I. Yêu cầu bài dạy: Giúp học sinh tìm hiểu và cảm nhận được:
1. Vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hào hoa, anh dũng. Từ đó hiểu và đánh giá được những biểu hiện nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2. Qua tìm hiểu bài thơ giúp cho hs có cảm nhận một cách đúng đắn về một thời kì lịch sử trọng đại cảu dân tộc mà trung tâm là hình ảnh những con người anh dũng.
Nuôi dưỡng trong tâm hồn các anh em sự tự hào về lớp cha anh đi trước. Cũng từ đó rèn cách phân tích một bài thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. TL tham khảo: "Giảng văn Văn học Việt Nam, sgv văn 12, 99 bài văn.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và sgk.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: tây tiến_ Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5.10.2012 Ngày giảng: Lớp 12 Lý 9.10.2012
Tiết 19: ĐỌC VĂN TÂY TIẾN
Quang Dũng
I. Yêu cầu bài dạy: Giúp học sinh tìm hiểu và cảm nhận được:
1. Vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hào hoa, anh dũng. Từ đó hiểu và đánh giá được những biểu hiện nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2. Qua tìm hiểu bài thơ giúp cho hs có cảm nhận một cách đúng đắn về một thời kì lịch sử trọng đại cảu dân tộc mà trung tâm là hình ảnh những con người anh dũng.
Nuôi dưỡng trong tâm hồn các anh em sự tự hào về lớp cha anh đi trước. Cũng từ đó rèn cách phân tích một bài thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. TL tham khảo: "Giảng văn Văn học Việt Nam, sgv văn 12, 99 bài văn.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và sgk.
III. Phần thể hiện khi lên lớp:
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
1. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
2. Dạy bài mới:
*Lời vào bài: (1’) Văn học sau 1945 đến 1975 đem đến cho chúng ta nhiều hình ảnh đẹp. Đó là hình ảnh tích tụ truyền thống đấu tranh anh dũng trong chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh bộc lộ khát vọng của cả dân tộc: Việt Nam không chịu sóng quì. Tìm hiểu phần tiếp theo bài thơ Tây Tiến sẽ cho ta thấy rõ điều này.
Hoạt động 2 *Nội dung bài mới:
GV khái quát tiết học trước :
- Với việc phối hợp thanh điệu tạo nên âm điệu thơ, hình ảnh thơ đoạn 1 đã diễn tả nỗi nhớ, hồi ức của nhà thơ Quang Dũng về những gian nan, những dữ dội của cảnh Tây Bắc và sự vất vả gian khổ mà người lính Tây Tiến phải trải qua. Vậy trong những đoạn thơ tiếp, tác giả đã miêu tả như thế nào ?
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đoạn 1 : 14 câu thơ đầu
2. Đoạn 2 : 8 câu thơ tiếp (14’)
? Đọc đoạn thơ tiếp theo, và nhận xét về bức tranh trong đoạn thứ 2 ?
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
T: Đoạn thơ mở ra một thế giới khác của miền Tây. Cảnh hoang vu, hiểm trở, dữ dội của núi rừng lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ duyên dáng thơ mộng và trữ tình.
= Nét bút của QD thay đổi: nét vẽ bạo khỏe gân guốc được thay bằng nét vẽ mềm mại, tinh tế đầy tài hoa.
? Đoạn này t/g vẽ mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
- Hai cảnh. Cảnh đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước Tây Bắc.
Qua nỗi nhớ, tác giả gợi lên những kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng, huyền ảo.
a. Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
? Cảnh đêm liên hoan văn nghệ hiện lên trong hồi ức của Quang Dũng ntn?Không khí của đêm liên hoan đó ra sao ?
Không khí mê say ngây ngất. Khung cảnh vừa hiện thực vừa huyền ảo
Thắm thiết tình quân dân.
+ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa : Đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân được nhà thơ gọi bằng cái tên thật lãng mạn, mang đậm tính chất trữ tình.
+ Đuốc hoa : hình ảnh dễ làm ta liên tưởng đến một lễ hội hay một đám cưới.
? Đêm hội ấy có gì đặc biệt?
- Đó cũng là đêm hội tụ nhiều nét lạ, hấp dẫn hồn chiến sĩ:
+ Lạ từ y phục (xiêm áo)
+ Nhạc cụ lạ (khèn)
+ Âm điệu lạ (Man điệu)
+ Dáng vẻ lạ ( nàng e ấp) mà trung tâm là cô thiếu nữ vùng sơn cước trong những vũ điệu mang đậm màu sắc xứ lạ.
=> Tất cả như hòa quyện với nhau: màu sắc - âm thanh - ánh sáng.
Và đặc biệt là hình ảnh thiếu nữ với xiêm áo lộng lẫy, rực rỡ, vừa dịu dàng, vừa tình tứ trong dáng vẻ e ấp.
GV : Ở đây có thể có hai cách hiểu : Có thể là đêm liên hoan được tổ chức tại doanh trại có đồng bào địa phương đến góp vui, có những cô gái dân tộc với những sắc áo sặc sỡ. Cách hiểu thứ hai, đó là đêm liên hoan văn nghệ toàn lính và những chàng trai Tây Tiến đã đóng giả những cô gái để cho đêm liên hoan thêm phần vui vẻ. Dù hiểu theo cách nào thì ý thơ cũng nói lên được vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan đậm chất lính.
?Hai tiếng Kìa em đã diễn tả cảm xúc như thế nào của những người lính TT?
- Kìa em : + Ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục.
+ Ngắm nghía mê say.
+ Tình tứ
GV : Ta như nhận thấy đằng sau cái tiếng kìa em ấy là ánh mắt, nụ cười yêu đời, tinh nghịch, đa tình và hào hoa.
Những hình ảnh đó đã tăng thêm xúc cảm những rung động sâu xa trong lòng ng chiến binh Tây Tiến. Họ được bộc lộ niềm vui và vẻ đẹp tâm hồn trong những đêm liên hoan như thế này. Ta bỗng nhớ tới câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
Những chàng lính trẻ măng tơ
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi.
Tâm hồn trẻ trung, yêu đời của những người lính TT cũng như vậy. Người lính Tây Tiến đã tổ chức đêm liên hoan văn nghệ xuất phát từ những nhu cầu văn hóa tinh thần của thanh niên Hà Nội. Họ bước vào cuộc chiến đấu không chỉ có súng đạn mà còn mang theo cả những nhu cầu văn hóa tinh thần. Ở họ có niềm lạc quan, yêu đời đã nâng đỡ họ vượt qua những gian lao thử thách của cuộc chiến đấu.
GV (Chuyển ý) : Nếu cảnh liên hoan văn nghệ được réo rắt trong không khí tưng bừng thì cảnh sông nước hiện lên như thế nào ?
b.Cảnh sông nước TB:
? Cảnh sông nước Tây Bắc hiện lên ntn? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên này?
+ Buổi chiều sương giăng trên sông nước hoa đong đưa. Những cây lau bên ven bờ như có hồn, có con người trên chiếc thuyền độc mộc..
-> Vẻ đẹp có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và huyền ảo qua thời gian và không gian.
+ Thời gian : Đó là một buổi chiều sương giăng tĩnh lặng. Không phải là khoảng thời gian : Chiều chiều oai linh thác gầm thét hay Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người như ở đoạn 1.
+ Không gian : Dòng sông với đôi bờ phơ phất hồn lau. Những bông lau chập chờn lay động dường như cũng có hồn hay chính tâm hồn của nhà thơ thâm nhập vào cảnh vật, những bông lau huyền ảo phất phơ gợi hồn của cảnh vật.
- Thiên nhiên : đẹp, huyền ảo, có linh hồn
GV : Những ý thơ của Quang Dũng làm chúng ta không thể không nhớ đến con Sông Đà của Nguyễn Tuân : Dòng sông hoang dại như một bờ tiền sử, như mang nỗi niềm cổ tích thưở xưa.
? Ngoài hình ảnh thiên nhiên, tác giả còn miêu tả hình ảnh con người như thế nào ?
Con người Tây Bắc : mềm mại và uyển chuyển trên chiếc thuyền độc mộc.
Có sự tương ứng giữa cảnh và người. Phải chăng đó chính là những thiếu nữ Tây Bắc mềm mại và uyển chuyển nhưng cũng rất vững chãi trên chiếc thuyền độc mộc.
+ Hoa đong đưa (không phải đung đưa) : Bông hoa cũng như có hồn, đang liếc mắt đong đưa, làm duyên làm dáng soi mình trên dòng nước chòng chành.
? Nhận xét của em về bút pháp của người nghệ sĩ QD trong đoạn thơ này ?
*Nghệ thuật :
- Bút pháp lãng mạn và tinh tế : khi miêu tả cảnh vật và con người đều lung linh huyền ảo, cảnh mờ ảo và con người thì ẩn hiện.
- Kết hợp hài hòa giữa chất nhạc và thơ.
- Hình ảnh những thiếu nữ Tây Bắc duyên dáng và con thuyền độc mộc đẹp như bông hoa rừng trong buổi chiều sương giăng mắc -> chính là những kỉ niệm đẹp trong hành trong tinh thần mang theo suốt cuộc đời của những người lính Tây Tiến.
* Tóm lại: Bằng nét vẽ mềm mại tinh tế đầy tài hoa t/g đã dựng lên một bức tranh, một vẻ dẹp khác của Tây bắc: Duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ, trữ tình.
GV: Đoạn thơ có sự hòa quyện giữa chất nhạc, chất họa và chất thơ, nhà thơ không chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc một cảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo mà còn gợi lên cái thần thái, hồn thiêng xứ sở. Nhạc điệu được hình thành từ ngôn ngữ, hình ảnh thơ và nhạc điệu rung lên từ chính tâm hồn nhà thơ trong nỗi nhớ về Tây Tiến. Xuân Diệu đã rất có lí khi cho rằng, đọc bài thơ này, ta có cảm giác như ngậm âm nhạc trong miệng vậy.
Hoạt động 3
3. Đoạn 3: (13’)
? Tác giả miêu tả nội dung gì trong đoạn thơ tiếp ?
- Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến : được miêu tả trực tiếp với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng.
GV: Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng TB ở đoạn 1 và duyên dáng mĩ lệ thơ mộng ở đoạn 2, đến đoạn thứ 3 hình tượng tập thể những người lính TT xuất hiện với một vẻ đẹp đầy tinh thần bi tráng.
Dáng vẻ
+ Đầu không mọc tóc
+ Quân xanh màu lá
Vẻ ngoài đói khát, sốt rét rừng nhưng vẫn giữ được vẻ oai phong, lẫm liệt.
Bút pháp : Lãng mạn hóa hiện thực.
? Quang Dũng đã khắc hoạ khó khăn nào mà người lính Tây Tiến phải đối mặt?
T: Khó khăn mà người lính Tây Tiến phải đói mặt là căn bệnh sốt rét rừng. Họ đã phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh ghê gớm đó.
GV: Thơ ca thời kì kháng chiến khi nói về người lính thường nói đến căn bênh này. Chính Hữu đã miêu tả trong bài ĐC: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Và Tố Hữu trong bài Cá nước cũng có những hình ảnh thật cụ thể: Giọt giọt mồ hôi rơi, trên má anh vàng nghệ. Hay như trong bài Lên Cấm Sơn, tác giả Thôi Hữu cũng viết :
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa
QD trong TT cũng không hề che giấu những gian khổ, những khó khăn về căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao của người lính.
? Nhà thơ đã dùng bút pháp gì ? Tác dụng ?
- Bút pháp lãng mạn hóa hiện thực. Hiện thực không được miêu tả một cách trần trụi mà tg sử dụng bút pháp lãng mạn hóa.
- Vẻ oai phong, lẫm liệt dữ oai hùm giữa màu xanh của núi rừng đại ngàn. Họ như những con mãnh hổ làm chủ và ngự trị cả chốn rừng thiêng nước độc ấy. Họ có ốm mà không có yếu bởi sức mạnh tinh thần của họ đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
GV (Chuyển ý) : Không chỉ qua dáng vẻ, bức tượng đài người lính TT còn được thể hiện qua đời sống tâm hồn.
b. Đời sống tâm hồn : Tâm hồn nhiều mộng và mơ.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HN dáng kiều thơm
? Suy nghĩ của em về hình ảnh : mắt trừng gửi mộng ?
- Vẽ dũng mãnh, oai hùng. Gửi mộng : Đó là giấc mộng lập chiến công, giấc mộng đánh đuổi kẻ thù..
? Không chỉ có vẻ đẹp oai hùng, người lính còn bộc lộ nét đẹp nào nữa?
Giấc mơ về HN dáng kiều thơm : Khao khát yêu đương :
Những người lính TT đa phần đều đến từ thủ đô HN (Ca dao có câu : Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng gười Tràng An), những chàng trai Hà thành ấy tham gia chiến đấu mang trong tim là những kỉ niệm. Nếu người lính xuất thân từ nông dân, hành trang mang theo họ là giếng nước, gốc đa, quê hương nước mặn đồng chua, là hình ảnh người vợ trẻ « mòn chân bên cối gạo canh khuya » trong thơ Chính Hữu và Hồng Nguyên.. là những kỉ niệm mộc mạc chân tình. Còn với người lính sinh viên ấy, thắp sáng tâm hồn mình từ những mộng và mơ rất trẻ qua hình ảnh dáng kiều thơm của người thiếu nữ Hà thành. Cái nhìn nhiều chiều của QD đã nhìn xuyên thấu cái vẻ oai hùng dữ dằn bên ngoài của họ, bên trong họ, đó là những tâm hồn, những trái tim rạo rực đang khao khát yêu đương.
GV: Hình ảnh đó có ý nghĩa rất lớn với người chiến sĩ Tây Tiến, những chàng trai ra đi từ đất Hà Thành hào hoa và có lẽ đó sẽ là yếu tố nuôi dưỡng tinh thần, thúc giục họ, tạo cho họ sự dũng cảm ngoan cường. Trong thơ NĐT, đó là hình ảnh người lính Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
GV (Chuyển ý) : Hình tượng bức tượng đài về người lính còn hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng qua tư thế lên đường vì lý tưởng.
Ý chí và lý tưởng
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ này ? Tác dụng ?
+ Cách dùng nhiều từ Hán Việt : Biên cương mồ viễn xứ là những từ Hán Việt. Từ Hán Việt thường mang sắc thái biểu cảm về sự cổ kính và vĩnh hằng, làm át đi cái đau thương, làm cho những nấm mồ hoang vắng nơi viễn xứ trở thành những mộ chí tôn nghiêm và vĩnh hằng.
+ Những nấm mồ hoang vắng nơi rừng sâu biên giới : ít người qua lại và chắc chắn cũng không có điều kiện hương khói. Câu thơ gợi nỗi niềm thương cảm, bùi ngùi, xót xa.
- Tác giả không né tránh những hi sinh mất mát mà vẫn nhìn thẳng vào cái bi thương.
? Suy nghĩ của em về cách nói : chẳng tiếc đời xanh ?
- Đời xanh : Tuổi trẻ, đương thanh niên, trai tráng với nhiều hi vọng.
- Cách nói ngang tàng, đầy khí phách. Đó là thái độ sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc bằng tinh thần tự nguyện và rất thanh thản.
GV: Lí tưởng ấy mang cả tư thế ra đi của người Hà Nội theo kháng chiến trong thơ Nguyễn Đình Thi Người ra đi đầu không ngoảnh lại
=> Một biểu hiện tạo ấn tượng đặc biệt để tạo sự vĩnh hằng cho hình ảnh người lính Tây Tiến.
GV: Có thể nói, họ là những con người anh hùng đã tự tạc nên bức tượng đài của mình giữa cuộc kháng chiến của toàn dân tộc: Khắc khổ mà hào hùng với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
d. Sự hi sinh cao đẹp
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
? Nhận xét ntn về cách nói tới sự hy sinh của người lính?
+ cách nói giảm, nói tránh.
+ Nhắc đến một hiện thực : Đến một manh chiếu đắp cho người quá cố cũng không có...
Nhà thơ QD vẫn tiếp tục nói về sự hi sinh mất mát thấm đẫm tinh thần bi tráng.
- Cái chết không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
- Cách nhìn lãng mạn : áo bào thay chiếu. Chiếc áo sờn vai của người lính trở thành chiếc áo bào sang trọng đưa tiễn người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
- Từ ngữ : có sự kết hợp giữa yếu tố Hán và yếu tố Hán : tạo nên không khí vừa trang trọng, vừa gần gũi, thân thương.
Người lính TT hi sinh trên chiến trường không có da ngựa bọc thây như những chiến binh thưở xưa thì đã có những tấm áo bào đưa tiễn các anh về nơi vĩnh hằng. Với họ, chết không phải là hết mà là về với đất mẹ thân yêu. Người mẹ hiền Tổ quốc ấy giang rộng cánh tay đón những đứa con thân yêu trở về sau khi đã hoàn thành sứ mệnh với nước non, hóa thân vào đất nước non sông. Như lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm :
Ôi đất nước nghìn năm sau đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Người lính ra đi trong tiếng gầm của dòng Sông Mã, của thiên nhiên, của quê hương đất nước nghiêng mình tiễn biệt. Xuất phát từ cảm xúc đó mà thiên nhiên, non nước tấu lên những khúc trầm hùng.Vì thế sự hy sinh kia mang đậm cảm xúc bi tráng => Đưa cái chết của người lính vào cõi trường tồn, bất tử => tầm vóc sử thi hoành tráng.
? Nhận xét về những thành công về nghệ thuật của đoạn thơ?
Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ là trang trọng, thể hiện t/c đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng dội.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Ngôn ngữ tinh lọc trong khắc họa chân dung của người lính Tây Tiến.
Tóm lại: Bức tượng đài đẹp đẽ, bất tử về người lính Tây Tiến: Anh dũng mà hào hoa, bi hùng. Chúng hoà quyện, nâng đỡ tạo nên vẻ đẹp lung linh ngời sáng hào khí của những năm tháng lửa đạn oai hùng.
4. Đoạn 4 : 4 câu cuối (10’)
? Em thấy nhịp thơ, giọng thơ ở đây ntn?
T: Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng vẫn toát lên được vẻ hào hùng. Đó là tinh thần, là lời thề của đoàn quân Tây Tiến
"Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"
? em hiểu thế nào về mùa xuân ấy ?
Mùa xuân ấy : Mùa xuân năm 1947 – thời điểm thành lập đoàn binh Tây Tiến ; Mùa xuân của đất nước ; Mùa xuân của tuổi trẻ.
Sự gắn bó máu thịt với những ngày ở Tây Tiến, những nơi mà Tây Tiến đi qua.
Tinh thần : quyết tâm đánh giặc cứu nước.
GV : Cái tinh thần nhất khứ bất phục hoàn - một đi không trở lại đã thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của đoàn quân TT. TT mùa xuân ấy đã trở thành một thời điểm một đi không trở lại, một thời điểm hào hùng nhất của DTVN.
Tóm lại : Với âm điệu trầm hùng tạo không khí linh thiêng, thấm đẫm tính chất sử thi, đoạn thơ thể hiện lời thề son sắt, khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Từ mùa xuân 1947 khi thành lập đoàn quân Tây Tiến với những thanh niên hào hoa đầy sức sống, họ đã tự khẳng định: Quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng đánh giặc Pháp cứu nước cùng quân tình nguyện Lào. Cho nên dù có thế nào thì họ vẫn đi đến cùng, vẫn thực hiện lí tưởng của mình.
GV: Tứ thơ nâng bài thơ lên một tầm cao mới. Bài thơ mang đậm tính chất sử thi.
Hoạt động 4
III. Tổng kết: (5’)
? Bài thơ đạt giá trị nội dung và nghệ thuật gì?
1. Nội dung:
Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ nhớ về một thời Tây Tiến : Nhớ về những kỉ niệm về thiên nhiên dữ dội và cuộc hành quân gian khổ ; Kỷ niệm về tình quân dân gắn bó thắm thiết, bức chân dung bi hùng của những người lính và lời thề son sắt gắn bó với miền Tây.
- Bài thơ đã đem đến cho người đọc niềm xúc cảm niềm trân trọng hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến đẹp đẽ, cao cả, lung linh ngời sáng cùng hào khí dân tộc những năm chống Pháp.
2. Nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng
- Ngôn từ đặc sắc : sử dụng đắc địa những danh từ địa danh, hệ thống từ Hán Việt phong phú.
- Kết hợp yếu tố âm nhạc, hội hoạ và thơ ca.
IV. Luyện tập :
? So sánh với bài thơ Đồng Chí về nội dung và bút pháp nghệ thuật ?
Tây Tiến
Đồng chí
Bút pháp lãng mạn
Bút pháp hiện thực
Tô đậm cái đặc biệt, phi thường.
Tô đậm cái bình thường, cái có thật.
Hình ảnh người lính : xuất thân từ những thanh niên trí thức Hà Nội hào hoa, lãng mạn.
Hình ảnh người lính : xuất thân từ dân cày.
Hình ảnh người anh hùng với lý tưởng : Một đi không trở lại.
Ca ngợi sức mạnh tinh thần của người lính : tình đồng chí, tình giai cấp -> những tình cảm mới mẻ thiêng liêng.
Bài học nhận thức về vai trò của thế hệ thanh niên đối với lịch sử, với tổ quốc ?
yêu đất nước, yêu quê hương.
sẵn sàng phụng sự tổ quốc
Không lùi bước trước hi sinh gian khổ.
BTVN :
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến ?
Thành công của Quang Dũng trong việc sử dụng ngôn từ qua bài thơ ?
Hoạt động 5
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
1. Bài cũ: Học thuộc bài thơ, phân tích vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
2. Bài mới: Nghị luận về một ý kiến bàn về VH.
Yêu cầu:
- Đọc trước bài ở nhà.
**********************
NHẬN XÉT CỦA GV SAU TIẾT DẠY :.....................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tay tien tiet 2du gio.doc