A. ĐỐI TƯỢNG GIẢNG DẠY:
- Học sinh lớp 11A2 (Ban cơ bản)
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Gíup học sinh thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm người nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thơ
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, hình ảnh, tư liệu về nhà thơ Tố Hữu.
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh ( Bao gồm phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). Trình bày cảm nhận của em về tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện qua bài thơ.
Câu 2: Em hãy chì ra và phân tích nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chiều tối.
2. Giới thiệu bài mới:
- Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những giờ khắc không thể quên được, đặc biệt là những giờ khắc đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời, nó sẽ đọng lại trong kí ức và theo chúng ta đến suốt đời. Đó có thể là khi bạn nhận được tin đậu đại học, tin đựơc đi du học.v.v.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy bài: Từ Ấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT TPHCM
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI: TỪ ẤY
ĐỐI TƯỢNG GIẢNG DẠY:
Tố Hữu
- Học sinh lớp 11A2 (Ban cơ bản)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Gíup học sinh thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, … trong việc làm người nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm thơ
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình…
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, hình ảnh, tư liệu về nhà thơ Tố Hữu.
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh ( Bao gồm phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). Trình bày cảm nhận của em về tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện qua bài thơ.
Câu 2: Em hãy chì ra và phân tích nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chiều tối.
2. Giới thiệu bài mới:
- Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những giờ khắc không thể quên được, đặc biệt là những giờ khắc đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời, nó sẽ đọng lại trong kí ức và theo chúng ta đến suốt đời. Đó có thể là khi bạn nhận được tin đậu đại học, tin đựơc đi du học.v.v.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
¯. GV cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết những nét chính trong cuộc đời Tố Hữu.
Câu 2: Em hãy trình bày những hiểu biết của em về thơ Tố Hữu mà em đã được học và được đọc.
Câu 3: Theo em, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ từ ấy có điểm nào đáng chú ý?
¯. Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ và trả lời câu hỏi:
Câu 4: Em nào có thể chỉ ra ý chính của mỗi khổ
Thơ?
¯ Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ thứ nhất và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Câu 5: Em cảm nhận được điều gì khi đọc khổ thơ này?
Câu 6: Em hiểu như thế nào về từ “Từ ấy”
Câu 7: Cảm xúc của Tố Hữu khi gặp lí tưởng cách mạng được diễn tả qua những hình ảnh nào?
Câu 8: Những từ ngữ, hình ảnh đó cho em cảm nhận gì về tâm hồn tác giả khi gặp lí tưởng cách mạng?
Câu 9: Tâm hồn của tác giả ở hai câu thơ sau được diễn tả như thế nào?
Căn cứ vào những từ ngữ, hình ảnh nào mà em nhận định như vậy?
Câu 10: Em hãy nhận xét về cách dùng các từ ngữ , hình ảnh của tác giả trong hai câu thơ cuối.
¯ Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận:
Lẽ sống mới mà nhà thơ tố hữu nhận thức là gì?
Tố Hữu chấp nhận lẽ sống đó với một thái độ như thế nào?
Căn cứ vào đâu mà em kết luận như vậy?
Căn cứ vào từ “buộc” trong câu thơ “tôi buộc hồn tôi với mọi người” có người cho rằng Tố Hữu chấp nhận lí tưởng mới một cách miễn cưỡng. Ý kiến của các em thế nào?
Em hiểu như thế nào về từ khối đời?
¯ Giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Câu 11: Qua khổ thơ thứ ba này Tố Hữu muốn khẳng định điều gì?
Câu12: Sự khẳng định đó cho ta thấy gì về ý chí của tác giả đối với lí tưởng, với lẽ sống mới?
Câu 13: Căn cứ vào bài thơ em nào có thể làm sáng tỏ ý kiến cho rằng: Bài thơ từ ấy là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu.
¯ Củng cố
- Em hãy so sánh tâm trạng của tố hữu với tâm trạng của các nhà thơ mới mà em em đã được học (nguyễn bính, xuân diệu, huy cận…) để tìm ra sự khác biệt trong tâm trạng của tố hưu ới các nhà thơ mới. theo em đâu olà nguyên nhân làm nên sự khác biệt đó?
¯ Dặn dò:
- Giáo viên dặn học sinh về học thuộc bài thơ, học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Giáo viên dặn học sinh đọc các bài đọc thêm trong SGK (Lai tân, nhớ đồng, tương tư, chiều xuân)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (SGK)
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành …
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ nằm trong phần Máu lửacủa tập thơ Từ ấy (1937 – 1946).
- Bài thơ được sáng tác khi Tố Hữu được kết nạp vào đảng cộng sản Đông Dương và nguyện trọn đời đi theo lí tưởng cộng sản.
b.Bố cục của bài thơ:
- Bài thơ có ba khổ
+ Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng cộng sản
+ Khổ 2: Nhận thức mới về lễ sống
+ Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
II. ĐỌC HIỂU BÀI THƠ
1.Khổ 1
- Từ ấy, gợi lên một cái mốc thời gian. Đây phải là cái mốc thời gian rất đặc biệt trong đời một con người. Từ ấy ở trong bài thơ này chính là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu (Nhà thơ gặp gỡ lí tưởng cách mạng).
- Cảm xúc của Tố Hữu khi gặp lí tưởng cách mạng được diễn tả qua những từ ngữ, hình ảnh:
bừng nắng hạ: mạnh mẽ, chói rực, bất ngờ (Biện pháp so sánh trực tiếp)
mặt trời chân lí : hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Lí tưởng cách mạng của đảng, của chủ nghĩa Mac – Lênin sáng rực chói lọi như mặt trời, vĩnh cửu như chân lí.
- Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, không thể cưỡng nổi. chói tính từ cực cấp, đựơc sử dụng như động từ.
- Hai câu đầu diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới. Hai câu sau diễn tả sự vui tươi êm ái, tràn sức sống qua những hình ảnh so sánh và ẩn dụ
Hồn tôi …vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ ở đây rất chân thành, trong trẻo và nồng nhịêt đã được diễn tả một cách hấp dẫn.
2. Khổ 2:
- Lẽ sống mới: quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Hoà cái tôi với quần chúng, với nhân dân, với nững người lao động nghèo khổ.
+ Từ buộc: ở đây là tự nguyện tôi buộc => niềm hạnh phúc được ràng buộc mình với nhân dân “…với mọi người”
+ Từ khối đời: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng hoá sức mạnh của nhân dân, của tập thể rất chặt chẽ.
+ Từ để đượclặp lại hai lần ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm mục đích của lẽ sống mới.
- Khổ thơ thứ hai thể hiện tinh thần háo hức, hăm hở của tác giả khi nhận ra lẽ sống mới. lẽ sống vì cộng đồng. Giọng điệu thơ mạnh chắc gợi lên sự quả quyết…
3. Khổ 3:
- Nhà thơ cụ thể hoá lẽ sống của mình bằng việc nêu lên mối quan hệ của bản thân với các tầng lớp nhân dân.
- Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kíêp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất, cù bơ.
+ Kiếp phôi pha (Nghèo khổ, vất vả, cơ cực)
+ Cù bất cù bơ (Thành ngữ: lang thang, không nơi nương tựa).
+ Từ là lặp lại ở đầu câu như một sự khẳng định rõ ràng chắc chắn mối quan hệ của nhà thơ với nhân dân
+ Từ vạn lặp lại như khẳng định cái đông đảo, rộng lớn
- Cách nói trực tiếp quả quyết, xác định rõ ràng vị thế của mình trong gia đình lớn của những người lao khổ.
=> Bài thơ thể hiện niềm vui sướng tột cùng của tố hữu khi được tiếp nhận lí tưởng cách mạng. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện một nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống: Sống, đấu tranh và phục vụ cộng đồng. đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Tố Hữu.
- Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+Bài thơ sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm mạnh ; cách dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp(Bừng nắng hạ, mặt trời chân lí…?).
+ Bài thơ giàu nhạc điệu, sử dụng nhiều âm vang ở cuối câu, tạo cảm giác ngân vang càng làm tăng sự hấp dẫn cho việc diễn đạt cảm xúc.
III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ - SGK)
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Tâm trạng
+ Các nhà thơ mới buồn chán, tuyệt vọng
+Tố Hữu vui vẻ, yêu đời tâm hồn tràn đầy sức sống.
Nguyên nhân
+ Các nhà thơ mới không tìm được lẽ sống thấy cuộc sống vô nghĩa vì không gặp lí tưởng cách mạng.
Tố hữu được giác ngộ lí tưởng cách mạng àtìm được lẽ sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Bao, Tuyển tập tố hữu – thơ, NXB Văn học, 1998.
Tố Hữu, trong Tố Hữu – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)
Nguyễn Đăng Mạnh, con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
Hoàng Như Mai, trong Tố Hữu – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
Lê Đình Kị, Chuyên luận thơ Tố Hữu,
Tp. HCM ngày 25/02/2008
Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trịnh Văn Khoát
File đính kèm:
- khoat - Tu ay.doc