Giáo án đọc văn: tục ngữ về đạo đức, lối sống

I. Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu được chức năng cơ bản của thể loại tục ngữ là đúc rút kinh nghiệm sống và đưa ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế, phản ánh tư tưởng vả lối sống của cộng đồng.

- Đồng thời hiểu được tục ngữ có sức sống lâu bền và sức sống phổ biến rộng rãi, không chỉ do tính chân lí, mà còn do hình thức lời nói mang tính nghệ thuật.

II. Chuẩn bị.

Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học.

Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn.

III. Qui trình lên lớp.

Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết mục đích, các thao tác lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

Bước 3:Trình bày bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án đọc văn: tục ngữ về đạo đức, lối sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 – 38 Ngày soạn: Đọc văn: TỤC NGỮ VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG. I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu được chức năng cơ bản của thể loại tục ngữ là đúc rút kinh nghiệm sống và đưa ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế, phản ánh tư tưởng vả lối sống của cộng đồng. Đồng thời hiểu được tục ngữ có sức sống lâu bền và sức sống phổ biến rộng rãi, không chỉ do tính chân lí, mà còn do hình thức lời nói mang tính nghệ thuật. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học. Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết mục đích, các thao tác lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn, sau đó trả lời các câu hỏi sau: Tục ngữ là gì? Tục ngữ thường nói về những vấn đề gì? Chức năng chính của tục ngữ là gì? Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi Gv hỏi : Anh, chị hiểu nghĩa của các cụm từ sau đây: hàm nhai, miệng trễ, giọt máu đào; ao nước lã; nói hay; hay nói; cởi cho; co lại? Yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận ngắn sau đó trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv định hướng. Gv nêu yêu cầu: hãy phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng cùa các câu tục ngữ sau: 1,2,3,4,10. Giáo viên làm phiếu học tập theo mẫu và yêu cầu học sinh làm việc bằng cách điền vào các ô để nắm được các nghĩa cảu các câu tục ngữ Giáo viên yêu cầu: Hãy tập hợp các câu tục ngữ vào từng chủ đề và nhóm chủ đề. Dặt tên cho các nhóm chủ đề đó? Giáo viên hỏi : Từ nội dung, tư tưởng của những câu tục ngữ thuộc các nhóm chù đề đó hãy khái quát thành những nét tính cách và phấm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Gv yêu cầu: Phân tích các đặc điểm nghệ thuật của các câu tục ngữ số 2, 4: Cách hiệp vần, hình thức đối xứng. Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức bài học. Từ đó rút ra các nội dung và nghệ thuật của tục ngữ Việt Nam. I. Đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn - Đề tài của tục ngữ rất rộng. + Nói về các hiện tượng tự nhiên, thời tiết. + Nói về kinh nghiệm sản xuất. + Nói về đời sống vật chất như ăn, mặc, ở. + Nói về quan hệ gia đình dòng họ. + Nói về phẩm chất đạo đức. - Tục ngữ thường rút ra những bài học đối nhân xử thế. - Chức năng chủ yếu của tục ngự là đúc rút kinh nghiệm. - Tục ngữ diễn đạt nội dung tư tưởng bằng cách phán đoán. - Tục ngữ là lời nói có tính nghệ thuật. II. Đọc – hiểu các câu tục ngữ. Hàm nhai: chỉ động tác của miệng khi ăn. Miệng trễ: Miệng sa xuống. Giọt máu đào: chỉ những người có quan hệ huyết thống. Ao nước lã: nước lả không mùi, không mùi, không vị chỉ sự thờ ơ lạnh nhạt không có quan hệ gì. Hay nói: nói thường xuyên, nói nhiều. Cởi cho: động tác tháo bỏ dây buộc Co lại: làm cho vật biến dạng từ to trở lại bé nhỏ. Câu tục ngữ Nghĩa đen Nghĩa bóng Coi trọng lao động và đề cao tính bền bỉ sing năng trong lao động. Có ý thức cộng đồng cao. Đề cao tình cảm con người. Coi trọng thực chất hơn bề ngoài. 2. Nghệ thuật. - So sánh, ẩn dụ. - hình thức đối xứng. - Cách hiệp vần. III. Tổng kết và củng cố. Bước 4: Dặn dò. Tiết 37. Ngày soạn: Tiếng Việt.: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỪ. I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và chức năng chính của ngông ngữ trong giao tiếp. Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Biết vận dụng những tri thức trên vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học. Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tục ngữ? cách thức để tìm hiểu một câu tục ngữ. Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. Gv yêu cầu học sinh đọc phần 1 trong sgk sau đó trả lời các câu hỏi sau: Giao tiếp là gì? Các phương tiện giao tiếp là gì? Thế nào là giao tiếp bằng ngông ngữ? hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngử diễn ra như thế nào? Trong quá trình sản sinh ra văn bàn và lĩnh hội văn bản thường có những thông tin gì? Học sinh thảo luận ngắn sau đó trình bày những hiểu biết của mình. Gv hỏi: có bao nhiêu chức năng ngô ngữ? cho ví dụ và phân tích nội dung của ba chức năng đó? Quan hệ giữa các chức năng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Gv định hướng. Gv hỏi: Nhân tố giao tiếp là gì? Kể tên các nhân tố trong hoạt động gt bằng ngôn ngữ? Yêu cầu học sinh đọcsgk, sau đó thảo luận nhanh , phân tích và trả lời câu hỏi. Gv hỏi: tác động các nhân tố giao tiếp với hiệu quả giao tiếp được thể hiện như thế nào? Hs phân tích , lí giải , trả lời. Giáo viên lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk bằng cách chia nhóm cho học sinh thảo luận từng bài tập, cho học sinh tự nhận xét kất quả lẫn nhau. Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. 1. Khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Giao tếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với nhau trong xã hội. - Phương tiện: điệu bô, cử chỉ, nét mặt, kí tín hiệu, âm nhạc… nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Hoạt động gt gồm hai quá trình. + Sản sinh văn bản. + Lĩnh hội văn bản. - Các thông tin trong hoạt động gt: + Thông tin miêu tả. + Thông tin liên cá nhân. 2. Chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. - Chức năng thông báo. - Chức năng bộc lộ. - Chức năng tác động. 3. Các nhân tố trong giao tiếp. * Nhân tố gt là các yếu tố tham gia vào hoạt động giao tiếp, chúng có sự tác động và ràng buộc lẫn nhau. * các nhân tố trong gt: - Nhân vật giao tiếp. - Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp: những từ ngữ, câu; kên nói- nghe, kênh viết-đọc. - Nội dung giao tiếp. - Hoàn cảnh giao tiếp ( môi trường giao tiếp). 4 Tác động của các nhân tố trong giao tiếp với hiệu quả giao tiếp. - Nhân vật giao tiếp. - Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp. - Nội dung giao tiếp. - Hoàn cảnh giao tiếp. 5. Luyện tập. Bước 4 củng cố: Giáo viên yêu cầu hs hệ thống lại kiến thức bài học, sau đó nhấn mạnh một số điểm cần phải lưu ý. Bước 5 Dặn dò: Tiết sau học bài: Quan sát, thể nghiệm đời sống. Tiết 40 Ngày soạn: Làm văn: QUAN SÁT, THỂ NGHIỆM ĐỜI SỐNG. I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Hiểu được vai trò của quan sát, thể nghiệm đời sống đối với việc . Bước đầu biết vận dụng kết quả quan sát, thể nghiệm đời sống để viết văn. II. Chuẩn bị. Gv : sách giáo khoa, sgv, thiết kế bài học. Hs: sgk ,sách bài tập, vở soạn. III. Qui trình lên lớp. Bước 1: Ổn định kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết chức năng của gt? Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Bước 3:Trình bày bài mới. Hoạt động của thầy trò Nội dung cần đạt. Gv hỏi: Quan sát là gì? Nêu một số phương pháp và cah1 thức quan sát? Khi quan sát cần phải chú ý những vấn đề gì? Học sinh đọc sách giáo khoa để trả lời câu hỏi của gv Trong môn làm văn cần chú ý đến những vấn đề gì? Gv yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa sau đó cxho biết quan sát khác thể nghiệm như thế nào? Muốn thể nghiệm được thì phải làm thế nào? Nó sẽ cho kết quả như thế nào? Hs đọc sgk sau đó thảo luận ngăn rồi trình bày trước lớp. Giáo viên định hướng và giảng giải. Giáo viên lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập trong sgk bằng cách chia nhóm cho học sinh thảo luận từng bài tập, cho học sinh tự nhận xét kất quả lẫn nhau. Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. I .Tìm hiểu bài. 1. Quan sát. - Quan sát là xem xét chăm chú khám phá v2 phát hiện những dổi thay, điều ẩn kiến mà mắt thường dễ bỏ qua.. - Quan sát là xem xét sự vật, hiện tượng một cách có pp. Từ gần đến xa, từ ngoài vào trong, từ bắt đầu đến kết thúc nhằm nhận ra một điều mới lạ có ý nghĩa của hiện tượng. - Khi quan sát cần chú ý các hiện tượng le8p5 đi lặp lại, những chi tiết nổi bật vì đấy chính là biểu hiện có tính bản chất của đối tượng. - Quan sát bằng các giác quan của con người. Quan sát sự vật, sự việc ở trạng thái động, trạng thái tĩnh, bộ phận, cụ thể, so sánh đối chiếu nguyên nhân và kết quả. Ngoài ra, còn vận dụng liên tưởng tưởng tượng để cảm nhận hiện tượng một cách đầy đủ. - Trong làm văn, ngoài việc quan sát bằng các giác quan, cần huy động trí tưởng tượng và các hoạt động liên tưởng, so sánh, nhận xét. 2. Thể nghiêm. - Quan sát là xem xét bên ngoài, phỏng đoán nội dung bên trong của đối tượng. - Thể nghiệm: sau khi quan sát bên ngoài, sử dụng những tri thức về tâm lí, sinh lí, tìm hiểu, thâm nhập vào khách thể. - Muốn thể nghiệm cần tự mình đặt vào tính cách, vị trí, hoàn cảnh… của đối tượng. - Thể nghiệm đem lại tri thức và ấn tượng trực tiếp, cảm tính, khách quan cho chủ thể. II. Luyện tập. Bước 4 Củng cố: Giáo viên yêu cầu hs hệ thống lại kiến thức bài học, sau đó nhấn mạnh một số điểm cần phải lưu ý. Bước 5 Dặn dò: Tiết sau học bài: Xúy Vân giả dại. Về đọc phần tri thức đọc hiểu. soạn bài theo hướng dẫn học bài

File đính kèm:

  • docTuan 10(1).doc
Giáo án liên quan