Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 - Tiết 37: Kiểm tra học kỳ I

I . TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm?

 A. Xe ôtô đang chạy trong sân trường.

 B. Viên phấn lăn trên mặt bàn.

 C. Chiếc máy bay đang hạ cánh trên sân bay.

 D. Mặt Trăng quay quanh Trát Đất.

2. Một vật chuyển động với tốc độ v1 trên đoạn đường s1 trong thời gian t1, với tốc độ v2 trên đoạn đường s2 trong thời gian t2, Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s1 + s2 bằng trung bình cộng của các tốc độ v1 và v2 khi : A. s1 = s2. B. t1 = t2. C. s1  s2. D. t1  t2.

3. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời :

 A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với tốc độ 50km/h.

 B. Viên đạn ra khỏi nòng súng với tốc độ 300m/s.

 C. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h.

 D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h.

4. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều :

 A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.

 C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5. D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 - Tiết 37: Kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 : KIỂM TRA HỌC KỲ I I . TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm? A. Xe ôtô đang chạy trong sân trường. B. Viên phấn lăn trên mặt bàn. C. Chiếc máy bay đang hạ cánh trên sân bay. D. Mặt Trăng quay quanh Trát Đất. 2. Một vật chuyển động với tốc độ v1 trên đoạn đường s1 trong thời gian t1, với tốc độ v2 trên đoạn đường s2 trong thời gian t2, Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s1 + s2 bằng trung bình cộng của các tốc độ v1 và v2 khi : A. s1 = s2. B. t1 = t2. C. s1 ¹ s2. D. t1 ¹ t2. 3. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời : A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với tốc độ 50km/h. B. Viên đạn ra khỏi nòng súng với tốc độ 300m/s. C. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h. D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h. 4. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều : A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7. C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5. D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. 5. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7. D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5. 6. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều : A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi. B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi còn độ lớn không đổi. C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi. D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi. 7. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5m/s và với gia tốc 2m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức : A. s = 5 + 2t. B. s = 5t + 2t2. C. s = 5t – t2. D. s = 5t + t2. 8. Phương trình chuyển động (toạ độ) của một vật là x = 10 + 3t + 0,2t2 (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Quãng đường vật đi được tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 10s là : A. 50m. B. 60m. C. 30m. D. 40m. 9. Một vật rơi tự do sau thời gian 4 giây thì chạm đất. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi trong giây cuối là : A. 75m. B. 35m. C. 45m. D. 5m. 10. Một khí cầu đang chuyển động đều theo phương thẳng đứng hướng lên thì làm rơi một vật nặng ra ngoài. Bỏ qua lực cản không khí thì sau khi rời khỏi khí cầu vật nặng : A. Rơi tự do. B. Chuyển động lúc đầu là chậm dần đều sau đó là nhanh dần đều. C. Chuyển động đều. D. Bị hút theo khí cầu nên không thể rơi xuống đất. 11. Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều vì: A. Vật có tính quán tính B. Vật vẫn còn gia tốc C. Các lực tác dụng cân bằng nhau D. Không có ma sát 12. Theo định luật II Newton thì : A. Gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật. C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật. 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực ? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau. 14. Lực hấp dẫn phụ thuộc vào : A. Thể tích các vật. B. Khối lượng và khoảng cách giữa các vật. C. Môi trường giữa các vật. D. Khối lượng của Trái Đất. 15. Khi treo một vật có khối lượng 200g vào một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm thì lò dãn ra và có chiều dài 22cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2 . Độ cứng của lò xo đó là : A. 1 N/m B. 10 N/m C. 100 N/m D. 1000 N/m 16. Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là : A. Lực phát động. B. Lực hướng tâm. C. Lực cản chuyển động. D. Lực quán tính. 17. Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi : A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau. D. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không. 18. Một viên bi nằm trên mặt bàn nằm ngang thì dạng cân bằng của viên bi đó là : A. Cân bằng không bền. B. Cân bằng bền. C. Cân bằng phiếm định. D. Lúc đầu cân bằng bền, sau đó chuyển thành cân bằng phiếm định. 19. Đối với một vật đang quay quanh một trục quay cố định. Bỏ qua mọi ma sát. Nếu bổng nhiên mô men lực tác dụng lên vật vật mất đi thì : A. Vật sẽ dừng lại ngay. B. Vật đổi chiều quay. C. Vật quay chậm dần rồi dừng lại. D. Vật vẫn quay đều. 20. Phát biểu nào sau đây không đúng : A. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song với chúng. B. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần. C. Hợp lực của hai lực song song ngược chiều có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần. D. Hợp lực của hai lực song cùng chiều có độ lớn bằng không. II . TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc độ trên đoạn đường nằm ngang. Sau khi đi được quãng đường 300m, ôtô đạt vận tốc 72km/h. Tính hợp lực tác dụng lên ôtô trong thời gian tăng tốc và thời gian ôtô đi được quãng đường đó. Nếu hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,04 thì lực kéo của động cơ ôtô bằng bao nhiêu và đó là loại lực nào ? Lấy g = 10m/s2. Câu 2. Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng 200kg ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là g = 10m/s2. Nếu ở độ cao đó mà có một vệ tinh chuyển động tròn đều quanh Trái Đất thì vệ tinh đó sẽ bay với tốc độ dài bằng bao nhiêu và sau thời gian bao lâu thì vệ tinh bay hết một vòng. Biết bán kính Trái Đất là 6400km. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I . TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B B D C A D A B B A A C B C C A C D D II . TỰ LUẬN Câu 1 : Gia tốc chuyển động của ôtô : Ta có : v2 + vo2 = 2as (0,25 điểm) ® a = = 0,5 (m/s2) (0,50 điểm) Hợp lực tác dụng lên ôtô trong thời gian tăng tốc : F = ma = 2000.0,5 = 1000 (N) (0,50 điểm) Thời gian đi được quãng đường 300m kể từ khi tăng tốc : Ta có : v = vo + at (0,25 điểm) ® t = = 20 (s) (0,50 điểm) Lực kéo của động cơ ôtô : Ta có : Trên phương chuyển động (chọn chiều dương cùng chiều chuyển động), ta có : ma = FK – Fms = FK - mN (1) Trên phương vuông góc với phương chuyển động (phương thẳng đứng, chọn chiều dương từ trên xuống), ta có : 0 = P – N ® N = P = mg (2) (0,50 điểm) Từ (1) và (2) suy ra : FK = ma + mmg = 2000.0,5 + 0,04.2000.10 = 200 (N) (0,25 điểm) Lực kéo của động cơ ôtô là lực ma sát nghĩ. (0,25 điểm) Câu 2 : Gia tốc rơi tự do : Ở độ cao h : gh = (1) Ở sát mặt đất : g = (2) (0,25 điểm) Từ (1) và (2) suy ra : gh = g= 6,4 (m/s2) (0,50 điểm) Trọng lượng của vật : Ph = m.gh = 200.6,4 = 1280 (N) (0,50 điểm) Tốc độ dài của vệ tinh : Trọng lực tác dụng lên vệ tinh cũng chính là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh, lực này đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo tròn nên ta có : Ph = Fht hay mgh = (0,25 điểm) ® v = = 7155,4 (m/s) (0,50 điểm) Thời gian vệ tinh quay một vòng chính là chu kì quay của vệ tinh nên ta có : v = (0,25 điểm) ® T = = 7021,3 (s) (0,50 điểm)

File đính kèm:

  • docKT HKI.doc