Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 37 – Định luật bảo toàn cơ năng

1. Kiến thức

· Nắm vững khái niệm cơ năng của vật

· Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là trọng lực và lực đàn hồi. Từ đó mở rộng thành định luật tổng quát khi lực tác dụng là lực thế nói chung

2. Kỹ năng

· Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 37 – Định luật bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 37 – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG Ngày soạn: 09/02 I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm vững khái niệm cơ năng của vật Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là trọng lực và lực đàn hồi. Từ đó mở rộng thành định luật tổng quát khi lực tác dụng là lực thế nói chung 2. Kỹ năng Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài tập II – CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học Con lắc đơn 2. Học sinh Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kkiểm tra bài cũ Nêu định nghĩa động năng và thế năng (thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường) và biểu thức của chúng 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG I: THIẾT LẬP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực thế luôn được bảo toàn W = Wđ + Wt = const HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV a/ trường hợp trọng lực: Tính công của trọng lực khi vật rơi tự do từ vị trí 1 xuống vị trí 2 bằng hai cách: áp dụng định lý động năng và độ giảm thế năng của vật Từ hai biểu thức trên tìm mối quan hệ giữa cơ năng của vật ở vị trí 1 và vị trí 2. Cho nhận xét Làm bài C1 b/ trường hợp lực đàn hồi Đọc phần 1b trang 173 Lực thế là lực như thế nào? Trọng lực và lực đàn hồi có phải là lực thế không? Nhận xét về cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực và vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi từ đó trình bày định luật bảo toàn cơ năng tỏng quát cho vật chỉ chịu tác dụng của lực thế. Trả lời C2 Giới thiệu định nghĩa cơ năng của vật Giới thiệu định luật bảo toàn cơ năng tổng quát HOẠT ĐỘNG II: THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ GIỮA BIẾN THIÊN CƠ NĂNG VA ØCÔNG CỦA LỰC KHÔNG PHẢI LÀ LỰC THẾ A12 (lực không thế) = W2 – W1 HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Viết biểu thức của định lý động năng cho vật chịu tác dụng của cả lực thế và lực không thế khi vật di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2 Tính công của lực thế theo độ biến thiên thế năng khi vật di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2 Từ hai biểu thức trên thiết lập biểu thức liên hệ giữa biến thiên cơ năng và công của lực không phải là lực thế HOẠT ĐỘNG III: LÀM BÀI TẬP VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Bài 1: Đọc đề, tóm tắt đề bài Chọn mốc thế năng Aùp dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải Lưu ý hs những bài nào có thể áp dụng định luật bảo toàn cơ năng Chọn mốc thế năng sao cho việc giải bài toán là đơn giản nhất HOẠT ĐỘNG III: CỦNG CỐ BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Thế nào là cơ năng của mọi vật. Cho ví dụ. 4. Dặn dò Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới

File đính kèm:

  • docbai 37 - dl bao toan co nang.doc