Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 31 - Phương trình trạng thái của khí lí tưởng định luật gay luy - xác

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Từ các hệ thức của định luật Bôilơ – Mariot và định luật Saclơ xây dựng phương trình Clapêron và từ phương trình này viết được hệ thức đặc trưng cho các quá trình

· Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường dẳng áp trong hệ tọa độ (p, T) và (p, t)

· Hiểu ý nghĩa vâtkj lý của độ không tuyệt đối

2. Kỹ năng

· Vận dụng được phương trình trạng thái khí lý tưởng để giải được một số bài toán liên quan

II – CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

· Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học

2. Học sinh

· Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 31 - Phương trình trạng thái của khí lí tưởng định luật gay luy - xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31 - PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG ĐỊNH LUẬT GAY LUY-XÁC Ngày soạn: 15/02 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Từ các hệ thức của định luật Bôilơ – Mariot và định luật Saclơ xây dựng phương trình Clapêron và từ phương trình này viết được hệ thức đặc trưng cho các quá trình Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường dẳng áp trong hệ tọa độ (p, T) và (p, t) Hiểu ý nghĩa vâtkj lý của độ không tuyệt đối 2. Kỹ năng Vận dụng được phương trình trạng thái khí lý tưởng để giải được một số bài toán liên quan II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học 2. Học sinh Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Nhắc lại các định luật Bôilơ – Mariot và định luật Saclơ. Viết biểu thức cảu mỗi định luật 3. Bài mới (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN BIẾT KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÍ TƯỞNG Khí lý tưởng tuân theo định luật Bôilơ – Mariot và định luật Sắclơ. Chất khí tồn tại trong thực tế không tuân theo các định luật nói trên. Nhưng ở nhiệt độ và áp suất thông thường ta có thể coi gần đúng khí thực là khí lý tưởng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK và trả lời: khí tồn tại trong thực tế có tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt và định luật Sac-lơ không? - Tại sao vẫn có thể áp dụng các định luật đó cho khí thực? - Nêu câu hỏi và nhận xét học sinh trả lời. - Nêu và phân tích giới hạn áp dụng các định luật chất khí. HOẠT ĐỘNG 2 : XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. (phương trình Clapêron) Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Xét quan hệ giữa các thông số của hai trạng thái đầu và cuối của chất khí. - Xây dựng biểu thức quan hệ giữa các thông số trạng thái trong các đẳng quá trình và rút ra quan hệ 31.1. - Nêu và phân tích quá trình biến đổi trạng thái bất kì của một lượng khí. - Hướng dẫn: Xét thêm một trạng thái trung gian để các có các đẳng quá trình đã học. - Giới thiệu về phương trình Cla-pê-rông. HOẠT ĐỘNG 3 : VẬN DỤNG PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÍ TƯỞNG. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Làm bài tập ví dụ SGK. - Trình bày kết quả. - Hướng dẫn: Xác định các thông số p, V,T của khí ở mỗi trạng thái. HOẠT ĐỘNG 4 ( PHÚT): GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. ( Tiết 2) HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỊNH LUẬT GAY LUY- XÁC. Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp Định luật Gayluy –sac: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Phát biểu khái niệm quá trình đẳng áp. - Xây dụng quan hệ V-T trong quá trình đẳng áp. - Phát biểu định luật Gay Luy- xác. - Nhận xét trình bày của học sinh. - Hướng dẫn: Aùp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho trường hợp áp suất không đổi (p1 = p2). HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP. Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp Trong cùng một hình vẽ đường đẳng áp ở trên ứng với áp suất nhỏ hơn Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Phát biểu khái niệm đường đẳng áp. - Nhận xét về dạng đường đẳng áp trong quan hệ toạ độ (V,T). - Quan sát hình 31.4 và so sánh áp suất ứng với hai đường đẳng áp. - Hướng dẫn: Dựa trên sự tương tự của quan hệ p-T trong quá trình đẳng tích với quan hệ V-T trong quá trình đẳng áp. - Hướng dẫn: Xét hai điểm thuộc hai đường đẳng áp biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ. HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU VỀ ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Quan sát hình 30.4 và 31.4. Nhận xét về áp suất và thể tích khi T= 0 và khi T< 0. Giới thiệu về độ không tuyệt đối và nhiệt độ tuyệt đối. HOẠT ĐỘNG 4: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docbai 31-phuong trinh trang thai khi ly tuong.doc