Giáo án dự thi lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Thế giới động vật

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

 1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ nội dung, giai điệu, động tác của bài hát, biết kết hợp giữa động tác vận động và lời ca.

 - Trẻ biết thêm bài ca dao cổ về con mèo và con chuột được tác giả Lê Yên phổ nhạc đó là bài hát: "Con mèo mà trèo cây cau"

 - Nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi “ Đoán tài, hát hay” .

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ có kỹ năng vận động minh hoạ cho bài hát: " Đàn gà trong sân". Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa vận động và lời ca .

 - Trẻ chú ý nghe cô hát và xem cô biểu diễn.

 - Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi.

3. Thái độ:

 - Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong giờ học.

 - Trẻ hứng thú với các hoạt động do cô tổ chức.

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Chủ điểm: Thế giới động vật đề tài : Nội dung trọng tâm : Dạy vận động ‘‘Đàn gà trong sân’’ Nội dung kết hợp : - Nghe hát  ‘‘Con mèo mà trèo cây cau’’ - Trò chơi  ‘‘Đoán tài hát hay’’ Đối tượng dạy: Trẻ mẫu giáo nhỡ B2 Số lượng: 21 trẻ Thời gian: 20 - 25 phút. Người thực hiện: Nguyễn Thị Như Quỳnh I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ nội dung, giai điệu, động tác của bài hát, biết kết hợp giữa động tác vận động và lời ca. - Trẻ biết thêm bài ca dao cổ về con mèo và con chuột được tác giả Lê Yên phổ nhạc đó là bài hát: "Con mèo mà trèo cây cau" - Nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi “ Đoán tài, hát hay” . 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng vận động minh hoạ cho bài hát: " Đàn gà trong sân". Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa vận động và lời ca . - Trẻ chú ý nghe cô hát và xem cô biểu diễn. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong giờ học. - Trẻ hứng thú với các hoạt động do cô tổ chức. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị: 1. Về phía giáo viên - Trang phục gọn, đẹp, phù hợp. - Đàn ghi sẵn bài: Đàn gà trong sân, Con mèo mà trèo cây cau, một con vịt, Con gà trống, Rửa mặt như mèo, Con heo đất- có tiết tấu nhịp điệu phù hợp với nội dung bài học. - Thiết kế Powerpoint trình chiếu vào bài phần dạy vận động: Đàn gà trong sân và phần Trò chơi: “ Đoán tài hát hay” - Chuẩn bị tốt tâm thế trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ. - Sa bàn phục vụ hoạt động hát cho trẻ nghe. - Vẽ và thiết kế mũ gà trống; gà mái và gà con. ( Mỗi loại 3 chiếc ). Địa điểm học: Phòng học đa năng sạch, sắp xếp gọn đẹp phù hợp. 2. Về phía trẻ - Trang phục của trẻ sạch, gọn. - Tô màu mũ gà. Cùng cô chuẩn bị mũ gà phục vụ hoạt động. - Tâm thế trẻ thoải mái. iii. Tiến hành Các bước tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Bước 1: ổn định tổ chức - Gây hứng thú 2. Bước 2: Nội dung chính a. Dạy vận động : Đàn gà trong sân b. Nghe hát ‘‘Con mèo mà trèo cây cau’’ c.Trò chơi âm nhạc: Đoán tài hát hay 3. Bước 3: Kết thúc tiết học - Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Ngón tay - Cô giới thiệu: “ Ngôi nhà của những người bạn ngộ nghĩnh”. Cô hướng trẻ nhìn lên màn hình, nghe tiếng kêu và đoán xem con vật nào xuất hiện. ( Cô cho lần lượt tiếng kêu của gà trống, gà mái và gà con để trẻ đoán. Khi trẻ đoán xong cô cho hình ảnh các con vật bay ra). * Ôn hát: Đà gà trong sân - Cô yêu cầu trẻ tìm bài hát liên quan đến gia đình nhà gà mà trẻ đã biết. - Cô hướng trẻ đến bài hát có cả gà trống và gà con (Đàn gà trong sân ) và khuyến khích trẻ đứng dậy hát lại bài hát cùng đàn ( Hát đúp 2 lần ) * Trẻ vận động theo ý thích: - Con thấy bài hát này thế nào? Làm thế nào để bài sinh động hơn? Bây giờ mỗi bạn hãy nghĩ ra 1 cách để làm cho bài hát thêm sinh động và thể hiện lại ý tưởng của mình nhé! - Cô bật đàn- Khuyến khích trẻ hát và vận động. * Dạy vận động ( Dưới hình thức cô giới thiệu cách vận động khác ) + Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô yêu cầu trẻ hát, cô vận động minh hoạ cho trẻ xem. - Lần 2 : Cô nói về hình con gà trống; gà mái và gà con kết hợp vận động và phân tích kỹ động tác cho trẻ nắm được ( Gà trống thì rất oai phong hùng dũng nên các động tác dứt khoát; khỏe khoắn; Còn gà con rất nhỏ bé, non nớt nên cô sử dụng các động tác nhí nhảnh và đáng yêu hơn) . Câu 1: “ Gà không biết gáy” 2 khuỷu tay cô gập sát thân, làm động tác vỗ cánh, đánh hông sang 2 bên. “ Là con gà con” 1 tay cô đưa ra trước miệng, 1 tay cô để sau hông và lắc hông, 2 chân dậm. . Câu 2: “ Gà mà gáy sáng” Làm tương tự như câu 1. “ Là con gà cha” từng tay đưa lên làm động tác giống gà gáy sáng. . Câu 3: “ Đi lang thang ….. có con gà””, 2 khuỷu tay cô gập sát thân làm động tác vỗ cánh đồng thời từng chân đưa ra phía trước và kí bằng gót chân. . Câu 4: “ Đi lang thang… có con gà” 1 tay để trước miệng, 1 tay để sau hông và dậm chân tại chỗ sau đó đổi bên. + Trẻ thực hiện - Dạy cả lớp vận động: Mời cả lớp đứng theo đội hình vòng tròn và hát + vận động cùng cô. ( 2 – 3 lần ) - Dạy tổ, nhóm vận động: Mời các bạn trai (các bạn gái ) đứng dậy vận động cùng cô - Khuyến khích nhóm còn lại hát cùng bạn. - Mời nhóm trẻ lên biểu diễn- Khuyến khích các bạn còn lại hát. - Mời cá nhân trẻ biểu diễn - Cả lớp hát - Mời cả lớp đứng dậy theo đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát và vận động cùng cô. * Còn 1 người bạn nữa đang chốn trong ngôi nhà, chúng mình có muốn biết không. Cô đưa ra các dữ kiện để trẻ đoán về con mèo . Hình ảnh mèo xuất hiện. - Có một bài hát rất hay về con mèo, đó là bài hát sử dụng lời ca dao cổ “Con mèo mà trèo cây cau”, do nhạc sĩ Lê Yên phổ nhạc Cô sẽ đàn cho cả lớp nghe. Các con lắng nghe và nói cho cô biết giai điệu bản nhạc như thế nào nhé. Lần 1: Cô đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát. - Bản nhạc cô vừa đàn có tên là gì? Ai đã phổ nhạc bài hát này? - Con thấy giai điệu bản nhạc như thế nào? ( Vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng? ) - Cô chính xác lại: Tác giả Lê Yên đã dùng lời ca dao cổ để phổ nhạc thành bài hát: “Con mèo mà trèo cây cau” đấy! Giai điệu bài hát rất vui tươi, nhí nhảnh. Lần 2: Cô hát kết hợp biểu diễn minh hoạ bằng động tác - Các con thấy bài hát này như thế nào? Bài hát sẽ hay hơn rất nhiều nếu các con vừa nghe lời bài hát vừa xem hình ảnh ngộ nghĩnh của chú mèo và chú chuột trong bài hát đấy! Lần 3: Cô hát kết hợp diễn rối cho trẻ xem * Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: Cô cho trẻ chia làm 3 đội Cô giới thiệu: Trên màn hình sẽ là hình ảnh con vật; một đoạn nhạc hoặc là đoạn nhạc đã bị làm méo tiếng. Các đội chơi sẽ quan sát, lắng nghe, bàn bạc để tìm ra đáp án tên bài hát sau đó đưa ra tín hiệu để giành quyền trả lời. - Luật chơi: Đội nào trả lời đúng được tên bài hát và hát đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay thật lớn, đội nào không trả lời được hoặc trả lời sai phải nhảy lò cò. Lần 1: Cô trình chiếu hình ảnh con vịt Lần 2: Cô cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài " Con gà trống" Lần 3: Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc đã làm méo tiếng Lần 4: Cho trẻ xem hình ảnh con heo đất được mở ra từng phần Cô tổ chức cho trẻ chơi, cùng trẻ kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi. * Hỏi lại cảm nhận của trẻ sau các hoạt động. Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ. Hoạt động chuyển tiếp: Hướng trẻ tới trò chơi âm nhạc cô vừa tổ chức và về các máy tính cùng chơi. Trẻ chơi cùng cô và bạn Trẻ lắng nghe và cùng nhau đoán tên con vật - Trẻ kể tên các bài hát liên quan đến các chú gà mà trẻ biết. - Trẻ hát và nhún nhẩy theo giai điệu bài hát. - Trẻ trả lời theo cảm nhận - Trẻ trả lời Trẻ hát và vận động theo ý thích Trẻ hát Trẻ về chỗ và quan sát cô vận động Cả lớp đứng theo đội hình vòng tròn và vận động cùng cô. Nhóm bạn trai ( bạn gái ) đứng dậy vận động - Nhóm trẻ lên biểu diễn, các bạn còn lại hát - 1 trẻ lên biểu diễn, cả lớp hát. Cả lớp đứng dậy hát và vận động Trẻ lắng nghe và đoán Trẻ nghe và nói về tên bài hát, tên tác giả và giai điệu bài hát theo cảm nhận - Trẻ lắng nghe cô hát và xem cô biểu diễn - Trẻ nêu cảm nhận của mình về bài hát Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi của trò chơi, sau đó bàn bạc, thảo luận để đưa ra đáp án. Trẻ đoán tên và hát lại bài hát Trẻ nêu cảm nhận của mình về các hoạt động

File đính kèm:

  • docGiao an Am nhac(5).doc