Giáo án Đọc văn: Vội Vàng Xuân Diệu

A. Yêu cầu cần đạt.

Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ.

Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch lí luận chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

B. Phương tiện thực hiện.

SGK, SGV, Giáo án.

C. Cách thức tiến hành.

Phương pháp đọc sáng tạo.

- Nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, thảo luận

D. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ: Qua bài thơ “ Hầu trời” Tản Đà muốn thể hiện điều gì?

- Thể hiện một cái tôi cá nhân đầy tài hoa đầy cá tính phóng túng, tự do, cái ngông của mình. Ông muốn tìm đế thế giới cao siêu để khẳng định giá trị, tài năng của mình giữa cuộc đời.

Điều đó được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật có nhiều sáng tạo: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, ssống động, hóm hỉnh.

3. Bài mới: Nếu Thế Lữ tìm cái thiên đường tuyệt diệu ở chốn bồng lai tiên cảnh . Thì Xuân Diệu tìm thấy nó ngay ở trên mặt đất, ở giữa cuộc đời trần thế “ Xuân Diệu đốt cảnh bang lai xua ai nấy trở về hạ giới”- Với một tâm hồn tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Thiên đường đường ấy, tâm hồn ấy như thế nào chúng ta hãy đến với “ Vội vàng” một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách của Xuân Diệu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn: Vội Vàng Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22 - 1- 2008. Tiết: 79 – 80. Đọc văn: Vội vàng Xuân Diệu A. Yêu cầu cần đạt. Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua bài thơ. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch lí luận chặt chẽ cùng với những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. B. Phương tiện thực hiện. SGK, SGV, Giáo án. C. Cách thức tiến hành. Phương pháp đọc sáng tạo. - Nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Qua bài thơ “ Hầu trời” Tản Đà muốn thể hiện điều gì? - Thể hiện một cái tôi cá nhân đầy tài hoa đầy cá tính phóng túng, tự do, cái ngông của mình. Ông muốn tìm đế thế giới cao siêu để khẳng định giá trị, tài năng của mình giữa cuộc đời. Điều đó được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật có nhiều sáng tạo: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, ssống động, hóm hỉnh. 3. Bài mới: Nếu Thế Lữ tìm cái thiên đường tuyệt diệu ở chốn bồng lai tiên cảnh . Thì Xuân Diệu tìm thấy nó ngay ở trên mặt đất, ở giữa cuộc đời trần thế “ Xuân Diệu đốt cảnh bang lai xua ai nấy trở về hạ giới”- Với một tâm hồn tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Thiên đường đường ấy, tâm hồn ấy như thế nào chúng ta hãy đến với “ Vội vàng” một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách của Xuân Diệu. Hoạt động giáo viên- học sinh Yêu cầu cần đạt Học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà. GV: Phần tiểu dẫn nêu lên những nội dung cơ bản nào? ( Giới thiệu về Xuân Diệu, vị trí của ông trong thơ ca dân tộc và giới thiệu bài thơ "Vội vàng” GV: Biểu hiện ở chỗ nào? GV: Kể tên một số tác phẩm của Xuân Diệu.Bài thơ vội vàng được rút ra từ tập thơ nào? GV: Học sinh đọc bài thơ . Nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ? Vậy em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Điều đó xuất phát từ đâu? GV: Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt nhưng vẫn theo mạch luận lí, có bố cục chặt chẽ. Vậy có thể chia bài thơ là mấy phần? Nội dung của tong phần? GV: Cảm xúc hối hả tuôn trào của nhà thơ được thể hiện thông qua những dấu hiệu nghệ thuật gì? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? GV: Vì sao nhà thơ lại bộc lộ khát vọng này? GV: Thiên đường đó hiện lên qua con mắt Xuân Diệu như thế nào? GV: Điều đó có ý nghĩa gì? Qua đó ta thấy Xuân Diệu có khác gì so với các nhà thơ đương thời? GV: Tâm trạng của nhà thơ như thé nào trước sự hấp dẫn của thiên nhiên? Biểu hiện ở những tín hiệu nghệ thuật nào? GV: Chủ nhân của thiên đường trên mặt đất ấy là ai? Chọn và phân tích một vài hình ảnh? GV: Nghệ thuật so sánh gợi lên điều gì? GV :Tại sao cảnh vật đi vào thơ Xuân Diệu lại tràn đầy sức sống như vậy? GV: Mùa xuân tuổi trẻ tràn đầy sức xuân, rực rỡ như thế nhưng có tồn tại mãi mãi không? chúng ta hãy đi tìm hiểu mười sáu câu tiếp? HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi. GV: Đoạn thơ diễn tả cảm xúc gì của nhà thơ Xuân Diệu? Thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào? GV: Cảm xúc ấy bắt nguồn từ quan niệm về thời gian của nhà thơ. Vậy Xuân Diệu quan niệm về thời gian như thế nào? Có khác gì so với các nhà thơ xưa? Bằng biện pháp nghệ thuật gì? GV: Tâm trạng nhàthơ như thế nào khi cảm nhận thời gian như vậy GV:Đoạn thơ thể hiện điều gì, bằng biện pháp nghệ thuật gì? GV: Vậy tuyên ngôn sống của Xuân Diệu là gì? GV: Qua bài thơ em hiểu như thế nào về cái tôi của nhà thơ? GV: Gọi một HS đọc to phần ghi nhớ ở SGK. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả: - Tên thật Ngô Xuân Diệu sinh 2-2- 1916, mất 26-12-1985. Quê cha ở Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định – Qui Nhơn ị Xuân Diệu có sự kết hợp giữa hai yếu tố cần cù, hăng say lao động, rèn luyện tài năng của cha và chất phóng khoáng yêu đời của mẹ. Là con vợ lẻ nên ngay từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm nên ông luôn khao khát được giao cảm với đời, vói thiên nhiên cuộc sống. - Là một trí thức tây học chịu ảnh hưởng tư tưởng văn hoá Pháp một cách hệ thống. Mặt khác lại xuất thân trong gia đình nhà nho nên Xuân Diệu ảnh hưởng nền văn hoá truyền thống đ có sự kết hợp giữa đông và tây, giữu truyền thống và hiện đại - Là người tài năng nhiều mặt: Thơ, văn xuôi, phê bình, dich thuật. Là thành viên trong nhóm tự lực văn đoàn. ông đã chân thành đi theo cách mạng từ trược cách mạng tháng tám năm 1945. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới: ở cảm xúc yêu cuộc sống mãnh liệt, khao khát được giao cảm với đời, ở quan niệm sống mới mẻ, sống phải vội vàng gấp gáp để tận hưởng, mới trong việc sáng tạo nghệ thuật: dùng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu mới lạvà mới cả ở giọng điệu hối hả, gấp gáp, vội vàng. Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh. Hay “It nhiều thiếu nữ buồn không nói” “Tôi sung sướng. Như ng vội vàng một nữa” ị vì thế Xuân Diệu hay viết về mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Ông còn được mệnh danh là ông hoàng của tình yêu. Sau cách mạng tháng tám thơ ông vẫn bộc lộ lòng yêu đời, yêu cuộc sống nhưng giàu chất hiện thực và tính thời sự hơn. <ị Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn với sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. 2. Tác phẩm:( SGK) Bài thơ Vội vàng: Rút ra từ tập thơ “ Thơ thơ”đ Tiêu biểu cho phong cách của Xuân Diệu: Sôi nổi, hăm hở, của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt, một nỗi ám ảnh về thời gian, bộa lộ một nhân sinh quan mới mẻ. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nhan đề: Vội vàngđ Bộc lộ một điệu sống cuồng nhiệt, đam mê, gấp gáp vội vã. Nó được bộc lộ ngay ở giọng điệu hối hả, gấp gáp, vội vàng. Điều đó xuất phát từ lòng ham sống và yêu đời mãnh liệt; từ ý thức về sự trôi chảy của thời gian mà dời người thì ngắn ngủi đ Xuân Diệu như chạy đua với thời gian. Vội vàng là một bản tuyên ngôn sống bằng thơ trình bày một quan niệm nhân sinh vô cùng mới mẻ về lẽ sống. 2. Bố cục 3 phần: + 13 câu đầu đ Bộc lộ tình yêu cuộc sông tha thiết + 16 câu giữa đ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian + Còn lại đQuan niệm ông, tuyên ngôn sống của nhà thơ: Sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng cuộc sống. 3. Tìm hiểu bài thơ. a. Mười 13 câu đầu. + Sự chuyển đổi thể thơ, sử dụng điệp từ điệp ngữ, các động từ mạnh ị Bộc lộ một khát vọng táo bạo, mãnh liệt, kì dị, lãng mạn: Đoạt quyền tạo hoá đẻ níu giữ hương sắc cho đời. Đó chính là lòng khao khát được giao cảm với đời đ mang tính nhân văn cao đẹp. + Xuân Diệu đã phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất này.( Mổt đất là thiên đường của sự sống, là khu vườn đầy xuân sắc) Của ong bướm – tuần tháng mật Hoa - đồng nội xanh rì. Lá- cành tơ phơ phất Yến Anh- khúc tình si ị Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những hình ảnh đẹp, sống động tươi tắn, tràn đầy sức sống đang ở độ xuân sắc xuân thì toả sắc lên hương, quyến rủ tình tứ. Đó là một khu vườn tình ái, bữa tiệc thiên nhiên . ị Chứng tỏ cuộc sống quanh ta đẹp và hấp dẫn; gợi sự khao khát thèm muốn ( Các nhà thơ đương thời như Tản Đà, CLV, TL đi tìm cái đẹp ở chống bang lai tiên cảnh, hay CLV lẫn khuất cùng với những oan hồn của đất Chiêm Thành) + Tâm trạng nhà thơ: Được bộc lộ qua các điệp khúc này đây xáo trộn vị trí đ Tâm trạng say đắm, ngất ngây, vừa đếm, vùa giới thiệu, mời gọi tha thiết say đắm, vồ vập, hối hả ị Tình yêu cuộc sống rạo rực. + Con người là chủ nhân của thiên đường đó. Xuân Diệu đã xác định một nguyên tắc thẩm mĩ mới: Con người là chuẩn mực của cái đẹp: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” So sánh độc đáo mới lạ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Thang giêngđ Chỉ thời gian( trừu tuợng) là tháng khởi đầu của mùa xuân. Dược so sánh với cặp môi gần một cảm giác cụ thể.=> Nỗi bật vẻ đẹp tơ non, mơn mởn, tràn đầy sống, sức thanh tân của mùa xuân. <ị cảnh vật quen thuộc bình dị vào thơ Xuân Diệu đều trở nên hấp dẫn, thơ mộng vì Xuân Diệu luôn có cái nhìn qui chiếu vẻ đẹp của hiên nhiên với vẻ đẹp của một giai nhânđ Thiên nhiên đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình. Đó là cái nhìn qua lăng kính của tình yêu,của cặp mắt xanh non của một con người yêu thiên nhiên cuộc sông mãnh liệt. b. Mười sáu câu giữa. “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa”ị Diễn tả hai cảm xúc, cảm xúc của nhà thơ được chia làm hai thái cực trong một câu thơ: Vừa say đắm, ngây ngất sung sướng, lại vừa vội vàng lo sợ sự tàn phai. Câu thơ là một sự cách tân mới mẻ của thơ Xuân Diệu. - Quan niệm về thời gian: Nếu các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu( Vì con người cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn liền với vũ trụ nên cùng vũ trụ tuần hoàn). Còn Xuân Diệu cảm nhận thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian không ngừng trôi ( Quan niện này xuất phát từ cái nhìn động, từ sự thức tỉnh ý thức về cái tôi cá nhân) + Nghệ thuật đối lập: Thời gian vũ trụ thì vô hạn >< cuộc đời con người hữu hạn ngắn ngủi. Mùa xuân của vũ trụ thì tuần hoàn còn mùa xuân của con người thì một đi không trở lại. Tới >< chật…ị Rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, lấy tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Dãu vũ trụ có thể vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Qua cái nhìn của Xuân Diệu mỗi thời khắc đi qua là kéo theo một sự mất mát chia lìa của cảnh vật Mùi tháng năm còn rờm vị chiâ phôi. Khắp sông núi còn than thầm tiễn biệt. ị Thời gian chia lìa, không gian tiễn biệt, tất cả đang ngậm ngùi chia li, tiễn biệt một phần đời của mình. - Tâm trạng nhà thơ: Lo lắng, sự trôi chảy của thời gian, mà thời gian trôi không thể níu giữ nên phải sống vội vàng để tận hưởng giây phút tuổi xuân của mình,tận hưởng những gì đẹp đẽ nhất mà cuộc đời ban tặng c. Đoạn còn lại - Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, được tận hưởng cuộc sống một cách cuồng nhiệtđ tuyên ngôn sống, triét lí sống của nhà thơ Xuân Diệu + Thể hiện: nghệ thuật vắt câu ta muốn được tách ra làm một câu như một lời tuyên bố trịnh trọng về nhân sinh lẽ sống của mình. Điệp cú, động từ mạnh chỉ động thái theo cấp tăng tiến, điệp từ cho và, nhiều tính từ, từ láy, hình ảnh gợi cảm, nhịp điệu nhanh mạnh gấp gáp, thúc giục, kêu gọi…ị Diễn tả một cảm xúc mạnh liệt, dạt dào, say đắm, cuồng nhiệt, vồ vập ham hố hỡi xuân hang ta muốn căn vào ngươiđ Bộc lộ sự tột cùng của lòng khao khát sống đến cuồng si. <ị Tuyên ngôn sống của nhà thơ Xuân Diệu hết sức mới mẻ và tích cực: Sống phải biết hưởng thụ, tận hưởng; biết giữ gìn nâng niu những gì mình đang có; phải sống nhanh hơn mạnh hơn, gấp hơn, say đắm hơn không để lãng phí một phút giây nàoị Đó là bài học nhân sinh mà Xuân Diệu muốn gửi đến cho chúng tađ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. III. Tổng kết- luyện tập - Cái tôi tin yêu cuộc sống mãnh liệt, say đắm cuồng si. - Phong cách nghệ thuật mới mẻ, táo bạo trong việc sử dụng câu, chữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật… - Cung cấp một quan nịêm nhân sinh mới mẻ chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Củng cố- dặn dò: Học thuộc bài thơ và phần ghi nhớ SGK Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Soạn trả lời câu hỏi trong SGK bài thao tác lập luận bác bỏ. Rút kinh nghiệm- bổ sung.

File đính kèm:

  • docTiet 79 80 Voi vang(1).doc