việc cá nhân khái quát và tóm tắt
GV: Nhấn mạnh lại cốt truyện theo các sự kiện chính.
- Đăm săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ bhị và trở thành một tù trưởng giàu có và hùng mạnh
- Các tù trưởng Kên Kên Mtao Grư, sắt MtaoMxây lừa Đăm Săn bắt Hơ Nhị về làm vợ
- Đăm Săn tổ chức đánh trả và chiến thắng giết chết các tù trưởng, Đăm Săn sát nhập của cải, đất đai vào bộ lạc của chàng nên chàng càng giàu có hơn.
- Đăm Săn chặt cây sơ- múc ( cây thần bên nhà vợ) nên 2 vợ đều chết
- Đăm Săn lên trời xin thuốc cứu vợ thành công
- Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ và bị từ chối
- Trên đường trở về, Đăm Săn bị chết ngập trong rừng sáp Đen
- Hồn chàng biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái- nàng Hơ Âng
- Nàng có thai- sinh ra Đăm Săn cháu. Nó sẽ tiếp tục sự nghiệp của cậu mình.
GV: Phân vai HS
HS: Đọc theo vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật
H: Bố cục đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu tiêu đề của mỗi phần?
HS: Dựa vào phần đọc, chia bố cục
GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu vẽ đẹp của người anh hùng Đăm Săn qua các đặc điểm: lúc khiêu chiến, hiệp đấu thứ 1 cho đến hiệp đấu thứ 3
H: Khi khiêu chiến với Mtao Mxây Đăm Săn có thái độ như thế nào? Hãy tìm chi tiết, phân tích làm rõ?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích, nhận xét
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Trước sự quyết liệt, tự tin đó của Đăm Săn, Mtao Mxây có thái độ như thế nào?
GV: Gợi ý bằng các chi tiết trong VB
HS: Nhận xét.
H: Trong hiệp đấu thứ nhất, Đăm săn và Mtao Mxây đã thể hiện sức mạnh của mình như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm 2 HS, phân tích
GV: Bổ sung, kết luận
Mặc dầu cuộc chiến của Đăm Săn có mục đích riêng là giành lại vợ nhưng trong hoàn cảnh LS thời đó giành lại vợ chỉ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẩn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm nỗi uy danh của các bộ tộc vì vậy với chiến thắng Mtao Mxây đã dẫn đến việc buôn làng của người anh hùng được mở rộng và cường thịnh hơn, điều đó có ích cho toàn thể cộng đồng. Cho nên Đăm Săn là niềm tự hào, là nhân vật lý tưởng của người Ê đê.
I. Tìm hiểu chung:
1. Sử thi: là t/phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn (dài hàng nghìn, vạn câu), ngôn ngữ có vần, có nhịp, hình tượng NT hoành tráng, hào hùng, kể về những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Có 2 loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành TG muôn loài, con người…
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và những chiến công của những tù trưởng anh hùng.
2. Sử thi Đăm Săn:
- Thể loại: sử thi anh hùng
- Tác giả: dân tộc Ê đê (Tây Nguyên)
- Tóm tắt tác phẩm
- Ý nghĩa của tác phẩm: Câu chuyện về tù trưởng Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử.
3. Hướng dẫn đọc: Đoạn trích
4. Bố cục: 3 phần
* Phần 1: “Từ đầu….đem bêu ngoài đường”
" cuộc chiến giữa 2 tù trưởng: vẽ đẹp của người anh hùng Đăm Săn
* Phần 2: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
" mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
* Phần 3: Cảnh ăn mừng chiến thắng
" vai trò của người anh hùng và ý nghĩa của chiến thắng.
II. Đọc- hiểu đoạn trích:
1 Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây:
a. Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao Mxây:
- Thái độ của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lữa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu " Quyết liệt, tự tin.
- Thái độ của Mtao Mxây: từ chọc tức " sợ hãi, tần ngần, do dự, đắn đo.
b. Hiệp đấu thứ nhất:
- Mtao Mxây:
+ Múa khiên “kêu lạch xạch như quả mướp khô” (so sánh độc đáo)
+ Bước thấp, bước cao nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ " kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, chủ quan ngạo mạn
- Đăm Săn:
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây " bình tĩnh, tự tin
+ Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô " NT cường điệu làm nổi bật tài năng và sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
c. Hiệp đấu thứ 2:
Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm Săn mua khiên “như gió bão”, “như lốc”, núi 3 lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ " Nghệ thuật so sánh cường điệu càng làm nổi bật sự phi thường của Đăm Săn.
d. Hiệp đấu thứ 3:
Nhờ thần linh giúp đỡ, Đăm săn đã chiến thắng được kẻ thù " chi tiết nhờ thần linh giúp đỡ khẳng định Đăm săn đứng về phe chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ.
²Qua các trận đấu bằng NT so sánh và cường điệu tác giả dân gian đã làm nổi bật vẽ đẹp phi thường của anh hùng Đăm Săn
IV. Củng cố: HS Tóm tắt đoạn trích và nhận xét về hình tượng người anh hùng Đăm Săn
V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
VI. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết thứ: 9 Ngày soạn: 5/9/09
Đọc văn
TÊN BÀI: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Tiếp tục phân tích hình tượng người anh hùng qua việc ăn mừng chiến thắng để thấy
được giá trị của đoạn trích đó là mượn việc tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về
cuộc sống cao hòa hợp hạnh phúc. Lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn
đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cộng đồng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản sử thi
3. Thái độ: Có ý thức lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân của con người chỉ có thể tìm thấy trong cuộc
chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng cộng đồng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đọc sáng tạo- phát vấn- trao đổi thảo luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về thể loại sử thi và đoạn trích.
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: …………………………………...........................................................
…………………………………………………………………………………………………………
II. Kiểm tra bài cũ: Sử thi là gì? Em hãy khái quát đặc trương của sử thi và tóm tắt tác phẩm “Sử thi Đăm Săn”?
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca- sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H: Sau khi chiến thắng Mtao Mxây Đăm săn đã đối thoại với dân làng của Mtao Mxây, cuộc đối đáp gồm có mấy nhịp? Em hãy nhận xét gì về những lời đối trong đoạn văn?
GV: Gợi ý bằng việc đọc lại đoạn văn bản
HS: Thảo luận nhóm 2 em, phát biểu ý kiến.
GV: Bổ sung, giảng rõ đặc trương NT nói trên của sử thi: việc sử dụng sự lặp đi lặp lại trong hình ảnh cũng như trong lời thoại là một môtip được sử dụng thường xuyên trong tác phẩm sử thi, s/dụng mô típ ấy có tác dụng nhấn mạnh vẽ đẹp toàn diện của người anh hùng và tao ra ngôn ngữ có vần có điệu trong văn bản sử thi.
H: Qua lời đối ấy, em thấy được tình cảm gì của dân làng dành cho Đăm Săn ? Và cho biết mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là mối q/hệ như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
GV: Bổ sung, giảng rõ bằng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
H: Khi Đăm Săn đưa nô lệ về bộ tộc mình thì thái độ của dân làng như thế nào?
GV: Gợi ý “Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm, la nhiều…”
HS: Phân tích, nhận xét.
H: Sau khi đưa tôi tớ về làng, Đăm Săn sai mở tiệc ăn mừng, trong lời nói của Đăm Săn với các tôi tớ, em thấy Đăm Săn là vị tù trưởng ntn?
H: Vì sao lại phải đánh nhiều chiêng, cồng khi ăn mừng? Vai trò của tiếng cồng, chiêng đối với người Ê đê?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích, nhận xét
GV: Nhận xét, giảng rõ.
H: Cảnh ăn mừng diễn ra như thế nào? Em có suy nghĩ gì về ý của chiến thắng?
H: Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong tiệc ăn mừng chiến thắng? Em có nhận xét gì về vai trò của người anh hùng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng bộ tộc?
GV: Gợi ý
HS: Phân tích, nhận xét
- Hình ảnh Đăm Săn được khắc họa bằng cách nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân, rất sùng kính, tự hào: “ Nằm trên võng, tóc thả trên sàn…”, “Uống không biết say, ăn không biết no, chuyện không biết chán”, “đôi mắt long lanh”, “bắp chân to bằng xà ngang”…
- Đó là vẽ đẹp sức mạnh có phần cổ sơ, hoang dã, mộc mạc, giản dị nhưng rất gần gủi với rừng núi với tiếng chiêng, cồng Ê đê thời cổ đại.
GV: Nhận xét, kết luận
Cảnh ăn mừng chiến thắng càng tô đậm thêm vẽ đẹp của người anh hùng và mục đích cao cả của trận chiến.
Hoạt động 3:
HS: đọc phần ghi nhớ để tổng kết
GV: nhấn mạnh các nội dung trong phần ghi nhớ.
2. Hình tượng Đăm Săn trong tiệc ăn mừng chiến thắng:
* Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Cuộc đối giữa Đăm Săn và dân làng có 3 nhịp
- Lời đối vừa có sự lặp lại, vừa có sự tăng tiến
¨đó là đặc trưng NT của thể loại sử thi.
- Qua lời thoại ta thấy: dân làng rất yêu mến Đăm Săn, với tình cảm ấy thể hiện được vai trò của Đăm Săn trong cuộc chiến: Đăm Săn là bà đỡ cho LS của cuộc chiến, vì sự thống nhất , phồn vinh của cộng đồng
- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là mối q/hệ thống nhất.
- Thái độ của dân làng: ngưỡng mộ, thán phục
* Cảnh ăn mừng chiến thắng:
- Đăm Săn là người tự tin và rất tự hào
¨ vì: bộ tộc của chàng rất giàu có và nhiều sức mạnh
- Âm thanh cồng, chiêng là nét đẹp truyền thống và đó là bản sắc văn hóa của người Ê đê nói riêng và dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung.
- Am thanh cồng, chiêng có vai trò rất q/trong trong đ/sống của cồng đồng người Ê đề: nó thể hiện sự giàu có, sung túc, sang trọng, đó là sức mạnh vẽ đẹp VC- TT của thị tộc và tù trưởng.
- Cảnh ăn mừng:
+ Người tới ăn mừng: các tù trưởng từ phương xa đến, khách “đông nghịt”
+ Tôi tớ “chật ních cả nhà”
¨ sự thống nhất cao độ trong cộng đồng và sự chiến thắng ấy vì một mục đích cao cả: vì cuộc sống hòa hợp, bình yên, hạnh phúc.
- Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn:
¨ oai phong dũng mãnh khác thường
- Vai trò của người anh hùng: vẽ đẹp và sức mạnh của Đăm Săn thể hiện sức mạnh của cả thị tộc, đó là niềm tin của cả cộng đồng, chiến thắng của một cá nhân anh hùng cho thấy được sự vận động LS của cả thị tộc.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ SGK)
- Oai phong, dũng mãnh, tài năng, đề cao hạnh phúc gia đình, tha thiết với cuộc sống phồn vinh, bình yên của cộng đồng là những vẽ đẹp của người anh hùng Đăm Săn ¦ qua đó làm nổi bật phẩm chất, khát vọng cao đẹp của người xưa.
- Ngôn ngữ trang trong, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu với phép so sánh và cường điệu độc đáo là đặc điểm tiêu biểu về NT của sử thi.
IV. Củng cố: Hãy trình bày cảm nhận của em sau khi tìm hiểu đoạn trích?
V. Dặn dò: - Bài cũ: Học bài- tóm tắt được đoạn trích
- Bài mới: chuẩn bị bài: Văn bản
VI. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Ngu van 10 CB Tiet 910.doc