A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Vận dụng được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập.
2/ Kỹ năng: Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau.
Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. Biết cách thu thập thông tin từ đồ thị. Nhận biết được một số chuyển động thẳng đều trong thực tế.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Chuẩn bị một số BT về chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ khác nhau để HS vẽ.
2/ Học sinh: Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Nguyễn Thị Huệ - Tiết 2: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5/9/2006
Tuần I
Người soạn: Nguyễn Thị Huệ
Tiết 2: chuyển động thẳng đều
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Vận dụng được công thức tính quãng đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập.
2/ Kỹ năng: Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau.
Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. Biết cách thu thập thông tin từ đồ thị. Nhận biết được một số chuyển động thẳng đều trong thực tế.
B/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Chuẩn bị một số BT về chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ khác nhau để HS vẽ.
2/ Học sinh: Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ngày dạy: 10B1:
10B2:
Hoạt động 1: ( 5 phút) : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Trả lời câu hỏi: 8 SGK; 1.1 – 1,5 SBT
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: (15 phút): Ghi nhận các khái niệm: tốc độ TB, chuyển động thẳng đều
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
I/ Chuyển động thẳng đều
+ Đọc SGK, vẽ hình 2.2, xác định đường đi của chất điểm , xác định thời gian chuyển động.
1/ Tốc độ trung bình
+ Đọc SGK, ghi nhận kiến thức và trả lời câu C1.
2/ Chuyển động thẳng đều
+ Đọc SGK, nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều
+ Lấy ví dụ thực tế
3/ Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
+ Suy ra công thức đường đi từ công thức tính tốc độ TB, nhận xét.
+ Mô tả sự thay đổi vị trí của một chất điểm, yêu cầu HS xác định đường đi của chất điểm.
+ Yêu cầu HS tính tốc độ TB và cho biết ý nghĩa.
+ Yêu cầu HS đọc SGK.
+ Yêu cầu HS suy ra công thức và nêu nhận xét.
Hoạt động 3: (15phút) Xây dựng phương trình chuyển động, vẽ đồ thị
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
II/ Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều
1/ / Phương trình chuyển động thẳng đều
+ Đọc SGK, xây dựng phương trình 2.3 tr.13.
+ Giải bài toán:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t – 10 ( x đo bằng km; t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 giờ chuyển động là bao nhiêu? ( ĐS : 8km)
2/ Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
+ Đọc SGK , Vẽ đồ thị toạ độ – thời gian
+ Nêu cách vẽ và nhận xét dạng đồ thị.
+ Trả lời câu hỏi: Đồ thị này cho biết gì?
+ Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của 1 chất điểm trên một trục toạ độ chọn trước.
+ Nêu và phân tích khái niệm phương trình chuyển động.
+ Lấy ví dụ các trường hợp khác nhau về dấu của x0 và v0
+ Yêu cầu HS đọc SGK, lập bảng (x,t) và vẽ đồ thị.
+ Nhận xét các kết quả của HS
Hoạt động 4: ( 7 phút) : Vận dụng củng cố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Giải BT:
Cùng một lúc tại 2 điểm A và B cách nhau 10km có 2 ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54km/h và của ô tô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của 2 ô tô làm chiều dương.
a/ Viết phương trình chuyển động của 2 xe.
b/ Tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của 2 xe.
c/ Vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của 2 xe.
+ Hướng dẫn viết phương trình toạ độ của 2 chất điểm trên cùng một hệ toạ độ và cùng một mốc thời gian.
+ Nhấn mạnh: Khi 2 chất điểm gặp nhau thì x1 = x2 và đồ thị giao nhau.
Hoạt động5: ( 3 phút) : Giao việc về nhà:
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
+ Trả lời các câu hỏi tr.15 SGK.
+ Làm BT 2.9 – 2.14 SBT.
+ Chuẩn bị bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều.
+ Ra câu hỏi và BT yêu cầu HS làm.
+ Yêu cầu HS chuẩn bị bài 3.
File đính kèm:
- tiet 2.doc