A, Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Qua hình tượng Bêlicốp - người trong bao, thấy rõ sự phê phán, đả kích lối sống mòn mỏi, han rỉ, đầy lo âu, sợ sệt. lúc nào cũng ẩn mình trong cái bao. Con người sống không tự do, không khát vọng, buồn tẻ.khiến nhân phẩm ngày một thoái hóa, biến chất trong " cái bao xã hội chuyên chế Nga cuối thế kỉ XIX". Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
- Rút ra được ý nghĩa của truyện. Câu chuyện chỉ ra cái xấu, cái tẻ nhạt, vô nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó thúc giục người ta sống yêu đời, sống hết mình để thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
- Qua câu truyện, rút ra được đặc trưng truyện ngắn Sêkhốp ( chủ đề, nhân vật, kết cấu, giọng điệu.) và thấy được tài năng bậc thầy truyện ngắn Sêkhốp.
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm, lựa chọn, bình giảng, sắp xếp chi tiết.
B, Phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, thiết kế giáo án.
- Học sinh: SGK, vở
C, Cách thức tiến hành
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, phát vấn, bình giảng, thuyết trình
D, Tiến trình dạy học
1, Ổn định tổ chức lớp:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
Lời vào bài: (3'): Các em đã được biết đến nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Lỗ Tấn - người đã từ bỏ nghề y vì nhận thấy chữa bệnh tinh thần cho con người còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm quen với một nhà văn Nga kiệt xuất, người cũng có cách làm như Lỗ Tấn, đó là Sêkhốp. Sêkhốp và Lỗ Tấn cùng có một mục đích và phương tiện là dùng văn chương để chỉ ra quan niệm, cuộc sống lạc hậu, ấu trĩ, vô vị và không ý nghĩa.của người dân nhằm tác động đến tư tưởng, lối sống làm cho họ thức tỉnh, để sống có ý nghĩa hơn.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10664 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: người trong bao - A.p. Sê Khốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn: Tiết
NGƯỜI TRONG BAO
A.P. SÊ KHỐP -
A, Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Qua hình tượng Bêlicốp - người trong bao, thấy rõ sự phê phán, đả kích lối sống mòn mỏi, han rỉ, đầy lo âu, sợ sệt... lúc nào cũng ẩn mình trong cái bao. Con người sống không tự do, không khát vọng, buồn tẻ...khiến nhân phẩm ngày một thoái hóa, biến chất trong " cái bao xã hội chuyên chế Nga cuối thế kỉ XIX". Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
- Rút ra được ý nghĩa của truyện. Câu chuyện chỉ ra cái xấu, cái tẻ nhạt, vô nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó thúc giục người ta sống yêu đời, sống hết mình để thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
- Qua câu truyện, rút ra được đặc trưng truyện ngắn Sêkhốp ( chủ đề, nhân vật, kết cấu, giọng điệu...) và thấy được tài năng bậc thầy truyện ngắn Sêkhốp.
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm, lựa chọn, bình giảng, sắp xếp chi tiết...
B, Phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, thiết kế giáo án....
- Học sinh: SGK, vở
C, Cách thức tiến hành
- Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, phát vấn, bình giảng, thuyết trình
D, Tiến trình dạy học
1, Ổn định tổ chức lớp:
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
Lời vào bài: (3'): Các em đã được biết đến nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Lỗ Tấn - người đã từ bỏ nghề y vì nhận thấy chữa bệnh tinh thần cho con người còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm quen với một nhà văn Nga kiệt xuất, người cũng có cách làm như Lỗ Tấn, đó là Sêkhốp. Sêkhốp và Lỗ Tấn cùng có một mục đích và phương tiện là dùng văn chương để chỉ ra quan niệm, cuộc sống lạc hậu, ấu trĩ, vô vị và không ý nghĩa...của người dân nhằm tác động đến tư tưởng, lối sống làm cho họ thức tỉnh, để sống có ý nghĩa hơn.
Sêkhốp viết rất nhiều truyện ngắn, trong khuôn khổ của chương trình, cô sẽ giới thiệu cho các em một trong những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc của Sêkhốp đó là " Người trong bao"
Trước khi vào tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về nhà văn Sêkhốp
tg
Họat động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu cần đạt
15
5
15
5
10
10
10
5
15
10
5
- Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn - SGK
- Em hãy trình bày hiểu biết của em về cuốc đời của tác giả?
- Văn chương Sêkhôp thường phản ánh nội dung gì?
- Gọi học sinh tóm tắt tác phẩm?
- Truyện có nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về đặc điểm nổi bật của Bêlicôp?
- Em hiểu thế nào là cái bao hữu hình? Nó thể hiện ở nhân vật Bêlicôp như thế nào?
- Trong khi lo âu chán ghét cuộc sống, Bêlicôp yêu gì và ca ngợi gì? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Em hiểu thế nào là cái bao tinh thần? Nó biểu hiện ở Bêlicôp như thế nào?
- Những hành động và quan niệm của Bêlicôp ảnh hưởng đến mọi người như thế nào? Điều đó có tốt không?
- Vì sao Bêlicôp lại chết?
Có phải tiếng cười đó đã giết chết Bêlicôp?
- Vẻ mặt của Bêlicôp được miêu tả như thế nào? Tại sao lại như vậy?
- Khi Bêlicôp chết, mọi người có vui mừng không? Vì sao? Sau đó thì thế nào? Em có nhận xét gì về điều này?
- Sự xuất hiện của ai trong câu truyện dự báo còn nhiều Bêlicôp. Qua đó, tác giả muốn nói gì?
- Hình tượng Bêlicôp có ý nghĩa gì?
- Theo em, Sêkhôp đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng hình tượng Bêlicôp?
- Theo em cái bao tượng trưng cho điều gì?
- Xã hội Nga được thể hiện như thế nào qua câu hỏi của Kôvalencô? Câu nói có ý nghĩa gì?
- Vấn đề tư tưởng Sêkhốp đặt ra là gì?
- Ở cuối truyện có hình tượng bác sĩ Ivan hoặc Kôvalencô. Em có suy nghĩ gì về hai nhân vật này?
- Em có nhận xét gì về truyện ngắn Sêkhốp( cốt truyện, đề tài, nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật...)
- Tên đầy đủ là Antôn Pavlôvit Sêkhốp ( 1860 - 1904)
- Sự nghiệp văn chương:
+ Sêkhốp là nhà văn vĩ đại không chỉ của nước Nga, của Châu Âu mà còn của cả thế giới. Tác phẩm của ông từ lâu đã vượt biên giới nước Nga đi khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
+ Sêkhốp là người đại diện vĩ đại nhất cho chủ nghĩa hiện thực Nga về truyện ngắn và kịch. Đến nay người ta vẫn gọi ông là "nhà văn làm ta muôn thủa say mê". Điều đó thể hiện sức hấp dẫn, sức sống của truyện ngắn Sêkhốp.
+ Sêkhốp là nhà văn nhân đạo, nhà văn nhân văn chủ nghĩa lớn của Nga và thế giới.
+ Nội dung văn chương của Sêkhốp: Văn chương lột tả sâu sắc, chân thật cuộc sống, tư tưởng tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Nga " trong buổi hoàng hôn", nhưng cuộc sống nhỏ nhen, ti tiện, vô nghĩa, những thói hư tật xấu của con người, để thức tỉnh con người sống tốt đẹp hơn. Sêkhốp thường nói đến những câu chuyện bình thường, nhỏ bé của cuộc sống hằng ngày nhưng ý nghĩa rút ra từ truyện mang tính khái quát , tính thời sự, là vấn đề triết lí nhân sinh... Đó chính là tài năng kiệt xuất của Sêkhốp
+ Số lượng tác phẩm: Với 24 năm lao động cần mẫn, đi nhiều nơi, ghi chép nhiều vấn đề. Sêkhốp đã để lại di sản văn chương đồ sộ, phong phú, độc đáo: toàn tập Sêkhốp 30 tập trong đó có 15 tập truyện ngắn, 3 tập kịch, 12 tập thư từ, ghi chép, nghiên cứu...
- Tóm tắt:Câu chuyện kể về một giáo viên dạy tiếng Hilạp. Điểm đặc biệt là cuộc sống của anh ta cái gì cũng ở trong bao, từ ăn, ngủ, đồ dùng, ngay cả ý nghĩ anh ta cũng dấu trong bao. Lúc nào anh ta cũng sống trong lo âu, sợ hãi thấy cái gì cũng mờ ám và chỉ sợ "nhỡ xảy ra chuyện gì"
Bằng cái vẻ lo âu, ủ rũ...anh ta gây sức ép với đồng nghiệp và khiến mọi người ai cũng sợ hắn.
Mọi người gán ghép anh ta với cô Varenka - chị gái một giáo viên lịch sử mới chuyển về trường. Mọi chuyện chưa đi đến đâu vì Bêlicôp không dám ngỏ lời cầu hôn vì " nhỡ xảy ra chuyện gì". Một lần, cả trường nhận được bức họa châm biếm Bêlicốp và cô Varenka khiến Bêlicốp rất xấu hổ, day dứt và quyết định không lấy vợ nữa. Anh đến nhà Varenka để nói vài điều nhưng chỉ gặp người em. Giữa hai người xảy ra tranh cãi, gây lộn. Bêlicốp về nhà, ốm 1tháng rồi chết. Ai cũng thấy vẻ mặt hắn trong quan tài rất hiền lành dễ chịu, tươi tỉnh như vui mừng cuối cùng hắn đã được chui vào một cái bao và không bao giờ phải trở ra nữa. Mọi người âm thầm vui vẻ vì không cho rằng từ nay họ sẽ thoát khỏi sự giám sát của Bêlicốp. Nhưng chỉ được vài tuần sau cuộc sống của họ lại trở về như cũ khi Bêlicốp còn sống. Cuộc sống nặng nề, vô vị, mệt nhọc, chẳng tự do tốt đẹp gì bởi họ cũng là những người trong bao và còn nhiều người như thế nữa.
- Nhân vật Bêlicốp là nhân vật chính vì cả câu chuyện xoay quanh lối sống của anh ta - một lối sống đặc biệt: cái gì cũng ở trong bao. Là nhân vật chính, Bêlicốp là sự thể hiện cho tư tưởng của nhà văn.
- Nhân vật này cái gì cũng để trong bao: bao dao, bao kính, luôn mặc áo ấm, cổ áo cao...ý nghĩ cũng ở trong bao:
+ Nhân vật này luôn sống trong lo âu, sợ sệt "nhỡ xẩy ra chuyện gì"
+ Hắn luôn giám sát mọi người khiến ai cũng sợ hắn
-> Điểm nổi bật của hình tượng Bêlicôp là cái gì cũng ở trong bao. Anh ta luôn mang tâm lí lo âu, sợ hãi, lo xa hão huyền nên chẳng dám làm việc gì. Ở đây, có cả cái bao nhìn thấy được và cả những cái bao vô hình chỉ có trong tinh thân. Để hiểu rõ hơn nhân vật, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở hai phương diện này.
- Bêlicốp hiện lên qua lời kể của Burkin - bạn đồng nghiệp của Bêlicốp. Trong cuộc sống, nhân vật cố gắng thu mình vào trong bao thể hiện:
+ Ngày đẹp trời vẫn đi giày cao su, mặc áo ấm, cầm ô, dấu mặt vào cổ áo bẻ đứng lên.
+ Ô, đồng hồ, dao gọt bút chì....đều ở trong bao.
+ Đeo kính râm, lỗ tai nhét bông
+ Đi xe ngựa bao giờ cũng cho kéo mui lên
+ Ở nhà: Giường chật như một cái hộp, móc màn, kéo chăn chùm kín, trong buồng nóng bức ngột ngạt.
-> Bêlicốp lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt được thu mình vào một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng của bên ngoài. Bêlicốp có thái độ nhút nhát, ghê tởm đối với thực tại, luôn lo âu sợ hãi cuộc sống.
- Để bào chữa cho thái độ nhút nhát, ghê tởm hiện tại của mình, hắn luôn ca ngợi quá khứ, ca ngợi những điều không có thực, say mê tiếng Hilạp cổ. Con người Bêlicốp không thể chung sống, dung hòa với thực tại. Cách trốn tránh thực tại của Bêlicốp gần giống với chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực. Khi không bằng lòng với thực tại thì xa lánh thực tại, tìm về quá khứ và sống cô đơn. Bêlicốp lại lựa chọn cho mình những cái bao để cách li với cuộc sống thực tại.
Hàng động của con người đều xuất phát từ suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm để suy xét tại sao làm thế này mà không phải thế kia.... Bêlicốp cũng vậy, cách sống với cái bao hữu hình như vậy là xuất phát từ cái bao tinh thần, cái bao quan niệm của mình
- Bêlicốp có kiểu suy nghĩ, quan niệm khá kì quặc và buồn cười, lựa chọn những chi tiết gây cười, điển hình để phê phán. Bằng nụ cười hóm hỉnh, Sêkhốp đã lên án, đả kích cái bao tinh thần của Bêlicốp. Điều Sêkhốp muốn chỉ ra là ảnh hưởng của tư tưởng trong bao này khiến con người lo âu sợ sệt không dám làm gì khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
- Cái bao tinh thần đó thể hiện:
+ Bêlicốp luôn cảm thấy điều gì đó mờ ám, khó nói, đáng ngờ trong điều này điều nọ. Chỉ có chỉ thị, thông tư...mới là những điều rõ ràng.
+ Luôn sợ " nhỡ xảy ra chuyện gì"
+ Có những quan niệm, phê phán khắc nghiệt trước hành động của người khác, bắt họ thế này mà không được làm thế kia, không được sống theo những điều mình thích. ( chuyện đuổi hai học sinh, chuyện bà giáo đi chơi với viên sĩ quan, chuyện ăn mỡ bò với cá rô....)
-> Cách sống, cách nghĩ của Bêlicốp làm cho anh ta nhuẽng tính cách bệnh hoạn, cuộc sống bị kìm hãm, con người bị bóp nghẹt trong lối sống nhà tù, không được tự do thoải mái sống theo nhu cầu nhân sinh. Quan niệm và cách sống đó như nhà tù giam hãm ước mơ, khát vọng. Cuộc sống vô nghĩa, mòn mỏi dần dần giết chết con người.
Ông tha thiết mong con người đấu tranh. Đây là chủ đề xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Sêkhốp
- Cuộc sống trong bao của Bêlicốp thật đáng sợ nhưng đáng sợ hơn đó là cuộc sống ấy làm ảnh hưởng và tác động lớn đến lối sống của mọi người xung quanh.
- Biểu hiện của ảnh hưởng:
+ Bằng tiếng thở dài, than vãn với cặp kính đen trên gương mặt nhỏ bé hắn đã lấn át tất cả chung tôi và chúng tôi phải nhượng bộ hắn bớt điểm hạnh kiểm và đuổi hai học sinh
+ Bêlicốp đến nhà từng người ngồi và không trò chuyện gì. Gọi đó là giữ gìn các mối quan hệ.
-> Tất cả giáo viên, hiệu trưởng đều sợ hắn và bị hắn khống chế suốt 15 năm trời
+ Các bà các cô không dám tổ chức diễn kịch tại nhà, giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bàn khi có mặt hắn.
+ Trong vòng 10 - 15 năm dưới ảnh hưởng của Bêlicốp dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, làm quen, đọc sách, giúp người nghèo dạy học chữ... Mọi người dù có học thức vẫn chịu im lặng, quy phục...
-> ảnh hưởng lối sống trong bao của Bêlicốp khiến con người sống nhàm chán, vô vị. Họ luôn sổng trong kimd nén, lo âu, sợ sệt khiến cuộc sống không còn ý nghĩa. Cách sống trong bao ấy bao phủ từ trường lên mọi người dân khiến cuộc sống nhân bản của con người bị mài mòn. Sêkhốp chỉ ra tác hại của lối sống ấy làm cho người nghèo nàn nhân tính, nhân bản. Lối sống ấy thật đáng phê phán và cần được thay đổi.
- Sau khi cãi lộn với em trai Varenka, Bêlicốp ra khỏi nhà và bị vấp ngã ở cầu thang, Varenka cười. Tiếng cười ấy đã kết thúc những gì còn lại trong Bêlicốp. Anh ta trở về nhà ốm và chết.
- Chi tiết tiếng cười của Varenka ở đây điển hình cho tài năng lựa chọn chi tiết đắt giá của Sêkhốp. Có ý kiến cho rằng tiếng cười đó đã giết chết Bêlicốp. Nói như vậy có vẻ cường điệu hóa. Cái chết của Bêlicốp không phải bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp đơn giản như vậy. Mà sâu xa hơn, đó là sự xung đột của hai lối sống trái ngược nhau, sự xung đột của lối sống trong bao khi tiếp cận với thực tại
- Bêlicốp được đặt trong thế đối sánh với Varenka để làm nổi bật cái lối sống đáng phê phán của hắn. Varenka và cậu em có lối sống trái ngược hoàn toàn với Bêlicốp và người dân ở đây. Họ vui vẻ, nói chuyện cười to, đọc sách, đi xe đạp. Họ có lối sống tự nhiên, hồn nhiên, chan hòa với tất cả. Lối sống ấy trái ngược hoàn toàn với Bêlicốp. Bởi vậy hai đối cực không thể dung hòa, khi chạm trán với nó Bêlicốp đã không thể tồn tại được.
-> Sêkhốp đã đưa ra hai lối sống khác nhau. Một lối sống tiêu cực và một lối sống tích cực. Điều ông muốn nói là lối sống của Bêlicốp không thể tồn tại được trong hiện thực bởi những hạn chế của nó.
- Vì hắn đã đạt được mục đích của cuộc đời " khi nằm trong quan tài, vẻ mặt của hắn trông hiền lành, dễ chịu thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa. Cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào một cái bao mà từ đó không bao giờ hắn phải thoát ra nữa"
- Lối sống trong bao của Bêlicốp khi chết vẫn còn được thể hiện. Đó là điều đáng phê phán. Bản tính thích cô độc, không bạn bè, gia đình, khát vọng đã được thỏa mãn khi nằm trong bao. Cái chết qua đó cũng cho ta thấy cuộc sống " vô vi tù túng" không tự do, không ý nghĩa của Bêlicốp và bao người khác. Vẻ mặt của hắn còn thể hiện một ý nghĩa khác Bêlicốp sẽ vĩnh viễn xa rời xã hội mà hắn luôn sống trong lo âu, sợ sệt, ghê tởm, luôn mong ước một thế giới khác, ca ngợi thế giới khác, ý nghĩa phê phán xã hội Nga chuyên chế, phê phán cái bao xã hội Nga tù túng giam hãm con người, sản sinh ra biết bao con người như Bêlicốp.
- Khi Bêlicốp chết mọi người vui mừng vì từ nay sẽ được sống tự do thoải mái sau bao năm bị Bêlicốp soi mói, kìm nén. " Ôi tự do, tự do. Chỉ cần thoáng nghĩ đến nó, chỉ cần mong manh đến khái niệm có thể có của nó là đủ làm cho chúng ta như được chắp thêm đôi cánh"
- Tự do phá tan những cái bao kìm hãm là điều Sêkhốp muốn đề cập. Ông muốn chỉ ra cuộc sống ngột ngạt trong khuôn khổ mà có thể những người đang sống trong nó không nhận ra. Cần có người chỉ ra cái đáng phê phán của lối sống ấy để con người thay đổi nó đi. Cần phải thay đổi cách sống, có ý nghĩa, có tự do, sống theo những nhu cầu nhân bản của con người. Bởi Sêkhốp cho rằng con người sẽ thay đổi khi có người chỉ cho họ như thể nào?
- Nhưng chưa đầy 1 tuần, cuộc sống lại trở về như khi Bêlicốp còn sống. Mọi người đều hiểu ra rằng chính trong mỗi người đã có một cái bao và tương lai sẽ còn nhiều cái bao như vậy. Bởi con người, cuộc sống còn nhiều xấu xa, bon chen, phù phiếm hoặc vô nghĩa như cuộc sống của Bêlicốp.
+ Sự xuất hiện của những người đi giày và mang ô trong đám tang Bêlicôp - Sự tiếp tục của những người trong bao.
+ Bà Karra - vợ ông trưởng xóm và rất nhiều người khác có lối sống trong bao.
-> Cái chết của Bêlicốp là sự tố cáo gay gắt nhất xã hội Nga chuyên chế, phê phán những lối sống, nếp sống đơn độc, náu mình trong bao, không tự do, không khát vọng, không làm gì để cuộc sống có ý nghĩa. Tư tưởng này của Sêkhốp thển hiện quan niệm nhân văn của ông, luôn vì quyền sống của con người.
- Hình tượng nhân vật được xây dựng theo ý đồ tư tưởng của tác giả. Hình tượng là con đẻ của nhà văn, thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả về cuộc sống,về con ngườ.
- Xây dựng hình tượng Bêlicốp, tác giả muốn phê phán lối sống tù hãm,vô vị, nhàm chán, tẻ nhạt vô nghĩa, suốt ngày thu mình vào trong cái bao đơn độc.
- Qua tiếng cười bông đùa nhẹ nhàng với những câu chuyện thường ngày giúp người đọc qua hình tượng đó nhận thức lại cuộc sống của mình và xung quang mình để thay đổi cho tốt đẹp hơn, trong sạch hơn, ý nghĩa hơn
- Bêlicốp là nhân vật điển hình cho nhân loại của Sêkhôp
Các nhân vật của Sêkhôp thường có cuộc sống thường ngày gần như tẻ nhạt. Họ không quan tâm đến chuyện lớn lao mà hình như chỉ loay hoay với cuộc sống thường nhật. Đằng sau cuộc sống xô bồ hay thầm lặng, cuộc đời các nhân vật của Sêkhôp không vì thế mà kém phần bi thảm. Sự tình nhiều khi người ta phải bật cười nhưng đằng sau tiếng cười đó là giọt nước mắt đắng cay. điều đáng nói ở đây không phải từng tình thế riêng lẻ mà là kiếp người nói chung, nó bi đát, vô vọng, thế mới đáng sợ. Hình tượng Bêlicốp thể hiện quan điểm nhân sinh, nhân đạo, đậm chất nhân bản.
- Xây dựng hình tượng nhân vật phụ thuộc tài năng của nhà văn. Tư tưởng lớn cần có tài năng lớn để biến tư tưởng ấy trở thành hiện thực.
- Hình tượng Bêlicôp được xây dựng bằng ngòi bút trào phúng châm biếm nhẹ nhàng, với nụ cười hài hước hóm hỉnh.
- Sử dụng các chi tiết nghệ thuật, các tình huống có vấn đề.
- Sử dụng lối trần thuật gián tiếp: Bêlicôp được kể qua nhân vật Burkin. Đưa nhân vật vào tình huống có vấn đề: cuộc hôn nhân với cô Varenka, tình huống chạm trán, bị ngã và tiếng cười của cô ở cuối truyện...
- Cái bao - hình tượng theo suốt nhân vật Bêlicôp làm nổi bật độc đáo của nhân vật này.
Người ta quen nói bao dao, bao kính chứ chưa ai nghĩ đến bao người. Ở đây Sêkhôp đưa ra một hình tượng mới: cái bao người . Sêkhốp phát hiện cái bao ấy đủ mọi kiểu: từ cặp kính, ô, cái xe buông mui đến căn phòng, trang ấp đời sống tình cảm, tư tưởng, nghề nghiệp, lối sống, mơ ước. Người đọc thấy ngạt thở khi bị ấn vào bao. Cần phải vươn ra không gian bao la để thở, tự do thấy được đất trời.
- Cái bao tượng trưng cho cuộc sống tù túng, giam hãm con người trong khuôn khổ nhà tù. Đó là cuộc sống vô vị, nhạt nhẽo, không ý nghĩa không mục đích, khát vọng, ước mơ. Đó là cuộc sống dung tục, nhơ nhớt, mòn mỏi, han gỉ đầy lo âu sợ sệt...Khiến con người sống không thật sự là con người. Con người không giữ được nhân phẩm hoặc thoái hóa biến chất và có kết cục bi thảm như Bêlicôp
- Cái chết của Bêlicôp là sự tố cáo có gay gắt cuộc sống mòn mỏi. Thoát ra khỏi cái bao xã hội, hắn lại chui vào một cái bao vĩnh viễn nhưng với một thái độ mới, thái độ mãn nguyện, sung sướng hơn khi còn đang sống.
- Cái bao ngột ngạt khiến cho con người chết dần chết mòn về nhân tính, nhu cầu nhân bản. Hình tượng cái bao đã bộc lộ quan niệm nhân sinh, quan niệm sống của Sêkhôp
- Cái bao chính là bầu không khí tởm lợm, ngột ngạt như nhân vật Kôvalencô đã nói: Tôi không thể hiểu nổi vì sao các ngài lại sống được trong không khí ngột ngạt, tởm lợm này. Chẳng lẽ các ngài lại là thầy giáo,là nhà sư phạm ư? Các ngài chỉ là những kẻ tranh giành, cố leo lên bậc thang như công danh, nhà trường của các ngài đâu phải là những lâu đài khoa học mà chỉ là nơi chia nhau tước vị, bốc mùi chua loét như trong đồn culít"
Câu nói đó đã lên án toàn bộ xã hội Nga và còn người sống trong đó. Cái bao ấy chính là xã hội Nga ngột ngạt, đang bóp nghẹt dần con người. Con người chỉ có cái danh hão, tranh giành địa vị, con người sống với những điều nhỏ nhen, tầm thường. Con người không có nhân phẩm, tha hóa biến chất.
Xã hội ấy làm cho những người tiến bộ, có lối sống thức tỉnh, có lương tâm không thể sống được. Họ ghê tởm nó và rời xa nó như Kôvalenco nói" trở về Ucraina dạy học và câu cá..." để được sống cuộc sống bình dị, tích cực, trong sạch hơn.
Sêkhôp đặt ra vấn đề ấy đối với người đọc để họ nhìn nhận cuộc sống ấy, thấy ghê tởm cuộc sống ấy để mà thay đổi nó. Sêkhốp đã thể hiện lòng nhân đạo, xót thương. Vì vậy, câu chuyện đậm chất nhân văn, nhân đạo. Đây là phần chìm trong truyện ngắn Sêkhốp
- Sêkhôp viết" Tôi chỉ muốn các bạn hãy tự ngắm mình, hãy tự xem xét các bạn đang sống tồi tệ và buồn tẻ biết bao." Sêkhôp quan niệm " Cái chính là làm sao để mọi người hiểu điều đó, khi họ hiểu thì nhất định họ sẽ tạo được cuộc sống khác hẳn và tốt đẹp hơn"
Tác phẩm của Sêkhôp đặt người đọc đối diện rồi đối thoại, tranh luận rồi kết luận. Những tác phẩm nhiều khi là bức tranh không lời. Sekhôp không cần bình luận, chú thích, người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được. Nhà văn không nói chuyện ai xa lạ, chỉ là truyện trong nhà, ngoài ngõ, đường phố...với cái nhìn bông đùa, hóm hỉnh, hài hước nhưng ẩn sau đó là sự phê phán.
Qua truyện " người trong bao" vấn đề tư tưởng mà Sekhôp đặt ra là: từ cách sống, lối sống trong bao của Bêlicôp và nhiều người trong truyện, con người cần nhìn nhận lại cách sống, làm cho người biết xa lánh cuộc sống tù túng, nhàn chán, vô nghĩa trong khuôn khổ để sống có ý nghĩa.
Truyện thể hiện ý nghĩa tư tuởng, ý nghĩa phê phán và tư tưởng nhân đạo của Sêkhôp
- Ở cuối truyện có hình ảnh bác sĩ Ivan và Kôvalencô là sự thể hiện cho quan điểm và tư tưởng của tác giả. Ivan nghe xong câu chuyện thở dài trở mình không ngủ được, ngồi trầm ngâm suy nghĩ bên cửa sổ. Lời phát ngôn của Kôvalencô thể hiện sự trăn trở. Đó là những con người thức tỉnh. Họ thấy được nỗi buồn của xã hội, của tác giả khi chứng kiến cảnh sống trong xã hội ngột ngạt tù túng. Đó là những con người có tư tưởng tiến bộ, họ nhận ra bản chất tiêu cực của xã hội cũng như lối sống trong bao kiểu Bêlicôp đang đầy rẫy. Những người ấy sẽ thay đổi. Xã hội Nga đang cần những người như vậy.
- Sêkhôp là bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới. Ông đưa truyện ngắn từ thể loại hèn mọn lên sánh ngang với thể loại cao quý như tiểu thuyết và kịch. Sêkhôp đem đến những cách tân mới mẻ cho truyện ngắn.
Sêkhôp quan niệm truyện ngắn: " biết nói ngắn nhũng truyện dài" biến cái bình thường thành cái không bình thường, " lời chật ý rộng" truyện ngắn Sekhôp cô đọng súc tích, hàm xúc. Lựa chọn chi tiết đắt có sức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
Truyện ngắn của Sêkhôp vừa có cái lạnh lùng của ngòi bút hiện thực, lại vừa đậm chất trữ tình của ngòi bút lãng mạn
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên.
I, Tác giả
- Tên: Antôn Pavlôvit Sêkhốp ( 1860 - 1904)
- Sự nghiệp văn chương: Sêkhốp là nhà văn vĩ đại không chỉ của nước Nga, của Châu Âu mà còn của cả thế giới.
+ Sêkhốp là người đại diện vĩ đại nhất cho chủ nghĩa hiện thực Nga về truyện ngắn và kịch.
+ Sêkhốp là nhà văn nhân đạo, nhà văn nhân văn chủ nghĩa lớn của Nga và thế giới.
- Nội dung văn chương của Sêkhốp: Văn chương lột tả sâu sắc, chân thật cuộc sống, tư tưởng tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Nga " trong buổi hoàng hôn", nhưng cuộc sống nhỏ nhen, ti tiện, vô nghĩa, những thói hư tật xấu của con người, để thức tỉnh con người sống tốt đẹp hơn.
+ Số lượng tác phẩm: Sêkhốp đã để lại di sản văn chương đồ sộ, phong phú, độc đáo: toàn tập Sêkhốp 30 tập trong đó có 15 tập truyện ngắn, 3 tập kịch, 12 tập thư từ, ghi chép, nghiên cứu...
II, Tác phẩm " Người trong bao"
1, Tóm tắt
- Tác phẩm xuất bản năm: 1898
2, Tìm hiểu tác phẩm
2.1, Hình tượng nhân vật Bêlicôp - người trong bao
a, Bêlicôp và những cái bao hữu hình
- Trong cuộc sống, nhân vật cố gắng thu mình vào trong bao
+ Ngày đẹp trời vẫn đi giày cao su, mặc áo ấm, cầm ô, dấu mặt vào cổ áo bẻ đứng lên.
+ Ô, đồng hồ, dao gọt bút chì....đều ở trong bao.
+ Đeo kính râm, lỗ tai nhét bông
+ Đi xe ngựa bao giờ cũng cho kéo mui lên
+ Ở nhà: Giường chật như một cái hộp, móc màn, kéo chăn chùm kín, trong buồng nóng bức ngột ngạt.
-> Bêlicốp lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt được thu mình vào một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng của b
File đính kèm:
- Nguoi trong bao(3).doc