Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người – đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội loài người.
- Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Về kĩ năng:
Hình thành ở HS một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
3. Về thái độ:
Hình thành ở HS ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 15642 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 8 bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 1 - 11 - 2008
Tuần 12:
Tiết 12:
Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người – đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là loại lao động trí óc để tiếp thu tri thức của xã hội loài người.
- Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Về kĩ năng:
Hình thành ở HS một số kĩ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
3. Về thái độ:
Hình thành ở HS ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được; luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Nội dung:
- HS hiểu lao động là điều kiện, phương tiện để con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển. Vì vậy mỗi người cần phải có ý thức lao động tự giác và sáng tạo.
- Hiểu được khái niệm lao động tự giác và lao động sáng tạo; cần phải lao động tự giác và sáng tạo.
- Liên hệ tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động
- Thấy được lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động
- Thấy được mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động
2. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, kích thích tư duy, quan sát tranh
3. Tài liệu và phương tiện:
- SGV,SGK GDCD8
- Bài tập tình huống
- Tranh ảnh, mẩu chuyện về lao động tự giác và sáng tạo
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
CHIẾU SLIDE 3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tự lập? Kể lại một việc làm thể hiện tính tự lập của bản thân? - Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
a. Chỉ có con nhà nghèo mới cần phải tự lập
b. Tự lập là không nhận sự giúp đỡ của người khác
c.Tự lập là không trông chờ, dựa dẫm, ỉ lại vào người khác
d. Tự lập sẽ khó thành công trong cuộc sống
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
CHIẾU SLIDE 4,5
* HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI
GV cho HS quan sát hai hình ảnh về lao động tự giác và sáng tạo
Hỏi: Em hãy cho biết nội dung của từng hình ảnh? Em có suy nghĩ gì khi quan sát hai hình ảnh trên?
- HS xung phong trả lời
- GV nhận xét →KL ; dẫn dắt vào bài
CHIẾU SLIDE 6
* HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:
NGÔI NHÀ KHÔNG HOÀN HẢO
- 1 HS đọc truyện
- Thảo luận lớp theo câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng? ( Thái độ lao động của người thợ mộc trước đó:Tận tuỵ, tự giác,nghiêm túc thực hiện các quy trình kĩ thuật→ thành quả lao động hoàn hảo, được mọi người kính trọng. Thái độ lao động trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết tâm trí cho công việc, tâm trí mệt mỏi, sử dụng vật liệu tạp nham, không đảm bảo quy trình kĩ thuật)
+ Hậu quả việc làm của ông là gì? ( Nhận lấy thành quả lao động của mình. Đó là một ngôi nhà không hoàn hảo )
+ Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó? ( Thiếu tự giác, sáng tạo trong lao động)
- Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? ( Để đạt kết quả tốt trong học tập, trong lao động cần phải có ý thức tự giác và óc sáng tạo)
CHIẾU SLIDE 7
- Nêu những biểu hiện của lao động tự giác, lao động sáng tạo của HS trong học tập, lao động?
HSTL – GV nhận xét – Giáo dục các em
CHIẾU SLIDE 8
GV giới thiệu một số tấm gương về lao động tự giác và sáng tạo
CHIẾU SLIDE 9
? Thế nào là lao động tự giác
? Thế nào là lao động sáng tạo
CHIẾU SLIDE 10
* HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG VÀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
- Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức nào? Cho ví dụ
- Hãy cho biết mối quan hệ giữa lao động trí óc và lao động chân tay?
- HSTL- GVKL- hoàn thành nội dung đó trên sơ đồ
- Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao dộng thì điều gì sẽ xảy ra ( Giúp con người hoàn thiện phẩm chất đạo đức và năng lực, làm ra của cải vật chất cho XH đáp ứng cho nhu cầu con người. Nếu không lao động thì không có gì để ăn mặc, vui chơi giải trí thể dục thể thao...)
CHIẾU SLIDE 11
* HOẠT ĐỘNG 4: THẢO LUẬN NHÓM RÚT RA Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
- Nhóm 1, 2: Nêu những biểu hiện thiếu tự giác, sáng tạo của HS trong học tập, lao động và tác hại của nó?
- Nhóm 3,4: Hãy cho biết lợi ích của tự giác trong học tập, lao động và lợi ích của sáng tạo trong học tập, lao động?
- Nhóm 5, 6: Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Lớp góp ý bổ sung
+ GV nhận xét KL
CHIẾU SLIDE 12
? Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào
CHIẾU SLIDE 13
* HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
- Bài tập 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sáng tạo của người học sinh:
a. Học thuộc nội dung bài học trong sách giáo khoa
b. Học thuộc lòng các bài giải mẫu để chuẩn bị cho kì thi
c. Chỉ làm theo những gì thầy dạy
d. Tự tìm cho mình phương pháp học tập tốt nhất
- Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào các câu tục ngữ, ca dao sau:
a. Cái khó........cái khôn
b. Mạnh dùng sức, yếu dùng........
c. Non cao cũng có đường.......
Đường dù hiểm nghèo cũng có......
CHIẾU SLIDE 14
* HOẠT ĐỘNG 6: HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Học bài và làm bài tập 1 (SGK)
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức lao động tự giác và sáng tạo
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm về nội dung lao động tự giác và sáng tạo để tiết học sau trình bày.
1. Lao động tự giác và sáng tạo:
1. Lao động tự giác: Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
2. Lao động sáng tạo: là trong quá trình lao động luôn cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết mới tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
2. Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo:
- Tiếp thu được kiến thức
- Kĩ năng ngày càng thuần thục
- Phẩm chất, năng lực được hoàn thiện, phát triển
- Chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao
File đính kèm:
- Lao dong tu giac va sang tao.doc