A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Hỗ Xuân Hương.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
- Máy chiếu( Nếu bố chí được).
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: TỰ TÌNH ( Bài II )_ Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5. Đọc văn: Tự tình ( Bài II ).
Hồ Xuân Hương .
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Hỗ Xuân Hương.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
- Máy chiếu( Nếu bố chí được).
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1.
GV gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi.
- Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào? Hãy tóm tắt nét cơ bản về những nội dung đó?
GV:
Thiếu nữ ngủ ngày:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương bong
ĐôI gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng rằng đI chẳng dứt
ĐI thì cũng dở ở không xong.
Hoạt động 2.
GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản. Gọi HS đọc và nhận xét. GV đọc lại.
Hoạt động 3.
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Tìm những từ chỉ không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ đầu? Nhận xét cách dùng từ và ngắt nhịp câu thơ 2 ?
Trơ/cái hồng nhan/với nước non.
Tiểu đối: cái hồng nhan- hữu hạn, nhỏ bé >< nước non- rộng lớn, vô hạn
Đảo ngữ: trơ cái hồng nhan
Nhóm 2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu 3+4? Tìm những từ ngữ biểu cảm và giá trị nghệ thuật có trong 2 câu thơ đó?
- Vầng trăng - xế - khuyết - chưa tròn: Yếu tố vi lượng à chẳng bao giờ viên mãn .
Chạnh nhớ Kiều:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Nhóm 3. Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5+6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình trước số phận như thế nào?
GV:
Thiên nhiên, con người chuyển động, quẫy đạp mạnh mẽ, quyết liệt , căng tràn sức sống ngay cả trong tình huống bi thương.
Nhóm 4. Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? Giải thích nghĩa của hai "xuân" và hai từ "lại" trong câu thơ ?
+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )
+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )
+ Lại(1): Thêm lần nữa.
+ Lại(2): Trở lại của mùa xuân và cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
Bản chất của tình yêu là không thể san sẻ ( ăng ghen).
- Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ năm thì mười họa nên chăng chớ/ một tháng đôi lần có cũng không/ …..
Hoạt động 4.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Rút ra nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động 5.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ tại lớp.
- GV giới thiệu văn bản hai bài thơ "Tự tình"( I )và "Tự tình"( III ).
I. Đọc hiểu tiểu dẫn.
- Cuộc đời.
+ (? -?), sống vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.
+ Quê: Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ Annhưng sống chủ yếu ở Thăng Long- Hà Nội.
+ Con người: sắc sảo, cá tính mạnh mẽ, bản lĩnh: bất chấp thói thường, dám viết dám làm.
+ Cuộc đời: long đong, lận đận, nhất là tình duyên, 2 lần lấy chồng 2 lần làm lẽ và chồng đều qua đời sớm.
- Sự nghiệp sáng tác: cả chữ Hán và chữ Nôm, trào phúng và trữ tình
+ Là tiếng nói đồng cảm bênh vực người phụ nữ.
+ Thơ XH tục mà thanh
+ Giàu bản sắc Việt Nam
-> Hiện tượng độc đáo, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Thể loại.
3. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.
3.1. Hai câu đề.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
à Đêm khuya: thời gian-> trống vắng
Văng vẳng: âm thanh -> lấy động gợi tĩnh mịch, vắng lặng-> không gian
Trống canh dồn: nhịp điệu->thôi thúc, gấp gáp
=> Không gian, thời gian nghệ thuật gợi bước đi gấp gáp, thôi thúc vô tình của thời gian. Đồng thời cho thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi, lo âu, rối bời của nhân vật trữ tình trước sự trôi chảy của thời gian của đời người.
à Cách dùng từ: “ cái hồng nhan” -> Cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đời của chính mình.
à Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Kết hợp nghệ thuật đảo ngữ, tiểu đối làm rõ tâm trạng, bản lĩnh cá tính HXH trước vũ trụ, trước cuộc đời.
TK: Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
3.2. Hai câu thực.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh. tỉnh càng buồn hơn.
- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết à tức, bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra à vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.
3.3. Hai câu luận.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
- Động từ mạnh + bổ ngữ: Xiên (ngang), đâm( toạc)
-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ( Xiên ngang mặt đất; Đâm toạc chân mây) và nghệ thuật đối(Rêu> Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
3.4. Hai câu kết.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
- Hai câu kết khép lại lời tự tình.
àNỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm về tuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.
àNghệ thuật tăng tiến: -> Nỗi đau của con người lâm vào cảnh phải chia sẻ cái không thể chia sẻ:
Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.
à Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.
III. Ghi nhớ.
- SGK.
III. Củng cố.
Mạch cấu trúc của bài thơ tự tình II
Lời bày tỏ của HXH
Nỗi cô đơn trống vắng
Nỗi đau duyên phận
Nỗi phẫn uất, phản kháng
ý thức về duyên phận
Bản lĩnh – cái tôi trữ tìnhHXH
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc lòng và diễn xuôi bài thơ.
- Tập bình bài thơ.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
Tự tình
( Bài I )
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử nhân văn ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình
(Bài III)
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bệp bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
File đính kèm:
- tu tinh II mp.doc