Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp quận lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1.Kiến thức:

- Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc và biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu các bài hát dân ca đã học: Tập tầm vông, Trống cơm, Kéo cưa lừa xẻ, Rềnh rềnh ràng ràng, Đi cấy, Bà còng.

- Nhớ tên bài hát, tên các làn điệu dân ca của các bài hát biểu diễn và bài hát nghe.

- Cảm nhận được giai điệu thiết tha, mượt mà và nội dung bài hát Bèo dạt mây trôi .

2. Kĩ năng:

- Bước đầu dạy trẻ biết kết hợp, giao lưu văn nghệ. Trẻ biết cùng nhau phối hợp thực hiện vận động. Phát triển kĩ năng vận động.

- Phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ và thể hiện tác phẩm âm nhạc ở trẻ.

- Có kĩ năng chơi trò chơi Tai ai tinh và Đoán tên bài hát

3.Thái độ:

- Yêu thích các làn điệu dân ca, biết yêu quý và trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc

- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi lên sân khấu biểu diễn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp quận lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục quận cầu giấy trường mầm non hoạ mi *************** giáo án Dự thi giáo viên giỏi cấp quận Lĩnh vực phát triển thẩm Mĩ Bài dạy: Biểu diễn các làn điệu dân ca Đối tượng : Mẫu giáo lớn Số trẻ : 24-26 trẻ Thời gian : 30-35 phút Người dạy : An Thị Thanh Huyền Năm học :2008-2009 I. Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức : - Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc và biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu các bài hát dân ca đã học: Tập tầm vông, Trống cơm, Kéo cưa lừa xẻ, Rềnh rềnh ràng ràng, Đi cấy, Bà còng. - Nhớ tên bài hát, tên các làn điệu dân ca của các bài hát biểu diễn và bài hát nghe. - Cảm nhận được giai điệu thiết tha, mượt mà và nội dung bài hát ‘‘Bèo dạt mây trôi’’ . 2. Kĩ năng: - Bước đầu dạy trẻ biết kết hợp, giao lưu văn nghệ. Trẻ biết cùng nhau phối hợp thực hiện vận động. Phát triển kĩ năng vận động. - Phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ và thể hiện tác phẩm âm nhạc ở trẻ. - Có kĩ năng chơi trò chơi ‘‘Tai ai tinh’’ và ‘‘Đoán tên bài hát’’ 3.Thái độ: - Yêu thích các làn điệu dân ca, biết yêu quý và trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc - Trẻ mạnh dạn, tự tin khi lên sân khấu biểu diễn. II. Chuẩn bị. 1.Đồ dùng: Đàn nhạc một số bài hát dân ca: Tập tầm vông, Trống cơm, Kéo cưa lừa xẻ, Rềnh rềnh ràng ràng, Đi cấy, Bà còng. - Một số dụng cụ âm nhạc do cô và cháu làm: Trống, đàn gita, đàn ocgan, sáo… - Phông, chữ và một số hình ảnh, giỏ hoa trang trí cho sân khấu. 2. Địa điểm: Lớp A11. 3. Trang phục: - 5-6 bộ áo tứ thân của cháu, 1 bộ áo tứ thân của cô. - Sáng tác vè ‘‘Ngày tết’’ lời bài ‘‘Hẹn gặp lại ’’ theo giai điệu bài ‘‘Bắc kim thang’’. III- Các bước tiến hành: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.ổn định vào bài 2.Nội dung 3.Kết thúc Cô và trẻ đọc vè ‘‘Ngày tết’’ - Trò chuyện về ngày tết và mùa xuân - Giới thiệu về chương trình biểu diễn các làn điệu dân ca - Cho trẻ thảo luận về tên của chương trình và các bài hát dân ca trẻ sẽ biểu diễn, bạn cùng diễn. - Cho trẻ trang trí phông và sân khấu, thay quần áo biểu diễn, đăng kí tiết mục biểu diễn với cô. Hoạt Động 1: Biểu diễn dân ca -Trò chơi âm nhạc Cô giới thiệu chương trình ‘‘Làng vui chơi làng ca hát’’ và giới thiệu khách mời. Thông qua các tiết mục: 1:Trống cơm 2: Rềnh rềnh ràng ràng 3: Tập tầm vông 4: Kéo cưa lừa xẻ 5: Bà còng 6: Đi cấy Dân ca là những làn điệu mượt mà cha ông ta sáng tác trong quá trình lao động và sản xuất. Những làn điệu dân ca đằm thắm đã đi vào cuộc sống của mỗi chúng ta. Và thế hệ cô trò chúng ta hôm nay phải gìn giữ và trân trọng. *Tiết mục 1: Hát múa ‘‘Trống cơm’’ - Để mở đầu cho chương trình ‘‘Làng vui chơi - làng ca hát’’ hôm nay là tiết mục hát múa ‘‘Trống cơm’’ do tập thể lớp A11 biểu diễn. - Cô hỏi lại trẻ bài hát thuộc làn điệu dân ca nào? - Cho trẻ nêu cảm nhận sau khi biểu diễn. *Tiết mục 2: Hát đối ‘‘Rềnh rềnh ràng ràng’’ Hát đối nam - nữ là một trong những hình thức biểu diễn của các làn điệu dân ca. Sau đây tốp ca nam-nữ lớp A11 sẽ cùng nhau hát đối bài đồng dao ‘‘Rềnh rềnh ràng ràng’’. Xin mời tốp ca nam nữ. - Trẻ hát và vận động theo ý thích . => Cô cho trẻ nhận xét các bạn về lời hát và vận động. * Tiết mục thứ 3: Trò chơi ‘‘Tai ai tinh’’ - Vào những dịp hội làng nhân dân ta thường có những trò chơi rất hay và vui vẻ. Và hôm nay một trong những trò chơi đó cô trò mình sẽ cùng nhau chơi. Trò chơi thứ 1 do nhóm 1 đăng kí xin mời nhóm 1 lên giới thiệu cách chơi Cách chơi: Nhóm một sẽ ra sau sân khấu để sử dụng dụng cụ âm nhạc gõ theo nhịp, phách. Trên sân khấu có một bạn trai và gái làm động tác theo nhịp phách. Nhóm 2 phải đoán xem nhóm một đã gõ những dụng cụ gì. Sau đó các bạn nhóm một sẽ ra sân khấu biểu diễn lại bài hát và kết hợp sử dụng dụng cụ vừa gõ. (Cô chú ý nói về công dụng của các dụng cụ âm nhạc) *Tiết mục 4: Hát múa ‘Kéo cưa lừa xẻ’. -Trong khi làm việc chăm chỉ và cần cù cha ông ta vẫn không ngừng ca hát để quên đi lỗi vất vả. Bài đồng dao ‘‘Kéo cưa lừa xẻ’’ đã ra đời trong hoàn cảnh đó và được các nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát rất hay sẽ được các bạn nam thể hiện có sự tham gia minh hoạ của nhóm múa ‘‘Hoa sen’’. Xin mời tốp ca nam lớp A11. Các bạn nam biểu diễn xong cô mời các bạn nữ nhận xét. * Tiết mục 5 : Trò chơi ‘‘Nghe âm thanh đoán tên bài hát’’ - Để thử tài của các bạn trai các bạn gái sẽ lên đố một trò chơi xem các bạn trai có giỏi không. Xin mời các bạn gái Cách chơi: Các bạn gái sẽ la âm hơi (khép miệng) bài ‘‘Bà còng’’ các bạn trai đoán tên bài hát và các bạn gái hát lại bài hát đó. Cho trẻ nhận xét bạn biểu diễn. *Tiết mục 6 : Hát múa ‘‘Đi cấy’’ Có một ban nhạc của lớp mình không chỉ hát hay mà các bạn còn múa rất đẹp, các con có muốn xem các bạn biểu diễn không? Và sau đây cô sẽ nhường lời cho các bạn tự giới thiệu (Hát múa ‘‘Đi cấy’’- Dân ca Thanh Hoá) Hoạt động 2 : Nghe hát ‘’Bèo dạt mây trôi’’ Dân ca quan họ Bắc Ninh. Sau đây cô xin giới thiệu đến dự cùng chúng ta ngày hôm nay Nghệ sĩ Thành Huân và cô sẽ đánh một bản nhạc dân ca các con cùng nghe và đoán xem là bài hát dân ca gì nhé. -Các con có biết đây là nhạc cụ gì không? -Nghệ sĩ Thành Huân giới thiệu tên và công dụng của nhạc cụ. - Lần 1: Cô và nghệ sĩ cùng đánh đàn bầu và trống . Các con vừa được nghe giai điệu bài hát gì? Thuộc dân ca miền nào? - Lần 2: Cô hát cùng nhạc do các nghệ sĩ đánh. - Giải thích nội dung bài hát ‘‘Bèo dạt mây trôi’’ ca ngợi hình ảnh người mẹ, người vợ Việt Nam đảm đang trung hậu, một nắng hai sương giữ vững hậu phương cho những người chồng, người cha đi đánh giặc. Sau đây để kết thúc chường trình lớp A11 sẽ gửi tới các vị khách quý bài hát ‘‘Hẹn gặp lại’’ do cô giáo An Thanh Huyền phổ lời theo nhạc bài ‘‘Bắc kim thang’’. Xin kính mời quý vị lắng nghe. Cô và trẻ cùng dọn đồ dùng - Trẻ đọc vè - Trẻ trả lời - Trẻ bàn bạc và trang trí sân khấu, chuẩn bị dụng cụ âm nhạc và đăng kí tiết mục biểu diễn. - Cả lớp biểu diễn - Các bạn nam-nữ biểu diễn - 2 bạn vận động minh hoạ - Các bạn nam- nữ biểu diễn . - Trẻ nghe nhạc và trả lời câu hỏi của bạn. - Các bạn gái biểu diễn. - Song ca nữ - Cô Hát - Cả lớp hát Phụ lục: 1.Vè: Tết Đến Ve vẻ vè vè Bài vè tết đến Mẹ dọn nhà cửa Bố mua cành đào Bé có áo mới Chúc tết ông bà Cả nhà xum họp Cùng đi du xuân Vui quá là vui Bé lớn rồi đấy 2. Bài hát: ‘Hẹn gặp lại’ phổ lời theo nhạc bài ‘Bắc kim thang’ Khách đến chơi Mời xơi miếng trầu Cùng tham dự ,vào cuộc vui này Ăn miếng trầu ,thêm tình nồng thắm Nghe bé hát, làn điệu dân ca Cô khen hay ,bác tấm tắc gật đầu Khi gặp lại, mà lòng luyến lưu, người ơi.

File đính kèm:

  • docGiao an phat trien tham my.doc