Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được suất điện động xoay chiều.
- Học sinh nắm được biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều. Công thức tính độ lệch pha và các trường hợp đặc biệt.
- Học sinh nắm được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
- Học sinh hiểu được biểu thức và ý nghĩa của các giá trị hiệu dụng.
- Học sinh hiểu và vận dụng biểu diễn được các véc tơ quay.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy lôgíc.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập và giải bài toán thực tế.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dòng điện xoay chiều. mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/12/2008
Gv: Phạm Văn Hải
Trường: THPT HH số 3
Chương V. dòng điện xoay chiều
Tiết 42. dòng điện xoay chiều.
mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được suất điện động xoay chiều.
- Học sinh nắm được biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều. Công thức tính độ lệch pha và các trường hợp đặc biệt.
- Học sinh nắm được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
- Học sinh hiểu được biểu thức và ý nghĩa của các giá trị hiệu dụng.
- Học sinh hiểu và vận dụng biểu diễn được các véc tơ quay.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy lôgíc.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập và giải bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị lên lớp.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
a. Phương tiện dạy học.
- Giáo án điện tử PowerPoint và các thiết bị khác liên quan.
b. Phương pháp dạy học.
- Trình chiếu, kết hợp với các mô hình và các phương pháp giảng dạy khác.
c. Tìm hiểu thông tin học sinh lớp dạy.
- Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp dạy: Số lượng, chất lượng, cách thứ học của học sinh và chuẩn bị của học sinh cho bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Kiến thức cũ: Hiện tượng cảm ứng điện từ, công thức tính từ thông, công thức tính suất điện động cảm ứng.
- Nghiên cứu bài học mới.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chúc lớp học.(3 phút)
- Giới thiệu giờ dạy và giáo viên dự.
- Kiểm tra sĩ số học sinh lớp học.
- ổn định chỗ ngồi và hướng dẫn học sinh cách học.
2. Kiểm tra kiến thức cũ.(5 phút)
- Công thức tính từ thông?
- Hiện tượng cảm ứng điện từ?
- Công thức tính suất điện động cảm ứng?
3. Tiến trình giờ dạy.(35 phút)
* Hoạt động 1 (2 phút). Giới thiệu vào bài.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giới thiệu bài dạy và ý nghĩa của các công thức nêu trên.
- Từ thông:
- Suất điện động cảm ứng:
- Xu thế sử dụng điện hiện nay.
- Học sinh đưa ra những câu hỏi xoay quanh bài học.
* Hoạt động 2 (8 phút). Giới thiệu tổng thể bài dạy và tìm hiểu suất điện động xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint bài dạy
mục 1.
- Suất điện động xoay chiều:
- Học sinh quan sát và tư duy tìm ra yêu cầ của giáo viên.
* Hoạt động 3 (7 phút). Tìm hiểu hiệu điện thế và dòng điện xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Trình chiếu các thí nghiệm mô phỏng.
- Giáo viên đưa ra các vấn đề liên quan đến thí nghiệm mô phỏng và yêu cầu học sinh giải quyết.
- Giáo viên gợi ý dựa trên thí nghiệm ảo và những kiến thức học sinh đã học.
- Giáo viên cùng với các học sinh khác trả lời những khúc mắc của học sinh.
- Hiệu điện thế xoay chiều:
- Dòng điện xoay chiều:
- Độ lêch pha:
- Các trường hợp đặc biệt:
+ u sớm pha hơn so với i
+ u trễ pha hơn so với i
+ u cùng pha với i
* Chú ý: Độ lệch pha giữa u và i phụ thuộc vào tính chất mạch điện.
- Học sinh quan sát các thí nghiệm được trình chiếu và nêu những vấn đề cần được biết.
- Theo hướng dẫn của giáo viên,học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
- Học sinh phát biểu ý kiến về kiến thức đưa ra và bày tỏ những những suy nghĩ khó khăn.
- Học sinh cùng với giáo viên thống nhất kiến thức chuẩn của bài học.
* Hoạt động 4 (5 phút). Nghiên cứu độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu ra điều kiện áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch.
- Kết luận: Đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa R thì u, i cùng pha.
- Học sinh tự biến đổi và tìm độ lệch pha giữa u và i.
* Hoạt động 5 (3 phút). Tìm hiểu các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiều tại sao phải có giá trị hiệu dụng và giá trị hiệu dụng hình thành trên cơ sở nào?
- Các giá tri hiệu dụng:
- Học sinh xem SGK và quan sát bài giảng.
* Hoạt động 6 (5 phút). Biểu diễn các đại lượng điện bằng phương pháp véc tơ quay
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp véc tơ quay?
- Sử dụng phương pháp véc tơ quay.
I U
O x
- Học sinh vận dụng phương pháp véc tơ quay đã học.
- Vận dụng cho trường hợp đoạn mach chỉ có R.
* Hoạt động 7 (5 phút). Củng cố kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần truyền tải
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi hệ thống kiến thức.
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập cho học sinh vận dụng.
- Hệ thống câu hỏi trong SGK.
- Các bài tập trong SGK và SBT.
- Học sinh tự hệ thống kiến thức cơ bản của bài.
- Học sinh nghiên cứu trả lời.
4. Kết thúc giờ dạy.(2 phút)
- Thông báo hết giờ.
- Nhắc nhở công việc.
- Thu dọn thiết bị giảng dạy.
5. Rút kinh nghiệm.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sở giáo dục và đào tạo bắc giang
Trường trung học phổ thông hiệp hoà số 3
------------------------------------
Giáo án : Dòng điện xoay chiều.
mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần
Giáo viên: phạm văn hải
Đơn vị: trường trung học phổ thông hiệp hòa số 3
Hiệp Hoà, Ngày 06 tháng 12 năm 2008
File đính kèm:
- dong dien xoay chieu.doc