1. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
+Hiểu được các khái niệm chất lỏng lí tưởng, dòng, ống dòng
+Viết được biểu thức về lưu lượng, mối quan hệ giữa S,V
+Nắm được định luật Béc-Nu-li
*Về kỹ năng
+Giải thích các hiện tượng có liên quan
+Vận dụng giải các bài tập
2.Phương pháp và phương tiện dạy học:
*Phương pháp:
-Phương pháp diễn giải.
-Phương pháp đàm thoại.
-Phương pháp sử dụng SGK.
*Phương tiện :
+GV:Bảng vẽ
+HS: Ôn lại kiến thức về áp suất chất lỏng.
3.Nội dung và tiến trình dạy học
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 - Bài 42: Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. định luật bec - Nu - li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTTH LƯU VĂN LIỆT
GVHD: Nguyễn Thị Kim Linh
Lớp: 10A5
SVTT: Nguyễn Thị Phúc
MSSV: 1032232
Lớp: SP Lý- Tin K.29
Trần Lâm Ngân
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI 42: SỰ CHẢY THÀNH DÒNG CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ. ĐỊNH LUẬT BEC-NU-LI.
1. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
+Hiểu được các khái niệm chất lỏng lí tưởng, dòng, ống dòng
+Viết được biểu thức về lưu lượng, mối quan hệ giữa S,V
+Nắm được định luật Béc-Nu-li
*Về kỹ năng
+Giải thích các hiện tượng có liên quan
+Vận dụng giải các bài tập
2.Phương pháp và phương tiện dạy học:
*Phương pháp:
-Phương pháp diễn giải.
-Phương pháp đàm thoại.
-Phương pháp sử dụng SGK.
*Phương tiện :
+GV:Bảng vẽ
+HS: Ôn lại kiến thức về áp suất chất lỏng.
3.Nội dung và tiến trình dạy học
Hoạt động 1 (8 phút):Kiểm tra, đề xuất vấn đề:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LƯU BẢNG
*Kiểm tra:
1) Viết biểu thức áp suất thuỷ tĩnh.
2) Phát biểu và viết biểu thức nguyên lí Pax-can?
*Đặt vấn đề:Trong thực tế có rất nhiều hiện tượng như:khi trời bão cánh cửa bật ra ngoài, khi tưới cây nếu bịt một phần đầu vòi lại thì nước sẽ phun xa hơnCác hiện tượng trên được giải thích như thế nào. Có liên quan gì với nhau không? Ta vào bài mới.
p=Pa+h
Độ tăng áp suất lên chất lỏng trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm trong chất lỏng và của thành bình.
P=Png+h
Trong đó:
Png:áp suất ngoài
:khối lượng riêng chất lỏng
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu chuyển động của chất lỏng, đường dòng, ống dòng
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LƯU BẢNG
Trên dòng sông ở những khúc quanh co thì nước chảy như thế nào so với những khúc sông thẳng?
Chuyển động của chất lỏng có mấy loại?
Chất lỏng chảy ổn định là gi?
Chất lỏng lí tưởng là gì?
Giả sử cô thả một cây viết bằng mủ xuống sông thì cây viết sẽ trôi theo dòng chảy vạch nên một đường, đường dó cô gọi là đường dòng, vậy đường dòng là gì?
Các đường dòng có giao nhau không?
Vận tốc một phần tử chất lỏng có phương và hướng như thế nào?
Tại các điểm khác trên đường dòng , vận tốc của chúng như thế nào?
Các em có biết ống dẫn dầu , ống dẫn nước không?
Chất lỏng chảy trong các ống này, phần tiếp giáp với thành ống có dạng gì?
Phần chất lỏng chảy trong các ống này có mặt biên tạo bởi đường dòng gọi là ống dòng. Vậy ống dòng là gì?
Chất lỏng chuyển động bên trong ống dòng có chảy ra ngoài không?(Ống không bị bể)
Nếu ống dòng thẳng thì các đường dòng như thế nào?
Trong dòng chảy của chất lỏng, nơi có vận tốc càng lớn thì các dòng chảy như thế nào?
Nước chảy xoáy ở khúc quanh co, nước chảy ổn định ở khúc sông thẳng.
Chảy ổn định và chảy không ổn định
Chất lỏng chảy có vận tốc nhỏ
Chất lỏng chảy thành dòng và không nén được
Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phần tử của chất lỏng chuyển động theo một đường nhất định
không
Phương tiếp tuyến với đường dòng và hướng theo dòng chảy
Khác nhau
Biết
Đường dòng
Ống dòng :Là một phần chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng.
không
song song
xít lại gần nhau
1.Chuyển động của chất lỏng lí tưởng
*Chuyển động chất lỏng gồm: Chảy ổn định và chảy không ổn định
*Chất lỏng chảy có vận tốc nhỏ
*Chất lỏng chảy thành dòng và không nén được: chất lỏng lí tưởng
2 Đường dòng,ống dòng
Đường dòng:Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phần tử của chất lỏng chuyển động theo một đường nhất định.
Ống dòng :Là một phần chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng.
Hoạt động 3 ( 7 phút): tìm mối quan hệ giữa vận tốc và tiết diện trong sự chảy ổn định
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LƯU BẢNG
Giả sử, cô có một ống dẫn nước để tưới cây, lúc đầu tưới những cây ở gần nên kéo ống tới, nước ra khỏi miệng ống có dạng gì?
Nếu cô muốn tưới những cây cách khoảng 2m nhưng kéo ống không tới thì cô phải làm gì?
Khi bịt lại, tiết diện ống lúc này như thế nào so với lúc không bịt?
Khi bịt thì nước phun ra với tốc độ như thế nào so với khi không bịt ?
Nhận xét mối quan hệ giữa tiết diện ống và tốc độ dòng chảy?
Quan sát hình vẽ, và dựa vào ví dụ trên đưa ra biểu thức nói lên mối quan hệ giữa tiết diện và tốc độ?
Từ (1) em nào có thể phát biểu thành lời?
Từ(1) đưa về dạng tích của v.S ta được gì?
A:lưu lượng chất lỏng
Đại lượng A có thay đổi không?
Đơn vị của A?
Dạng parabol
Bịt một phần vòi ống lại
Nhỏ hơn
Vận tốc lớn hơn
Tỉ lệ nghịch nhau
Trong một ống dòng, tốc độ chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện của ống
Không
N/m3
Trong một ống dòng, tốc độ chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện của ống
(2)
A:lưu lượng chất lỏng
Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là không đổi
A:(N/m3)
Hoạt đông 4 (10 phút):Xây dựng định luật Bec-Nu –Li cho ống dòng nằm ngang
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LƯU BẢNG
Chất lỏng đựng trong bình gây ra áp suất gì lên thành bình, đáy bình?
Khi ta nhảy xuống nước thì các phân tử nước chuyển động gây ra một áp suất tác dụng lên người ta, áp suất đó gọi là áp suất gì?
Béc-Nu-Li đã thiết lập phương trình liên hệ giữa áp suất tĩnh và áp suất động
p+=hằng số
Từ biểu thức, phát biểu thành lời định luật Béc-Nu-Li?
Tại các điểm khác nhau trong ống dòng nằm ngang áp suất tĩnh phụ thuộc gì?
Áp suất toàn phần tại một điểm trong chất lỏng gồm ?
Áp suất tĩnh
Áp suất động
Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số
Vận tốc tai điểm đó
Áp suất tĩnh và áp suất động
4. Định luật Béc-Nu-Li cho ống dòng nằm ngang
* Áp suất tĩnh:
Kí hiệu: p
*Áp suất động
Biểu thức:
Trong đó:
: Khối lượng riêng (Kg/m3)
:Vận tốc (m/s)
* Béc-Nu-Li đã xây dựng phương trình:
p+=hằng số
Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số
Hoạt đông 5 (5 phút):
*Củng cố
Trắc nghiệm:
Chọn câu sai:
A.Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có tốc độ lớn thì áp suất nhỏ, nơi có tốc độ nhỏ thì áp suất tĩnh lớn.
B.Định luật Néc-Nu-Li áp dụng cho chất lỏng và chất khí.
C.Áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang thì tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng
D.Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào các đường dòng càng nằm xít nhau thì áp suất tĩnh càmh nhỏ
*Bài tập về nhà:Làm bài tập SGK
Nhận xét giáo viên hướng dẫn Vĩnh Long, ngày 16 tháng 3 năm 2007 Người soạn
Nguyễn Thị Kim Linh Nguyễn Thị Phúc
File đính kèm:
- sư chay thanh dong.doc