Giáo án Đọc văn lưu biệt khi xuất dương (xuất dương lưu biệt)

1. MỤC TIÊU

a.Về kiến thức

* Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mãn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX.

- Thấy được những nét đẹp sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục của Phan Bội Châu.

b.Về kĩ năng

Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ văn học

c.Về thái độ

Thêm trân trọng con người hết lòng vì dân vì nước, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của con người đối với quê hương đất nước.

 

 

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy

b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài

 

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định tổ chức (1 phút)

a. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của hS- 2 phút)

* Giới thiệu bài mới:

Phan Bội Châu là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. ( Nguyễn ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Đó là những lời đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà cách mạng Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỷ XX.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn lưu biệt khi xuất dương (xuất dương lưu biệt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01 Ngày dạy: 05/01/2009 Dạy lớp: 11M Ngày dạy 06/01/2009 Dạy lớp 11K Tiết 73- Đọc văn LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu 1. MỤC TIÊU a.Về kiến thức * Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mãn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX. - Thấy được những nét đẹp sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục của Phan Bội Châu. b.Về kĩ năng Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ văn học c.Về thái độ Thêm trân trọng con người hết lòng vì dân vì nước, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của con người đối với quê hương đất nước. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức (1 phút) a. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của hS- 2 phút) * Giới thiệu bài mới: Phan Bội Châu là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. ( Nguyễn ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Đó là những lời đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà cách mạng Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỷ XX. b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Tìm hiểu chung (6 phút) 1. Tác giả - Yêu cầu HS đọc SGK - Điều cần đặc biệt quan tâm ở phần Tiểu dẫn là gì? - GV nhấn mạnh một vài nét nổi bật + Chú ý các mốc: 1900, đỗ giải nguyên; 1905, xuất dương sang Nhật; 1925 bị Pháp bắt; 1940, qua đời ở Huế. + Sự nghiệp văn học phong phú, đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại. + Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỷ XX. + Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng; khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng. - HS đọc tiểu dẫn, SGK tr. 3, trả lời câu hỏi. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Yêu cầu hS nêu HCST bài thơ - GV bổ sung: + Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp độc chiếm hoàn toàn Đông Dương, tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối. Đầu thế kỷ XX, một chân trời mới bắt đầu ló rạng. + Năm 1905, ông làm bài thơ này và đọc trong buổi chia tay đồng chí, anh em bạn bè trước khi bí mật vượt biển (xuất dương) sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905- 1908), khai mở con đường cứu nước mới nhờ ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản truyền bá từ Pháp, từ Trung Hoa theo con đường Tân Thư. - HS dựa vào SGK nêu hCST: năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" để từ giã bạn bè, đồng chí. II. Tìm hiểu tác phẩm (22 phút) - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, Bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. - Yêu cầu HS xác định bố cục bài thơ - HS đọc văn bản, xác định bố cục bài thơ. 1. Hai câu đề - Giải thích các từ càn khôn, hi kỳ. Chuyện lạ ở đây là chuyện gì? - GV giảng giải: + Phải lạ (hi kỳ) nghĩa là biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển trời đất, vũ trụ (càn khôn), chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để mặc con tạo vần xoay. - HS đọc diễn cảm 2 câu đề bản dịch thơ và bản dịch nghĩa. - HS giải thích theo ý hiểu của mình. - Hai câu thơ này nói lên điều gì? - Cách nói về chí làm trai của Phan Bội Châu gợi liên hệ đến những lời thơ nào, của ai? - GV bổ sung(nếu thấy cần thiết): + Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ anh hùng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ chí anh hùng trong bốn bể . . . + Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông? + Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải sinh nên thời thế. - Hai câu thơ khẳng định một lẽ sống đẹp, cao cả. Đó là khát vọng sống mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết; - Đọc những câu thơ ấy. - Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân? - Cảm hứng gần gũi với lý tưởng nhân sinh của các nhà nho truyền thống nhưng táo bạo và quyết liệt hơn. - GV mở rộng: + Một đề tài không mới, không hiếm trong văn thơ trung đại từ Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, đến Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ . . . + Với Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ XX, khi đã tiếp thu ảnh hưởng của Tân Thư, luồng gió mạnh của thời đại mới, trong quan niệm chí làm trai có những điểm kế thừa truyền thống ông cha, nhưng đã xuất hiện những suy nghĩ mới mẻ, táo bạo. + Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình, vượt lên trên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung, hiếu với vua, cha, gia đình để vươn tới những lý tưởng quần chúng nhân dân, xã hội rộng lớn cao cả. - Tại sao không để mặc thiên nhiên, vũ trụ tự nó chuyển dời, vận động? - GV chốt: + Xưa nay con tạo vần xoay vốn là lẽ thường tình, nhưng Phan Bội Châu lại ôm ấp khát vọng có thể chuyển xoay trời đất, không để cho nó tự chuyển vần; không chịu khuất phục trước thực tại, trước số phận, trước hoàn cảnh. " Lý tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khoẻ khoắn ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với càn khôn. - HS trả lời 2. Hai câu thực - GV dẫn chuyển: Triển khai ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở trên. - Em hiểu khoảng trăm năm ( ư bách niên) là gì? - GV : "ngã" là cái "tôi" (tớ) - Đây có phải là cái "tôi" hoàn toàn mang tính chất cá nhân hay không? Vì sao? - GV: Duy hữu ngã (cần có tớ (tôi)). Cái "tôi" xuất hiện. Nhưng đây không phải là cái "tôi" cá nhân riêng tư nhỏ bé mà là cái "tôi" công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, đáng mặt nam nhi đại trượng phu tung hoành thiên hạ, lưu danh thiên cổ. Đó là một lời khẳng định dứt khoát , chắc nịch, dựa trên một niềm tự tin sắt đá vào tài trí của bản thân. - HS đọc diễn cảm. + Ư bách niên (khoảng trăm năm) là nói khoảng thời gian một đời người, một thế hệ v.v…. + Cái "tôi" công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, đáng mặt nam nhi … - Sự chuyển đổi giọng thơ đang từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4: há không ai? - cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì? - GV: Nhưng đến câu tiếp, tác giả lại chuyển giọng nghi vấn (cánh vô thuỳ - há không ai?). Đó là cách nói nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho đời. ý thơ tăng cấp, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã con người. Với lẽ sống như thế, tất sẽ làm nên sự nghiệp, và tên tuổi có lẽ nào lại không được lưu truyền mãi tới ngàn năm? Thân nam nhi bảy thước há lại chịu nát với cỏ cây, để mai một tài năng, chí khí trong cảnh cá chậu chim lồng? - HS thảo luận và lần lượt trả lời. +Khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường… - GV mở rộng -bình: Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỷ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần Vương chống Pháp, một tâm lý thất vọng, bi quan đang đè nặng cả tâm hồn những người Việt Nam yêu nước - tâm lý buông xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh "cá chậu chim lồng" có nguy cơ phát triển…. hai câu thơ như hồi chuông thức tỉnh có sức rung vang rất mạnh. 3. Hai câu luận - Từ quan niệm về chí làm trai, tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5 - 6? - GV: Lẽ nhục vinh của trang nam nhi, của con người được đặt trong một hoàn cụ thể (“Giang sơn đã chết”) Lẽ nhục - vinh được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc: non sông đã chết, sống thêm nhục (Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế). - HS đọc diễn cảm hai câu luận, trả lời: + Lẽ nhục - vinh được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc: - GV: đặt câu hỏi liên tưởng, mở rộng khắc sâu vấn đề… - Quan niệm này gợi ta nhớ tới những câu văn tế nào của Nguyễn Đình Chiểu - HS đọc: ("Sống làm chi ... ; Thà thác; ... ; ) - GV đọc lại (nếu thấy cần thiết): Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn - Sống làm chi ở lính mã tà, chia rưọu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ ... ; Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen ... ; Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp đặng trả thù kia ...) - GV thuyết trình: Đến câu 6, tư tưởng của Phan Bội Châu đã vượt qua Nguyễn Đình Chiểu, mang những sắc thái mới của thời đại mới. Nếu trước đó vài chục năm, Nguyễn Đình Chiểu còn: sống, thác đều đánh giặc, nhưng sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó. Thì nay Phan Bội Châu không còn chút vương vấn những quân thần hai vai, đạo sơ chung, nghĩa vua tôi như trước nữa. Ông đã dám đối mặt với cả nền học thức cũ để nhận thức chân lý: sách vở Nho gia thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lý, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan. Nếu cứ khư khư nệ cổ, trung quân mù quáng chỉ là ngu mà thôi. - Đối chiếu với nguyên tác (tụng diệc si) thì lời thơ dịch (học cũng hoài) đã lột tả hết được ý nghĩa chưa, vì sao? - GV: - Chỉ thể hiện ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả: học cũng chỉ ngu thôi, càng học những thứ ấy càng làm cho đầu óc người ta ngu muội thêm mà thôi! Thật mới mẻ và táo bạo! + Chỉ thể hiện ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả… 4. Hai câu kết - HS đọc diễn cảm hai câu kết. - Nhận xét của em về hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình trước lúc chia tay? - GV bổ sung, khăc sâu: + Các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: trường phong, đông hải, thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc ...). Tất cả đều như hoà nhập với con người trong tư thế cùng bay lên. Hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng. Con người được chắp cánh thiên thần, bay bổng lên trên thực tại tăm tối, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la. - Hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ trong tư thế cùng bay lên. Hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng. - Nhận xét của em về hình ảnh và tư thế của nhân vật trữ tình trước lúc chia tay? - GV mở rộng: Trong thực tế, đây là cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mới chỉ le lói mơ ước, khát vọng. Vậy mà người ra đi vẫn hăm hở, tự tin, đầy khí thế. Hình tượng thật đẹp và giàu chất sử thi. - GV bình: Hai câu thơ tạo thành tứ thơ đẹp. Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn nghìn ngọn sóng bạc bay lên. Bức tranh hoành tráng mà hài hoà, ở đó con người là trung tâm, chắp cánh khát vọng hùng vĩ, vút bay cao cùng ngọn gió, ngọn sóng, lồng lộng giữa biển trời mênh mông, vút bay tới chân trời mơ ước. Hình ảnh sử thi thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thời đại mới, một thế kỷ mới. + Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn nghìn ngọn sóng bạc bay lên - Đối chiêu với nguyên tác nhận xét câu cuối cùng. - Câu thơ dịch’ vẻ đẹp êm ả mà chưa tạo dáng và tạo khí thế, tạo tứ thơ hùng mạnh, bay bổng như câu thơ nguyên tác. III. TỔNG KẾT (3 phút) - GV bổ sung, nhấn mạnh: 1. Nội dung Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt; Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ; Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ vinh - nhục gắn với sự tồn vong của đất nước; tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong của thời đại; Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách; Giọng thơ tâm huyết, sôi sục mà lắng sâu. 2. Đặc sắc về nghệ thuật Đổi mới thể thơ nói chí, tỏ lòng; Hình ảnh vừa mang tính truyền thống vừa mới mẻ bay bổng lãng mạn, hào hùng. - HS đọc lại nội dung ghi nhớ, SGK. c. Củng cố, luyện tập (5 phút) - Đọc một só câu thơ nói về chí làm trai của tiền nhân, so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau trong quan niệm về nam nhi trong trời đất? - HS nhớ lại, chép ra giấy nháp - Lập bảng đối chiếu d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút) - HS đọc diễn cảm lại nguyên bản chữ Hán và bản dịch thơ, học thuộc lòng bản dịch thơ. - Viết một đoạn văn bình giảng hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu cuối hoặc trong toàn bài thơ. - Đọc kĩ lí thuyết, làm bài tập ở phần Luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 73 Luu biet khi xuat duong soan theo mau moitrao doithong nhat.doc
Giáo án liên quan