I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết cơ thể của mình đang lớn dần từ khi là em bé, đến khi đi học lớp mẫu giáo.
- Trẻ gọi đúng tên các giai đoạn của mình đã trải qua: em bé, bé tập bò, bé tập đi, bé học lớp nhà trẻ, học lớp mẫu giáo, học sinh, người lớn, người già
- Trẻ nhận biết tên gọi 1 số loại đồ dùng, đồ chơi của 3 lứa tuổi: em bé, em học nhà trẻ và bạn học mẫu giáo
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh kích thước, quan sát, khái quát sự việc đơn giản.
- Phát triển vốn từ, trả lời câu hỏi mạch lạc, đầy đủ câu.
- Rèn khả năng ghi nhớ, tư duy logic cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi nhanh mắt, nhanh tay.
- Tạo cho trẻ thói quen sử dụng đồ dùng, đồ chơi hàng ngày hợp lý theo lứa tuổi
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi: Giáo viên dạy giỏi cấp trường – Hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi:
giáo viên dạy giỏi cấp trường – hội giảng
chào mừng ngày nhà giáo việt nam
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Bé đang lớn
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ – B2
Ngày dạy: 14/11/2008
Người dạy: Vũ Thị Kiều Nga
I. mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết cơ thể của mình đang lớn dần từ khi là em bé, đến khi đi học lớp mẫu giáo.
- Trẻ gọi đúng tên các giai đoạn của mình đã trải qua: em bé, bé tập bò, bé tập đi, bé học lớp nhà trẻ, học lớp mẫu giáo, học sinh, người lớn, người già…
- Trẻ nhận biết tên gọi 1 số loại đồ dùng, đồ chơi của 3 lứa tuổi: em bé, em học nhà trẻ và bạn học mẫu giáo…
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh kích thước, quan sát, khái quát sự việc đơn giản.
- Phát triển vốn từ, trả lời câu hỏi mạch lạc, đầy đủ câu.
- Rèn khả năng ghi nhớ, tư duy logic cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi nhanh mắt, nhanh tay.
- Tạo cho trẻ thói quen sử dụng đồ dùng, đồ chơi hàng ngày hợp lý theo lứa tuổi.
3. Thái độ:
- Trẻ thấy vui thích ngạc nhiên về sự phát triển của cơ thể.
- Trẻ có hành vi, thái độ phù hợp đối với từng lứa tuổi
- ND tích hợp: Bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non, Cháu đi mẫu giáo”.
II. chuẩn bị:
- Đĩa hình ảnh: Em bé sơ sinh, em bé tập bò, em bé tập đi, em bé lớp nhà trẻ D1 trong giờ ăn và giờ chơi, các bạn lớp mẫu giáo B2 trong giờ học và giờ ăn,anh chị học phổ thông, người lớn làm việc tại cơ quan, người già với 1 số hoạt động
- Đàn, đĩa nhạc
- Hình ảnh: em bé, bé lứa tuổi nhà trẻ, bạn học mẫu giáo
- Một số đồ dùng, đồ chơi theo 3 lứa tuổi: em bé, nhà trẻ, mẫu giáo.
- Câu đố học sinh: Vai đeo cặp sách. Sáng sáng đến trường. Học hành chăm chỉ. Nhận nhiều điểm cao? Tôi ở lứa tuổi nào
- Câu đố bé học mẫu giáo: Mỗi ngày đến lớp, Bé cười chào cô, giờ ăn tự xúc, giờ học chăm ngoan. Bé ở lứa tuổi nào?
- Câu đố bé lớp nhà trẻ: Em còn rất bé. Học lớp D1. Sáng nay đi học. Em vẫn khóc nhè. Lớp học của em, lứa tuổi nào thế, anh chị đoán xem?
III. cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
I. ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng vui chơi trò chơi “ Khuôn mặt vui, khuôn mặt buồn”.
- Cô cho trẻ tập khóc như em bé và giói thiệu về bộ phim tài liệu “Bé đang lớn”
2. Nội dung chính:
a. Quan sát và Trò chuyện:
- Xem hình ảnh qua đĩa (xem toàn bộ các hình ảnh)
- Đàm thoại và trích dẫn bằng hình ảnh:
+ Trẻ sơ sinh: Em bé đang làm gì? Cơ thể em to hay nhỏ? Em mặc quần áo như thế nào? Vì sao em bé lại bú tí mẹ?
+ Em bé tập bò: Em bé đang làm gì? Vì sao em lại bò mà không đi? Các cháu ngày xưa có bò như em không? T ại sao bây giờ các cháu lại không bò như em bé? (Cô cho trẻ tập bò như em bé).
+ Bé tập đi: Em bé đang làm gì? Cơ thể em như thế nào? Em bé tỏ ra thích hay không thích khi mình biết đi?
+ Bé học ở lớp nhà trẻ: Em bé đang làm gì? Các con đoán xem các em đang ăn món gì? Các em có tự xúc ăn khồng? Tại sao?
+ Trẻ học mẫu giáo: Các con đang làm gì? Các con ăn gì? Trong gìơ ăn các con có cần các cô xúc ăn không? Vì sao? Vẫn còn 1 số bạn lớp mình chưa tự giác nên côc giáo vẫn phải xúc cơm cho ăn, các bạn ấy đã ngoan chưa? Vì sao?
*So sánh: Em bé học nhà trẻ và bạn học mẫu giáo B2
+ Giống nhau: Cùng đi học tại trường mầm non Tuổi hoa.
+ Khác nhau:
Bé học nhà trẻ Bạn học mẫu giáo
Cơ thể thấp bé hơn Cơ thể cao lớn hơn
Quần áo nhỏ hơn. Quần áo to hơn.
Bé chưa tự xúc ăn Các bạn tự giác xúc ăn
*Khái quát: Các con hiện nay đang là học sinh mẫu giáo, trường mầm non T uổi hoa, để lớn như thế này các con cũng đã trải qua các lứa tuổi: em bé, tập bò, tập đi, qua các lớp nhà trẻ và hiện nay đang là lớp mẫu giáo nhỡ. Các con thaays mình lớn có nhanh không?
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
* Mở rộng:
- Xem hình ảnh anh chị học phổ thông, bố mẹ đi làm, ông bà.(Đến hình ảnh nào cô giáo giới thiệu cho trẻ biết).
* Giaó dục: Muốn có cơ thể khỏe mạnh cần ăn đủ chất, thể dục, vận động, vệ sinh sạch sẽ, nghe lời người lớn...
b. Củng cố:
*Trò chơi 1: “Ai đoán giỏi”
- CC: Cô mời 1 số trẻ, cô giáo đóng vai, miêu tả hành động cử chỉ của người già, học sinh, em bé, người lớn và các trẻ khác sẽ đoán. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và công bố kết quả. Ngoài ra cô đọc 1 số câu đố về lứa tuổi học sinh, nhà trẻ và mẫu giáo, để cả lớp cùng đoán.
*Trò chơi 2: “Thi chọn đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo độ tuổi”
- CC: Chia lớp thành 3 đội cùng thi đua chọn các đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo độ tuổi quy định cho từng đội. Đội 1 chọn đồ cho em bé. đội 2 chọn đồ cho em học nhà trẻ, đội 3 chọn đồ cho bạn học mẫu giáo
- LC: Đội nào chọn được nhiều đồ đúng theo độ tuổi quy định , trong thời gian 1 bản nhạc, đội đó chiến thắng
- Kết thúc chơi cô giáo nhận xét kết quả, trao quà và vui liên hoan
3. Kết thúc:
- NHận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ xem phim.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ tập bò giống như em bé.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ trẻ lời câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ tìm những đặc điểm giống và khác nhau để trẻ lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời câu hỏi
- Trẻ xem hình ảnh qua đĩa.
- 1 số trẻ thực hiện cử chỉ em bé tập bò, tập đi, ngườ già.
- Trẻ đoán lứa tuổi qua câu đố của cô và cử chỉ của bạn.
- 3đội tham gia trò chơi.
- Trẻ vui liên hoan.
File đính kèm:
- MTXQ Be dang lon.doc