1. Kiến thức
· Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của vận tốc.
· Nắm được các định nghĩa vectơ gia tốc trung bình, vectơ gia tốc tức thời.
· Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra công thức tính vận tốc theo thời gian.
· Hiểu được mối liên hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều và trong chuyển động chậm dần đều.
2. Kỹ năng
· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
· Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian.
Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến vận tốc
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 4 – Chuyển động thẳng biến đổi đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Ngày soạn: 15/9
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của vận tốc.
Nắm được các định nghĩa vectơ gia tốc trung bình, vectơ gia tốc tức thời.
Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra công thức tính vận tốc theo thời gian.
Hiểu được mối liên hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều và trong chuyển động chậm dần đều.
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian.
Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến vận tốc.
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Các đặc điểm về chuyển động thẳng đều, cách vẽ đồ thị.
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Chuyển động như thế nào là chuyển động thẳng đều?
Viết công thức tính độ rời trong chuyển động thẳng đều
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2 ( 8 phút):Tìm hiểu khái niệm gia tốc trung bình, gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Lấy ví dụ về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian? Làm thế nào để so sánh sự biến đổi vận tốc của các chuyển động này.
Đọc SGK, hiểu được ý nghĩa của gia tốc.
Tìm hiểu độ biến thiên của vận tốc, tính toán sự thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian, đưa ra công thức tính gia tốc trung bình, đơn vị của gia tốc.
Tìm hiểu ý nghĩa của gia tốc trung bình.
Đọc SGK (phần 1.b)
Đưa ra công thức tính gia tốc tức thời.
So sánh gia tốc tức thời với gia tốc trung bình.
Xem vài số liệu về gia tốc trung bình trong SGK.
Ghi nhận: Gia tốc trung bình và gia tốc tức thời là các đại lượng vectơ; ý nghĩa của gia tốc.
Nêu câu hỏi
Gợi ý: các chuyển động cụ thể
Gợi ý cách so sánh.
Đặt vấn đề để HS đưa ra công thức tínhg gia tốc.
Giải thích ý nghĩa cuả gia tốc trung bình.
Cho HS đọc SGK( phần 1.b)
Phân biệt cho HS khái niệm gia tốc trung bình và gia tốc tức thời. Giá trị đại số, đơn vị của gia tốc.
Hoạt động 3 ( 14 phút): Tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Đọc SGK phần 2.a
Tìm hiểu đồ thị H4.3
Định nghĩa chuyển động thẳng đều?
Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v cùng dấu a ( H4.4)
Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v khác dấu a ( H4.5)
Trả lời câu hỏi C1.
So sánh các đồ thị.
Tính hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian, từ đó nêu ý nghĩa của nó.
Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu H4.3
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý: từ công thức (4.2) để đưa ra công thức (4.4)
Yêu cầu HS vẽ đồ thị trong các trường hợp, xem SGK.
Hướng dẫn HS vẽ đồ thị.
Nêu câu hỏi C1
Yêu cầu HS so sánh, tính toán rút ra ý nghĩa của hệ số góc.
Hoạt động 4 ( 15 phút): Vận dụng, củng cố
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1- 4 (SGK)
Làm việc cá nhân giải bài tập 1,2 SGK
Ghi nhận kiến thức: gia tốc, ý nghĩa của gia tốc, đồ thị.
Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Yêu cầu Hs trình bày đáp án.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 ( 4 phút): Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của Học sinh
Sự trợ giúp của Giáo viên
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Yêu cầu: Về làm các bài tập còn lại trong SGK
Học bài và xem trước :Bài 5
IV. Nội dung chính
1. Khái niệm:
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi. (vận tốc tức thời tăng (hoặc giảm) đều theo thời gian)
2. Công thức:
Gia tốc: (giá trị đại số)
Độ dời: (giá trị đại số)
3. Đồ thị vận tốc_thời gian:
Dễ dàng suy ra được v = v0 + at. Từ đây ta nhận thấy rằng đồ thị vận tốc thời gian có dạng là đường thẳng
File đính kèm:
- bai 4 - chuyen dong thang bien doi deu.doc