Giáo án Đọc văn: Tự Tình _Hồ Xuân Hương

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

-Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất trước tình cảm éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

-Thấy được tài năng nghệ thuật của thơ nôm HXH: Thơ Đường luật viết bằng Tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hìng ảnh giản dị, giàu súc biểu hiện, biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

*Ổn định:

*KT bài cũ:

*Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Tự Tình _Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Đọc văn: TỰ TÌNH ≈ -Hồ Xuân Hương- A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: -Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất trước tình cảm éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương -Thấy được tài năng nghệ thuật của thơ nôm HXH: Thơ Đường luật viết bằng Tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hìng ảnh giản dị, giàu súc biểu hiện, biểu cảm, táo bạo mà tinh tế B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: *Ổn định: *KT bài cũ: *Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc đời và những sáng tác của nữ sĩ HXH GV gọi HS đọc, nhận xét Bố cục bài viết được thể hiện như thế nào?Nên pt bài thơ theo hướng nào? Hai câu thơ gợi lên khung cảnh gì?Không gian thời gian được gợi lên như thế nào?Lòng người trước cảnh ấy là gì? GV có thể so sánh từ trơ trong câu thơ với các câu thơ sau đây: Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ (Truyện Kiều)->bị bỏ rơi Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt (Bà huyện Thanh Quan)->Thách thức GV hỏi HS thảo luận trả lời Hai câu thực thực sự mới nói lên điều gi về thực cảnh thực tình HXH? GV hỏi HS thảo luận trả lời Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu luận được diễn tả như thế nào?Nó góp phần gợi lên tâm trạng, thái độ gì của nhà thơ trước số phận ? GV có thể so sánh với 2 câu sau: Ví đây đổi phận làm trai được Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu GV hỏi HS trả lời Hai câu kết thể hiện tâm sự gì của TG? GV gọi HS khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ GV lưu ý HS phần ghi nhớ I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -HXH quê ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long -Là người có quan hệ rộng rãi, tính tình phóng khoáng nhưng cuộc đời, tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái -Thơ HXH bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, có khoảng trên dưới 40 bài, tiêu biểu là tập Lưu hương kí . Thơ HXH là 1 hiện tượng độc đáo vừa trào phúng vừa trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian . Nổi bật trong thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với phụ nữ và sự khẳng định đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ 2.Bài thơ: -Đây là bài thứ 2 trong chùm thơ 3 bài Tự tình của HXH -Bài thơ được viết theo thể loại thất ngôn bát cú Đường luật -Bài thơ trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình qua sự cảm nhận thời gian, cảnh vật, duyên tình. Bài thơ thể hiện 2 tâm trạng tưởng chừng như trái ngược nhaunhung thống nhất trong bản lĩnh, tính cách HXH: vừa buồn tủi vừa uất hận muốn vượt lên số phận nhưng cuối cùng vẫn đọng lại nỗi xót xa II. Đọc-hiểu VB: 1.Hai câu đề: Mở ra bối cảnh cho nhân vật trữ tình bộc bạch: Đêm khuya -Không gian: Yên tĩnh, Văng vẳng thanh vắng -Thời gian: trống canh dồn ->đang hối thúc dồn dập Trơ->trơ trọi, bẽ bàng , thách -Lòng người: (đảo ngữ) thức, bản lĩnh cái hồng nhan-> nhỏ bé, rẻ rúng, bạc bẽo Vừa mỉa mai nhưng vừa chua chát xót xa Từ trơ đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh Trơ là sự tủi hổ ,bẽ bàng. Thêm vào đó hồng nhan là để nói dung nhan người thiếu nữ, lại đi với từ cái thì thật là rẻ rúng, mỉa mai.Câu thơ không chỉ là dãi dầu mà còn là sự cay đắng. Nói về hồng nhan nhưng lại gợi lên sự bạc phận, vì vậy nổi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau. Trơ đứng một mình cũng là muốn nhấn mạnh vào sự bẽ bàng Tuy nhiên bên cạnh nổi đau là bản lĩnh XH. Trơ kết hợp với nước non thể hiên sự bền gan thách đố *Tâm trạng rối bời , buồn tủi , xót xa 2.Hai câu thực: say lại tỉnh->vòng luẩn quẩn, bế tắc Hoàn cảnh: Bóng xế Sự tương quan Trăng -khuyết giữa trăng và Chưa tròn người Muốn tìm quên trong chén rượu, nhưng càng uống lạ càng tỉnh, hết tỉnh rồi say hết say lại tỉnh. Câu thơ gợi nên cái vòng quẩn quanh, bế tắc. Có sự tương quan giữa hình tượng trăng và thân phận của nữ sĩ. Có một sự éo le, trăng sắp tàn mà vẫn khuyết,tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên chưa trọn vẹn.Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi *Duyên phận hẩm hiu và nổi niềm chua xót 3.Hai câu luận: Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nổi niềm của nhà thơ Xiên ngang Đầy Động từ mạnh sức Cảnh vật  Đâm toạc sống Đảo ngữ (Định ngữ,bổ ngữ, câu) *Tâm trạng như phẩn uất-Khát vọng, cá tính mạnh mẽ của HXH Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Đá rắn chắc lại càng phải rắn chắc hơn để xé tan bầu trời.Nghệ thuật đảo ngữ cùng với những bổ ngữ ngang toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh ngang ngạnh.Không chỉ phẩn uất mà còn phản kháng.Một phong cách rất Xuân Hương 4.Hai câu kết : ngán : ngán ngẩm Lời than xuân: điệp từ nhấn mạnh vòng quay luẩn quẩn Mảnh-san sẻ-tí-con con:( NT tăng tiến) Cực tả những hẩm hiu về duyên phận HXH ngán lắm nổi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại, tạo hoá chơi một vòng quay luẩn quẩn. Xuân vừa là tuổi xuân vừa là mùa xuân. Mùa xuân đi rồi mùa xuân lại với thiên nhiên với cây cỏ, muôn lá, nhưng với con người thì không bao giờ trở lại. Hai từ lại trong câu thơ mang hai nghĩa khác nhau. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến nhấn mạng vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Đã nhỏ bé lại còn phải san sẻ chỉ còn một tí con con, thật tội nghiệp. Câu thơ được viết ra có lẽ từ tâm trạng một người mang thân đi làm lẽ.Bởi thế nó còn là nổi lòng của những người phụ nữ trong XH xưa, khi với họ hạng phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp *Vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Vì cả 2 điều ấy mà ý nghĩa nhan văn của bài thơ càng sâu sắc thấm thía hơn III.Tổng kết: -Về nội dung: Qua lời tự tình , bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúccủa HXH. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: Trong buồn tủi người phụ nữ gắng gượng vượt lên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch -Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc,tí con con,…), hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang , đá đâm toạc,…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng IV.Luyện tập: -Sự giống nhau: +Cả hai đều bộc lộ tâm trạng vừa buồn tủi xót xa vừa phẩn uất trước duyên phận +Khả năng sử dụng Tiếng Việt của HXH: có tài năng đặc biệt khi sử dụng từ ngữ làm định ngữ hoặc bổ ngữ (mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rỉ, duyên mõm mòm, già tom, xiên ngang, đâm toạc,…Bà cũng rất thành công khi sử dụng nghệ thuật tu từ đảo ngữ, tăng tiến,… -Sự khác nhau: Ở bài 1: Ý thức phản kháng thách đố duyên phận mạng mẽ hơn. Bởi vì bài này được TG viết trước và viết lúc còn trẻ

File đính kèm:

  • docTiet 5 Tu tinh.doc
Giáo án liên quan