A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Gíup học sinh thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hòan cảnh khó khăn , khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, sách tham khao, một số hình ảnh về hồ chí minh và tập “Nhật kí trong tù”
C. PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC
- Phương pháp đọc, gợi mở, bình giảng
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nêu cảm nhận của em về bức tranh thôn vĩ trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 2: Theo em bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có điểm nào đặc sắc về nghệ thuật?
2. Giới thiệu bài mới:
ở cấp II, chúng ta đã được tìm hiểu về thơ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ trong tập NKTT là bài Ngắm trăng và bài Đi đường. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ khác Bác đó là bài thơ Chiều Tối.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài: Chiều tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT TPHCM
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài: CHIỀU TỐI - MỘ
HỒ CHÍ MINH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Gíup học sinh thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hòan cảnh khó khăn , khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, sách tham khao, một số hình ảnh về hồ chí minh và tập “Nhật kí trong tù”…
PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC
Phương pháp đọc, gợi mở, bình giảng
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nêu cảm nhận của em về bức tranh thôn vĩ trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 2: Theo em bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có điểm nào đặc sắc về nghệ thuật?
Giới thiệu bài mới:
ở cấp II, chúng ta đã được tìm hiểu về thơ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ trong tập NKTT là bài Ngắm trăng và bài Đi đường. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ khác Bác đó là bài thơ Chiều Tối.
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CÀN ĐẠT
- GV cho hs đọc phần tiểu dẫn và đặt câu hỏi hướng hs vào việc cảm nhận được hòan cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ.
Câu 1. theo em hòan cảnh sáng tác của bài thơ có điểm nào đặc biệt
Câu 2.Căn cứ vào bản dịch thơ em hãy cho biết bản dịch thơ có những điểm nào chưa chính xác với nguyên tác?
Câu 3. theo em bài thơ này có thể chia thành mấy đọan để dễ tìm hiểu?
3.1. nêu ý nghĩa cua khái quát của từng đọan ?
Câu 4. Bức tranh trong hai câu đầu của bài thơ gợi cho em cảm xúc gì?
4.1. Hình ảnh “chim mỏi” gợi cho em điều gì?
Câu 5. Hình ảnh “ đám mây cô lẻ gợi cho em cảm giác như thế nào về khung cảnh buổi chiều tối?
Câu 6. Em có nhận xét gì về sự cảm nhận và miêu tả cảnh vật của nhà thơ trong hai câu thơ đầu?
6.1 Những từ ngữ nào thể hiện sự cảm nhận đó
Câu 7. Theo em, tâm hồn người tù thi sĩ lúc này như thế nào?
Câu 8. Em nào có thể chỉ ra bút pháp nghhệ thuật mà nhà thơ đã sử dụng để vẽ bức tranh thiên nhiên.
Câu 9. Hình ảnh cô gái xay ngô gợi nên điều gì trong cuộc sống?
Câu 10. Hình ảnh lò than rực hồng gợi lên điều gì?
Câu 11. Em có nhận xét gì về sự vận động của cảnh vật trong bài thơ?
Câu12. Cảnh vật và sự vận động của bài thơ cho ta biết điều gì về tâm hồn tác giả?
Câu 13. Hình ảnh lò than rực hồng như là sự khẳng định một chân lí, theo em chân lí đó là gì? Em nào có thể tìm một bài thơ khác của Hồ Chí Minh có cùng tư tưởng đó?
Câu 14. Theo em đâu là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Củng cố:
GV cho hs đọc lại một lần bài thơ.
Đặt câu hỏi: Sau khi học bài thơ em rút ra được bài học gì?
Dặn dò: GV dặn hs học thuộc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), học thuộc ghi nhớ sgk
Chuẩn bị bài mới:
Đọc trước bài thơ “từ ấy” của Tố Hữu
- Tìm những nét chính trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu
- Hòan cảnh sáng tác của bài thơ
- Suy nghĩ về chủ đề bài thơ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Xuất xứ: Bài 31 trong tập NKTT ( Khái quát về tập NKTT – SGK)
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ (tiểu dẫn sgk)
- Hoàn cảnh đặc biệt: tác giả là tù nhân đã trải qua một ngày trên đường chuyển lao từ Tỉnh Tây đến Thiên Bảo, đang đứng trước một buổi chiều tối.
2. Văn bản
a. Tìm hiểu bản dịch thơ
- Câu 2 trong bản dịch thơ đánh mất nghĩa cô lẻ của đám mây cô vân
- mạn mạn là chậm chậm chứ không phải là trôi nhẹ.
- Câu 3 nguyên tác không có chữ nào có nghĩa tối nhưng bàn dịch nghĩa lại thêm chữ tối làm mất sự sáng tạo Bác trong câu câu thơ
b. Tìm hiểu bố cục của bài thơ
- Bài thơ có thể chia thành hai phần
- Phần 1: Hai câu đầu (Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà).
- Phần 2: Hai câu cuối (Bức tranh đời sống).
II. ĐỌC HIỂU BÀI THƠ
Hai câu đầu
a. Ý nghĩa của hình ảnh “chim mỏi…”
+ “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
- Là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà: Chim bay về núi tối rồi (ca dao)
Chim hôm thoi thót về rừng (truyện kiều)
Cánh chim vừa mang ý nghĩa không gian vừa mang ý nghĩa thời gian
Từ mỏi thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của bác đối với tạo vật, không phải là chim bay mà là chim mỏi => sự đồng cảm của người tù sau một ngày bị chuyển lao trên đường bộ.
b. Ý nghĩa của hình ảnh chòm mây lẻ loi…
Cô vân mạn mạn độ thiên không
- Mây là thi liệu quan trọng để tả trời trong thơ cổ phương Đông:
Ví dụ: Trong bài thơ Độc toạ kính đình sơn của Lí Bạch có câu:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
- Xuân Diệu dịch:
Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình
=> Đám mây cô lẻ trôi chậm chậm trong bài Chiều tối, làm cho bức tranh buổi chiều tà thêm sinh động. Một chòm mây nhỏ nhoi càng gợi lên cái vắng vẻ của cảnh vật, lúc chiều tối.
=> Với một cánh chim, một chòm mây, tác giả đã vẽ nên cảnh thiên nhiên của một buổi chiều tà thật thanh bình, yên ả, nhưng cũng vắng vẻ, cô quanh, gợi cho tâm hồn ta nhiều cảm xúc.
=> Người tù lúc này hoàn toàn tự do về tâm hồn nên mới có thể giao hòa sâu sắc cùng tạo vật đến thế.
=> Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà được vẽ nên mang đậm bút pháp cổ điển ( Thi liệu quen thuộc, thủ pháp ước lệ, tả ít, gợi nhiều)
2. Hai câu cuối
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hòan lô dĩ hồng
a. Ý nghĩa của hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô
+ Kéo con người trở về với thực tại: con người, cuộc sống sinh họat và lao động thường nhật đó là những hình ảnh gợi lên một cuộc sống tốt đẹp thanh bình.
b. Hình ảnh lò than đã rực hồng
– Lò than rực hồng là nhãn tự của bài thơ mọi sự vận động của bài thơ đều hướng tới hình ảnh này
- Lò than rực hồng gợi sự ấm áp, sự sum họp
- Hình ảnh lò than trong hiện thực có lẽ không đẹp như trong bài thơ, nó dã được nhà thơ miêu tả bằng tính từ cực cấp “rực hồng”
- Bài thơ đã vận động từ cảnh thiên nhiên sang cảnh sinh hoạt đời thường của con người, một sự vận động hướng đến sự ấm áp.
- Hình ảnh lò than rự hồng còn là hình ảnh đặc tả tinh thần nhà thơ => lạc quan tin tưởng vào cuộc sống tin tưởng vào sự tốt đẹp sẽ luôn nảy nở nếu con người vượt qua những gian lao thử thách, đó chính là chân lí mà nhà thơ muốn khẳng định.
- Đây cũng là một trong những tư tưởng xuyên xuốt tập Nhật kí trong tù:
Gạo đem vào giả bao đau đớn
……………………………….
Gian nan rèn luỵên mới thành công
- Với bút pháp tả thực nhà thơ đã vẻ nên một bức tranh đời sống thật sinh động ấm áp
Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
a. Bút pháp cổ điển
- Thể thơ : Tứ tuyệt
- Thi liệu: Cánh chim, chòm mây
- Thủ pháp: Ước lệ, tả ít gợi nhiều
b. Bút pháp hiện đại
- Bút pháp tả thực: Miêu tả bức tranh sinh hoạt đời sống rất sinh động, ấm áp.
-Sự vận động của cảnh vật và tinh thần chủ thể trữ tìnhình ảnh:
+ So sánh với bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
- Giống nhau: Hoàn cảnh – cùng xa quê,
- Khác nhau:
Bài “qua đèo ngang”
Cảnh: Tiêu điều xơ xác
Người: Cô đơn buồn chán
Bài Chiều tối: Cảnh vật thanh bình yên ả => cuộc sống thanh bình=> Ấm áp sáng sủa
Con người: Lạc quan tin tưởng luôn hướng về sự sống và ánh sáng
=> Đặc sắc: Kết hợp tài tình, sáng tạo bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK)
IV. Củng cố - Dặn dò
Cuộc sống dù có bao khó khăn gian khổ vẫn luôn chứa những điều tốt đẹp, vấn đề là chúng ta có biết hướng đến và tìm kiếm hay không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Du Yên tập hợp và giới thiệu, Thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai, 2003.
Nhật kí trong tù
Nhiều tác gỉa, Một số bài giảng thơ văn chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984. (Bài của Nguyễn Hoàn Khung viết về Chiều tối)
Nhiều tác giả, Nhật kí trong tù, NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 2002. (Bài của Mã Giang Lân viết về Chiều Tối)
Tp. HCM ngày 20/02/2008 Trịnh Văn Khoát
File đính kèm:
- khoat - GA Chieu toi.doc