A- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
1.Giúp hs hiểu được cách nhìn, quan điểm, lập trường tư tưởng của giới tri thức , văn nghệ sĩ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2.Đánh giá tư tưởng tiến bộ của Nam cao đối với cuộc kháng chiến , với nhân dân và với nghệ thuật.
3.Đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Đôi mắt”.
4.Giúp hs biết cách phân tích nhân vật.
B- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đôi Mắt của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đôi mắt
nam cao
Mục đích - yêu cầu :
1.Giúp hs hiểu được cách nhìn, quan điểm, lập trường tư tưởng của giới tri thức , văn nghệ sĩ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2.Đánh giá tư tưởng tiến bộ của Nam cao đối với cuộc kháng chiến , với nhân dân và với nghệ thuật.
3.Đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Đôi mắt”.
4.Giúp hs biết cách phân tích nhân vật.
Các bước lên lớp :
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
*Trước CM T8 Ông là một nhà văn theo khuynh hướng hiện thực phê phán với hai mảng đề tài :
- Viết về người nông dân nghèo :
Lão Hạc , Chí Phèo…
- Viết về người tri thức tiểu TS nghèo :
Đời Thừa, Trăng Sáng…
* Sau CM Ông trở thành cây bút văn nghệ CM viết nhiều thể loại : Bút kí, Truyện ngắn ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt …).
*Gọi HS tóm tắt nội dung truyện
*Em hãy cho biết chủ đề của Tác phẩm ?
*Tên truyện “ Đôi Mắt” có ý nghĩa gì?
*Em có nhận xét gì về ngoại hình của Hoàng?
*Cảnh sinh hoạt của Hoàng được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào ?
*Những chi tiết, hình ảnh đó nói lên điều gì?
*Hoàng có cách nhìn người nông dân ntn? Dẫn chứng?
*Em có nhận xét, đánh giá gì về cách nhìn đó của Hoàng?
*Với cái nhìn về lãnh tụ Hoàng tỏ thái độ ntn?
*Em có nhận xét gì về nhân vật nhà văn Độ?
I - Vài nét về tác giả - tác phẩm :
1. Tác giả : ( 20/10/1915-1951)
( Xem SGK Lớp 11)
2. Tác Phẩm :
“Đôi mắt” được viết vào năm đầu 1948 thời điểm cuộc kháng chiến của Dân tộc đang cam go, đầy thử thách.
II- tìm hiểu tác phẩm :
Chủ đề và ý nghĩa tên truyện :
Chủ đề :
Xác định, phản ánh cuộc đấu tranh bên trong của những con người văn nghệ sĩ đi theo CM đồng thời còn là cuộc đấu tranh bên trong của những con người văn nghệ sĩ giữa những mặt tích cực, tiến bộ và những mặt hạn chế để đi tới phê phán một quan điểm, lập trường lệch lạc và khẳng định một quan điểm, lập trường đúng đắn .
Truyện ngắn “ Đôi mắt” thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam cao và của những nhà văn đi theo cách mạng đó là: Dùng tác phẩm của mình để ngợi ca, phục vụ kháng chiến, đứng về phía quần chúng nhân dân mà phản ánh những mặt tốt đẹp của họ.
-ý nghĩa tên truyện :
Đầu tiên có tên “ Tiên sư thằng Tào Tháo”
lấy lời nói của nhân vật Hoàng .Bởi vì Nam Cao phát hiện ra một tích cách của nhân vật Hoàng có tính đa nghi vào cuộc sống , vào cách mạng . Sau đổi tên là “Đôi mắt” vì nó ngắn ngọn và đúng đắn hơn. Hơn nữa tên trước chưa nói hết được ý nghĩa của tác phẩm.
Qua tác phẩm Nam Cao không chỉ phê phán nhân vật Hoàng mà còn khẳng định những nhận thức đúng đắn của nhân vật Độ . “Đôi mắt” ở đây là cách nhìn, là quan điểm, là lập trường tư tưởng đối với cách mạng, đối với quần chúng nhân dân lao động.
Nam cao muốn khẳng định : Cùng một sự việc nếu nhìn với đôi mắt khác nhau thì sự việc cũng khách nhau.
Phân tích :
Nhân vật Hoàng :
- Ngoại hình
- Cách sinh hoạt
- Cách nhìn ( Đôi mắt của Hoàng)
Đó là ba phương diện của vật Hoàng
Ngoại hình :
+ To béo, bước đi khệnh khạng rất nặng nề
+ Kềnh kệch, bàn tay múp míp .
ị Ngoại hình của nhân vật Hoàng biểu hiện một con người được sống no đủ trong sự trưởng giả và ngoại hình này lại xa lạ với những con người trong cuộc kháng chiến.
Hoàng lạc lõng với đội ngũ của mình, lạc lõng với thời cuộc.
Cảnh sinh hoạt :
+Về chỗ ở ( Khi ở Hà Nội cũng như đi tản cư) : Khang trang, đầy đủ tiên nghi.
+ Nuôi chó to, dữ ( giống chó Đức )
+ ăn uống cầu kì
+ Đọc truyện Tam Quốc trong lúc nghỉ, hút thuốc lá thơm…
ịBản thân những chi tiết sinh hoạt đó không có gì đáng phê phán, lên án. Nhưng nếu đặt Hoàng vào trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến thì những chi tiết đó phản ánh một thái độ sống , bộc lộ một hạng tri thức trưởng giả, ích kỉ, chỉ biết thụ hưởng cá nhân, xa lạ với cuộc kháng chiến.
Đôi mắt của Hoàng :
- Nhìn người nông dân ( lực lượng đông đảo của Cách mạng ) nhưng đôi mắt của Hoàng nhìn họ là loại người vừa ngố, cổ hủ, tàn nhẫn, nhặng xị, tò mò…
- Hoàng không gần gũi, không hợp tác và luôn luôn xa lánh họ.
- Hoàng càng tỏ ra sành điệu bao nhiêu càng thể hiện sự khinh thường người nông dân.
ị Hoàng đã thể hiện tư tưởng cực đoan, là cách nhìn của một người tri thức với nhân dân .
- Hoàng tự tách mình ra khỏi lịch sử dân tộc.
- Hoàng chưa hẳn đứng về phía bên kia chiến tuyến , bằng chứng là Hoàng đi tản cư theo kháng chiến .
Hoàng tôn sùng vai trò người lãnh đạo, sai lầm của Hoàng là phủ nhận vai trò của quần chúng, tôn sùng vai trò cá nhân một cách thái quá trong lịch sử.
ị Hoàng là một loại nhân vật tư tưởng nhưng sinh động , vừ mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát .
Hoàng là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Nhân vật nhà văn Độ :
- Sau cách mạng Độ đi theo kháng chiến và đóng góp hết mình cho cách mạng .
- Độ là nhân vật đối lập về tích cách, tương phản về hình thức, về nội tâm với Hoàng và cả về nhận thức, quan điểm, lập trường tư tưởng.
- Hoàng thi phủ nhận sạch trơn công sức của người nông dân còn ở Độ đánh giá người nông dân với thái độ đúng đắn , không căn cứ vào hình thức của họ mà thấy được cái đẹp bên trong của họ .
- Độ sống, gần gũi và cùng họ tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( Cho dù chỉ là một anh tuyên truyền viên nhãi nhép).
III- Tổng kết :
Tác phẩm là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam cao về quan điểm, cách nhìn, tư tưởng của một thế hệ nhà văn đang nhận đường.
4. Củng cố : Qua hình tượng nhân vật Hoàng nhà văn Nam cao muốn chuyển tải điều gì cho giới văn nghệ sĩ đương thời ?
5. Hướng dẫn về nhà : Soạn tiết 31-32 : Bài viết số 3
Bài viết số 3
Mục đích - yêu cầu :
- Giúp HS hiểu biết về kiến thức văn học
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học
Các bước lên lớp :
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới :
I-Đề bài :
Phân tích bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng
II-Yêu cầu :
+ Đọc kĩ đề bài
+ Trọn dẫn chứng
+ Cách diễn đạt gọn gàng
III-Đáp án :
Mở bài :
- Giới thiệu vài nét về Tác giả - Tác phẩm
- “Tây tiến” là bài thơ thể hiện cảm hứng bi hùng
- Bài thơ là thể hiện một tâm hồn thơ dạt dào tình cảm yêu nước .
Thân bài :
1.Cảm hứng đ Gian khổ , tự hào của người chiến sĩ
2. Những kỉ niệm gắn bó và tự hào
3.Cảm hứng bi hùng về người chiến sĩ
4.Tâm hồn tình cảm người chiến sĩ với quê hương- đất nước.
Kết luận :
+ Tình cảm yêu nước thiết tha
+ Phong cách nghệ thuật thơ tài năng độc đáo
Củng cố :
Hướng dẫn về nhà : Tiết 32-33 “ Đất nước” - Nguyễn Đình Thi.
đất nước
nguyễn đình thi
A-Mục đích - yêu cầu :
1.Giúp hs phân tích, tìm hiểu : Quá trình hình thành và những biểu hiện của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
2.Thấy được những hình ảnh có tính chất khái quát và gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ
3.Đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
4.Giúp hs biết cách phân tác phẩm trữ tình.
B-Các bước lên lớp :
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết chủ đề và ý nghĩa tên truyện “Đôi mắt”?
3. Bài mới :
Gọi hs đọc và tóm tắt ngắn gọn?
Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ ?
Cảm xúc được khơi nguồn bắt đầu từ đâu?
Tâm trạng người ra đi được tác giả diễn tả ntn?
Niềm vui
I - Tác giả - Tác phẩm :
1. Tác giả : ( Xem SGK)
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ :
- Bài thơ “Đất Nước” được Nguyễn Đình Thi ấp ủ trong nhiều năm kháng chiến chống pháp (1948-1955)
- Bài thơ được đưa vào tập thơ “ Người chiến sĩ ”(1956)
+ Bài thơ ở phần đầu được ghép từ hai bài :
“ Sáng mát trong như sáng năm xưa”(1948)
“ Đêm mít tinh”(1949)
+ Phần sau “ Đất nước” (1955)
II- Phân tích :
Quá trình nhận thức về kháng chiến và quá trình hình thành tình cảm yêu nước căm thù giặc :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Ba câu thơ như tiếng đàn dạo trước cho bản nhạc về tình yêu đất nước trong bài thơ .
Cảm xúc được khơi nguồn từ mùa thu hiện tại ở Việt Bắc và suy niệm, hồi tưởng về mùa thu đã qua.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Hoài niệm về mùa thu Hà nội nhà thơ lấy chính mình làm đối tượng phân tích những cảm xúc tình cảm.
mùa thu Hà nội trong quá khứ ta thấy lắng đọng trong đó là tình cảm bâng khuâng, vấn vương có một nỗi buồn của sự chia li.
Đây là cảm xúc quen thuộc trong thơ viết về mùa thu, là tâm trạng thực , hoàn cảnh thực của nhà thơ khi từ biệt Hà Nội để bước vào cuộc kháng chiến.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Hai câu thơ đã khắc hoạ bước chân của người ra đi, giữa lí trí và tình cảm, quyết tâm ra đi sẵn sàng hy sinh vì đất nước. Song tình cảm vẫn lưu luyến, tha thiết với Thủ Đô ị Hai mặt này chưa hoà quyện với nhau.
Mùa thu nay khác rồi
………………………
………………………
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Hình ảnh mùa thu trong hiện tại :
đ Niềm vui, niềm tự hào của những người làm chủ đất nước . Đây là cảm xúc về mùa thu đất nước trong khung cảnh tự do của chiến khu Việt Bắc .
Nhịp thơ dồn dập, nhanh,mạnh và sử dụng biện pháp nhân hoá ghi lại sự đổi thay của mùa thu hiện tại . Đoạn thơ diễn tả niềm tự hào chính đáng của chúng ta.
Hình ảnh đất nước từ trong đau thương đứng dậy hiên ngang bất khuất :
Hình ảnh đất nước trong chiến tranh được diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, tạo nên một bức tranh đau thương về đất nước khi quân thù tàn phá.
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Những đoàn quân hành quân trong đêm dài với bao nỗi căm thù giặc .Song còn có một nỗi nhớ, một tình yêu. Chính tội ác của giặc đã làm cho những con người chỉ biết yêu thương, sống hiền lành bên bờ ruộng rặng tre.
đ Những con người dũng cảm, ngoan cường
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Xiềng xích, súng đạn của giặc đã khôngthể vùi dập cuộc sống này.
File đính kèm:
- Doi mat.doc