Giáo án giảng dạy bài : Tôi yêu em

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

- cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tinh thần lẫn ngôn từ nghệ thuật.

2. về kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích một bàii thơ trữ tình

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, sách viên, bài giảng điện tử (kèm theo các phương tịên trình chiếu)

C. PHƯƠNG PHÁP TIẾNN HÀNH

- Phương pháp đọc diễn cảm, phát vấn, nêu vấn đề thảo luận, bình giảng

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. kiểm tra bài cũ

- Em hãy đọc thuộc bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, nêu nội dung chính của bài thơ.

- Theo em đâu là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài : Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Tp. HCM GIÁO ÁN GIẢNG DẠY A. X. PUSKIN Bài: Toâi yeâu em A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức - cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tinh thần lẫn ngôn từ nghệ thuật. 2. về kĩ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích một bàii thơ trữ tình B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, sách viên, bài giảng điện tử (kèm theo các phương tịên trình chiếu) C. PHƯƠNG PHÁP TIẾNN HÀNH - Phương pháp đọc diễn cảm, phát vấn, nêu vấn đề thảo luận, bình giảng D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. kiểm tra bài cũ - Em hãy đọc thuộc bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, nêu nội dung chính của bài thơ. - Theo em đâu là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - Gv cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - Gv đặt câu hỏi: Câu hỏi1: Em hãy chỉ ra những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin. -Học sinh trả lời, Gv nhận xét, bổ sung (Gv nêu khái quát những biến cố quan trọng trong cuộc đời Puskin). Câu hỏi 2: Em hãy nêu những sáng tác tiêu biểu và những đặc điểm nổi bật của văn thơ Puskin. học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung (Gv nhấn mạnh đến giá trị và đặc điểm của thơ trữ tình Puskin). Câu hỏ 3: Em nào có thể cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản dịch nghĩa - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục bài thơ. - Giáo viên cho 1- 2 học sinh đọc lại bài thơ. Câu hỏi 4: Em hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ (Cho 2-3 hs trình bày cảm nhận) Câu hỏi 5: Em nào có thể nêu cảm nhận của em về mối tình của nhân vật Tôi được thể hiện qua hai câu thơ đầu. Những từ ngữ nào giúp em cảm nhận được? Câu 6: Quyết dịnh từ bỏ tình yêu của chàng trai cho ta biết gì về tình yêu, và nhân cách của chàng trai? Những từ ngữ nào thể hiện quyết tâm của chàng trai? Câu 7: Nếu em ở vào địa vị của chàng trai thì em sẽ quyết định như thế nào? - Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung, bình luận..mở rộng vấn đề. Câu hỏi 8: Em hãy nêu cảm nhận của em về tâm trạng của tràng trai qua hai câu thơ 5,6. Câu h 9: Những từ ngữ, giọng điệu của bài thơ có điều gì đáng chú ý? Câu h 10 Em hãy nhận xét về vai trò của câu thơ thư 7 trong bài thơ. - Giáo viên cho học sinh thảo luận Có ý kiến cho rằng câu thơ cuối là lời cầu mong chân thành của nhà thơ cho người yêu của mình, thể hiện một tâm hồn cao thượng. cũng có ý kiến cho rằng câu thơ này là lời tự khẳng định tình yêu của chàng trai. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao ? - Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - Giáo viên cho học sinh tự tổng kết những nét nghệ thuật của bài thơ. Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên cho học sinh đọc lại bài thơ - Dặn học sinh về đọc thuộc bài thơ, nắm được nội dung chính và nghệ thuật của bài thơ. - Dặn học sinh về nhà đọc trước tác phẩm Người trong bao của Sêkhốp: - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sêkhốp - Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Chia bố cục - Tóm tắt cốt truyện - I. Tìm Hiểu Chung 1. Cuộc đời và sự nghiệp a. Cuộc đời - Puskin (1799 – 1837) - Sinh ra trong một gia đình quý tộc, có một nền tảng và tài sản văn hoá, có trình độ, có học vấn. - Năm 1911(12 tuổi), thi vào trường Lixe và học ở đấy cho đến năm 1917. + Ở đây Puskin được giáo dục những tư tưởng tiến bộ, được nghiên cứu các môn nghệ thuật. - Năm (1817 – 1820) sống tại S. Petecbua - (1920 – 1924) bị đi đày ở phương nam - (1824 – 1826) quản thúc tại làng Mikhailôpxcaia - 1827 – 1830 sống tại S. Pêtecbua - Tháng 12 năm 1831 cưới vợ là Natalia Gônsarôva - ngày 27/1/ 1837 đấu súng với Đantec để bảo vệ danh dự. - Ngày 29/1/1837 mất tại Petecbua trong sự thương tiếc của nhân dân Nga. b. Sự nghiệp sáng tác. - Puskin đã để lại cho nhân dân Nga và thế giới một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều giá trị. Các sáng tác của Puskin thuộc nhiều thể loại, nhiều khuynh hướng khác nhau, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành công đáng kể. - Các tác phẩm tiêu biểu: SGK - Đặc điểm thơ văn Puskin: -Hai chủ đề cơ bản xuyên suốt dòng chảy thi ca Pu-skin là cảm hứng tự do và tình yêu: Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành Vì trong thế kỉ bạo tàn ta đã ca ngợi tự do Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ + Các sáng tác phong phú của Puskin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. Và ở thể loại nào văn chương Puskin cũng là tiếng nói người ga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực. 2. Bài thơ Tôi yêu em: - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1829, bài thơ được sáng tác để tặng cho A.A. Ô-lê-nhi-a - Tìm hiểu bản dịch + Nguyên bản tiếng Nga không có tiêu đề. Tiêu đề Tôi yêu em là do người dịch tự đặt. + Nguyên tác không có hình ảnh. Hình ảnh ngọn lửa tình là do dịch giả thêm vào. + Bản dịch không diễn tả được ý nghĩa thì quá khứ của động từ yêu - Tôi (đã) yêu em … - Bố cục bài thơ : Có thể chia bài thơ thành hai phần + Bốn câu đầu + Bốn câu cuối II. Đọc hiểu bài thơ 1. Bốn câu đầu: - Câu 1 và câu 2: Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn Tôi; + Tình yêu đã, đang và vẫn còn âm ỉ cháy trong lòng (chưa tắt hẳn) -> Một mối tình sâu nặng - Câu 3, 4 Nhưng hãy để tình yêu ấy không làm phiền em thêm nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. + Từ nhưng làm đổi hướng cảm xúc chủ thể chữ tình, phản ánh một mâu thuẫn. từ không xuất hiện hai lần -> khẳng định quyết tâm giải thoát cho em. + Câu 1, 2 giọng điệu trầm lặng, ngập ngừng: .vẫn, có lẽ/ chưa… + Câu 3, 4, giọng mạnh mẽ rắn rỏi, càng thể hiện quyết tâm từ bỏ tinh yêu của mình. => Chàng trai đã tỏ ra thấu hiểu và thông cảm cho nỗi khổ tâm của cô gái và muốn giải thoát cho cô. Điều này càng khẳng định tình yêu của nhân vật Tôi: một tình yêu thấu hiểu, thông cảm và biết hi sinh. 2. Bốn câu cuối - Câu 5, 6: Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nổi ghen tuông. + Điệp ngữ: Tôi đã yêu em Lặng thầm Vô vọng Bị giày vò… ->Bị giày vò: Bởi sự rụt rè ghen tuông + Sau điệp Từ Tôi yêu em là những từ chỉ trạng thái, diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Tôi trong mối tình đơn phương của mình. Giọng điệu thơ sâu lắng, day dứt mãi không thôi + Kết thúc câu 3, 4 ta tưởng rằng nhân vật Tôi đã hoàn toàn rứt bỏ được tình yêu của mình. Nhưng tình yêu lại trỗi dậy để khẳng định sức mạnh của nó, cũng là khẳng định tình yêu chân thành, sâu đậm của nhân vật Tôi. + Cấu trúc ngữ pháp: khi thì…khi thì… diễn tả nỗi khổ đau triền miên trong tầm hồn của nhân vật Tôi. - Câu 7,8 Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế. + Điệp từ Tôi đã yêu em một lần nữa được nhắc lại, càng làm cho ta thấy được nỗi day dứt của nhân vật Tôi. + Câu thơ thể hiện cái yếu đuối, bất lực của kẻ yêu đơn phương nhưng nó cũng là lời chân thành nhất vì nó không giấu một điều gì cả, ngay cả sự yếu đuối của kẻ đang yêu. + Mặt khác, điệp ngữ …như thế đó như một lần nữa nhắc lại những cảm xúc, những biểu hiện của tình yêu đã được nói tới ở các câu phía trên, tạo cảm giác khắc khoải khôn nguôi. + Câu 8 vừa như một lời từ biệt cao cả, chân thành, nhưng đồng thời cũng vừa như một lời khẳng định tình cảm cao đẹp của nhân vật Tôi: có cao cả thì mới cầu mong cho người yêu mình hạnh phúc. Nhưng cụm từ yêu thương cũng như thế ( yêu như Tôi đã yêu em) n Tôi giành cho em là tuyệt vời nhất rồi. + Cấu trúc: như thế… như thế ở câu bảy được lặp lại ở câu 8, giúp gắn kết câu 8 với các câu phía trên. III. Tổng kết 1. Nội dung Ghi nhớ: SGK 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng - Điệp ngữ, địêp cấu trúc ngữ pháp cấu trúc ngữ pháp IV. Củng cố, dặn dò 1. Củng cố: 2. Dặn dò: TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Hồng Chung – Nguyễn Kim Đính…, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục, 2006 Website: Tp.HCM ngày 13/03/2008 Trịnh Văn Khoát A. X. PUSKIN

File đính kèm:

  • dockhoat-toi yeu em.doc