1. Kiến thức
· Phát biểu và viết công thức của nguyên lý 1; nêu được tên, đơn vị, quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức
· Phát biểu được nguyên lý 2
2. Kỹ năng
· Vận dụng được nguyên lý 1 vào các đẳng quá trình của khí lý tưởng để viết và nêu ý nghĩa vật lý của biểu thức cho từng quá trình
· Nêu được ví dụ về quá trình không thuận nghịch
· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 33 – Các nguyên lý của nhiệt động lực học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33 – CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Ngày soạn: 16/03
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phát biểu và viết công thức của nguyên lý 1; nêu được tên, đơn vị, quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức
Phát biểu được nguyên lý 2
2. Kỹ năng
Vận dụng được nguyên lý 1 vào các đẳng quá trình của khí lý tưởng để viết và nêu ý nghĩa vật lý của biểu thức cho từng quá trình
Nêu được ví dụ về quá trình không thuận nghịch
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Tranh mo tả chất khí thực hiện công
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết 1
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Nêu khái niệm về nội năng
Nêu khái niệm về nhiệt lượng
Cho điểm
Hoạt động 2: TÌM HIỂU & VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ 1 CỦA NĐLH
Nguyên lý 1: Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
DU = A +Q
Quy ước về dấu của A và Q
Q > 0 : vật nhận nhiệt lượng
Q < 0 : vật truyền nhiệt lượng
A > 0 : vật nhận công
A < 0 : vật thực hiện công
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk
Viết biểu thức 33.1
Trả lời C1 và C2
Làm bài tập ví dụ
Có thể áp dụng nguyên lý 1 cho đẳng quá trình nào?
Viết biểu thức nguyen lý 1 cho quá trình đẳng áp
Quan sát hình 32 và chứng minh quá trình đẳng tích
Nhận xét về ý nghĩa của biểu thức nguyên lý 1 cho quá trình đẳng tích
Nêu và phân tích về nguyên lý 1
Nêu và phân tích quy ước về dấu của A và Q trong biểu thức của nguyên lý 1
Hướng dẫn làm bài tập ví dụ: lực do chất khí tác dụng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực ma sát
Có thể áp dụng cho quá trình mà lực do khí tác dụng không đổi
Thể tích khí không đổi nên khí không thực hiện công hoặc nhận công
Hoạt động 4: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
Tiết 2
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Phát biểu và viết biẻu thức cảu nguyên lý 1
Cho điểm
Hoạt động 2: NHẬN BIẾT QUÁ TRÌNH THUẬN NGHỊCH VÀ KHÔNG THUẬN NGHỊCH
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk
Nhận xét về quá trình chuyển động của con lắc đơn
Lấy ví dụ về quá trình thuận nghịch
Nhận xét về tính thuận nghịch trong quá trình truyền nhiệt và trong quá trình chuyển hoá giữa cơ năng và nội năng
Mô tả thí nghiệm hình 33.3
Phát biểu khái niệm quá trình thuận nghịch
Mô tả quá trình truyền nhiệt và quá trình chuyển hoá năng lượng
Nêu và phân tích khái niệm quá trình khôn thuận nghịch
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÝ 2 CỦA NĐLH
Cách phát biểu của Claudiut (1): Vật không thể tự truyền từ một vật sang một vật khác nóng hơn
Các phát biểu của Cácnô (2): Đông cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
Rudolf Clausiuts (1822 – 1888) nhà vật lý học người Đức
Sadi Carnot (1796 – 1832) Nhà Vật Lý học người Pháp
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk khoa và trình bày cách phát biểu nguyên lý 2 của Claudiut
Trả lời C3
Đọc sgk và trình bày cách phát biểu nguyên lý 2 cảu Cacno
Trả lời C4
Giới thiệu và phân tích cách phát biểu cảu Claudiut
Giới thiệu và phân tích cách phát biểu của Cácno
Nhận xét các câu hỏi
Hoạt động 4: TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ NHIỆT
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk khoa và trình bày về 3 bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt
Giải thích vì sao hiệu suất của động cơ nhiệt luôn nhỏ hơn 1
Giải thích nguyên tắc cấu tạo của động cơ nhiệt
Nêu và phân tích công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt
Hướng dẫn: Dựa vào nguyên tắc hoạt động cảu động cơ nhiệt
Hoạt động : VẬN DỤNG & CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giải các bài tập 3, 4, 5, 6, 7, 8/180
Hoạt động 5: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
File đính kèm:
- bai 33 - cac nguyen ly cua NDLH.doc