Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 34 – Động năng, định lý động năng

I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Hiểu rõ động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có khi chuyển động

· Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào cả khối lượng và vận tốc của vật

· Hiểu được mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua định lý động năng

2. Kỹ năng

· Vận dụng được công thức tính động năng và định lý động năng để giải một số bài toán liên quan đến động năng

II – CHUẨN BỊ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 34 – Động năng, định lý động năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 34 – ĐỘNG NĂNG. ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG Ngày soạn: 02/02 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu rõ động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có khi chuyển động Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng, động năng phụ thuộc vào cả khối lượng và vận tốc của vật Hiểu được mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua định lý động năng 2. Kỹ năng Vận dụng được công thức tính động năng và định lý động năng để giải một số bài toán liên quan đến động năng II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học 2. Học sinh Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới, ôn lại công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Định nghĩa công, viết biểu thức tính công của lực. Nêu điều kiện áp dụng công thức. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỀU KHÁI NIỆM ĐỘNG NĂNG Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có. Động năng được tích theo biểu thức sau: Với m, v lần lượt là khối lượng và vận tốc của vật Nhận xét: * Động năng là đại lượng vô hướng và luôn dương * Động năng có tính tương đối (do vận tốc có tính tương đối) * Công thức trên áp dụng cho chất điểm và cho vật chuyển động tịnh tiến HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc phần 1 trang 160. Phát biểu định nghĩa động năng Giải thích vì sao động năng là một dạng năng lượng Viết công thức tính động năng, từ đó nhận xét xem động năng có những gì ssựac biệt Trả lời C1 và C2 Tham khảo một số giá trị của động năng tại bảng trang 160 Nhấn mạnh thêm cho học sinh rằng động năng chỉ nhận giá trị dương, nó không nhận giá trị âm hoặc bằng không. HOẠT ĐỘNG II: XÂY DỰNG ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG - Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật A12 = Wđ2 – Wđ1 - Nhận xét: * Nếu A12 dương (công phát động) thì động năng của vật tăng * Nếu A12 dương (công phát động) thì động năng của vật tăng HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Xét một vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực không đổi Viết biểu thức tính gia tốc của vật bằng hai phương pháp: động học và động lực học Viết công thức tính công của lực Từ ba biểu thức trên, thiết lập công thức tính công của lực theo khối lượng và vận tốc của vật Nhận xét biểu thức tìm được Phát biểu định lý động năng từ đó nói lên mối quan hệ giữa công và năng lượng Sử dụng định luật II Newton và công thức liên hệ giữa vận tốc gia tốc và quãng đường đi của vật để viết biểu thức tính gia tốc HOẠT ĐỘNG III: GIẢI BÀI TẬP VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Đọc đề, tóm tắt đề và đề xuất phương pháp giải bài này Một học sinh lên bảng giải , các học sinh khác theo dõi và nhận xét lời giải Sữa bài giải của học sinh sau khi các học sinh khác đã nhận xét. HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Hai vật chuyển động vận tốc, nhưng theo hai hướng khác nhau. Chúng có cùng động năng và động lượng không? Vì sao? 4. Dặn dò Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới

File đính kèm:

  • docbai 34 - dong nang, dinh ly dong nang.doc