Giáo án giảng dạy Mỹ thuật khối 2

Bài 1: VẼ ĐẬM – VẼ NHẠT

I MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

- Nhận biết 3 độ đậm nhạt cơ bản, Đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tạo ra những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

- Học sinh yêu thích vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Tranh, ảnh bài vẽ có độ đậm, có độ nhạt.

- Hình ảnh ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt.

 - Phấn màu.

- Bộ đồ dùng dạy học.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Mỹ thuật khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: VẼ ĐẬM – VẼ NHẠT I MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Nhận biết 3 độ đậm nhạt cơ bản, Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo ra những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. - Học sinh yêu thích vẽ tranh. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tranh, ảnh bài vẽ có độ đậm, có độ nhạt. - Hình ảnh ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. - Phấn màu. - Bộ đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới. - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các độ đậm nhạt. - Cho học sinh xem tranh và gợi ý cho học sinh nhân biết. H. Bức tranh này có màu gì? H. Bức tranh này có màu như thế nào? H. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của hai bức tranh? - Trong bức tranh có rất nhiều màu nhưng độ đậm nhạt có thể thay đổi cơ bản như: + Đậm nhất. + Đậm vừa. + Độ nhạt. - Ba độ đậm, nhạt thay đổi làm cho bài vẽ sinh động hơn, ngoài ra còn có nhiều độ khác nữa nhưng các độ ở trên là căn bản. Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt. *Mục tiêu: Giúp HS biết được cách vẽ đậm vẽ nhật trong những hình giống nhau. - Hướng dẫn lên bảng cách vẽ và gơị ý cho học sinh tìm hiểu. H. Ở hình 5 ta nhìn thấy hình gì? H. Một bông hoa gồm có mấy phần? đó la những phần nào? - Bông hoa có cánh hoa, nhụy hoa và lá. - Ta dùng 3 màu để tô từng bộ phận của bông hoa. + Bông thứ nhất ta tô màu đậm. + Bông thứ hai ta tô màu đậm vừa. + Bông thứ ba ta tô màu nhạt. - Theo 3 độ đậm, đậm vừa và nhạt. - Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày. - Vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS tô được độ đậm nhạt vào trong bài. - Đi đến từng bàn hướng dẫn HS thực hành. - Chọn 3 màu thích hơp để tô màu. - Hướng cho HS vẽ đúng sắc độ, đều màu. - Vẽ không để nhem bẩn ra ngoài. - Khuyến khích học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS chọn ra được bài tô đẹp. - Cho học sinh trưng bày bài và gợi ý cho các em nhận xét. H. Bạn chọn những màu nào? H. Em có nhận xét gì về cách tô màu của bạn? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của HS nhận xét thêm và chấm diểm. - Khen ngợi một số bài vẽ đẹp để khuyến khích HS. - Nhận xét tiết học hôm nay. - Học sinh xem một số tranh. - Màu dò, màu xanh, màu vàng… - Các bông hoa có màu sắc giống nhau.Nhưng độ đậm nhạt thì khác nhau. - Học sinh quan sát. - Xem tranh minh hoạ. - Quan sát giáo viên vẽ bảng. - Ba bông hoa giống nhau. - Cấu tạo bởi ba phần: Lá, nhị, hoa. - Học sinh quan sát, giáo viên thị phạm bằng phấn màu. - Tô màu vào hình có sẵn ở trong vở. - Tìm màu thích hợp để vẽ. - Nhận xét bài. - Màu vàng, màu đỏ, màu xanh,… - Màu tô đều có các độ dậm nhạt khác nhau. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò: - Quan sát các tranh và tìm ra độ đậm nhạt trong tranh. - Sưu tầm tranh thiếu nhi, Chuẩn bị cho bài học sau. Bài 2: XEM TRANH THIẾU NHI I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Nhận biết được vẽ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh, mảng chính, mảng phụ và cách vẽ màu. - Hiểu được tình cảm bạn bè, biết thường thúc và trân trọng cái đẹp. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tranh in ở bội đồ dùng dạy học. - Tranh in sao bản chính của học sinh Quốc tế và của học sinh Việt Nam. - Tranh ảnh trong bộ đồ dùng dạy học. 2.Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi. - Vở tập vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. H. Có mấy độ đậm nhạt? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. - Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Xem tranh. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số tranh đep của thiếu nhi, biết cái đẹp của màu sắc, bố cụ và hình ảnh chính phụ. - Giáo viên cho học sinh xem tranh, giới thiêu tranh Đôi bạn tranh sáp màu và bút dạ của bạn Phương Liên và gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Trong tranh vẽ những gì? H. Hai bạn trong tranh đang làm gì? H. Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? H. Trong tranh này những hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? H. Em có thích bức tranh này không? Vì sao? - Giáo viên hệ thống lại nội dung và cũng cố thên ý kiến của học sinh. + Tranh vẽ đôi bạn của bạn Phương Liên, cảnh chính nằm giữa cảnh phụ xung quanh như : cỏ, bướm, hoa, gà,... + Cảnh chính hai bạn đang đọc sách. + Màu thì có màu đậm và màu nhạt, có sáng, tối. + Đây là một bức tranh đẹp cả về nội dung lẫn màu sắc. - Giáo viên vừa giảng vừa chỉ lên bài cho học sinh thấy. - Bức tranh thứ hai Hai bạn của Han Sen và Gơ-Ri-Ten tranh được vẽ bằng màu bột của thiếu nhi Cộng hoà Liên Bang Đức. H. Trong tranh này bạn vẽ cảnh gì? H. Những cảnh vật xung quanh là cảnh nào? H. Hình ảnh nào là chính? H. Hình ảnh nào là phụ? H. Trong tranh có những màu nào? H. Màu nào chiếm phần lớn trong tranh? H. Em có thích bức tranh này không? Vì sao? - Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh để cũng cố thêm: + Đây là bức tranh hai bạn đi chơi với nhau trên đường, cảnh hai bạn là chính, còn cảnh vật xung quanh là phụ. + Cảnh vật sinh động, màu sắc tươi sáng, bố cục chặt chẻ hình ảnh chính nổi bật trong tranh. + Hình ảnh phụ sinh động. + Màu sắc tươi sáng, có màu đậm và màu nhạt. H. Trong hai bức tranh này có điểm gì giống nhau? H. Còn điểm gì khác nhau giữa hai tranh của các bạn? H. Qua xem tranh của các bạn em đã học hỏi được những gì? H. trong hai bức tranh này em thích bức tranh nào? Vì sao? Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: GV khuến khích những học sinh tích cự để các em tự tin khi đứng trước đám đông, động viên thêm nhưng học sinh con rụt rè lần sau cố gắng hơn. - Giáo viên nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi một số học sinh tích cực phát biểu bài. - nhận xét tiết học hôm nay. - Học sinh tìm hiểu tranh thiếu nhi Việt Nam và tranh thiếu nhi Quốc tế. - Tranh vẽ hình ảnh đôi bạn đang học bài trong vườn. - Hai ban đang đọc sách. - Màu được sử dụng trong tranh như màu vàng, màu xanh lá cây, màu hồng nhạt, màu tím,... - Màu vàng là màu chiếm phần lớn ở trong tranh. - Hình hai bạn học bài là chính còn hình xung quanh là hình phụ. - Học sinh nêu cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. - Học hinh quan sát và nghe giảng. - Tìm hiểu bức tranh thứ hai. - Tranh vẽ cảnh hai bạn đang cầm tay nhau đi trên đường phố. - Cảnh con đường, hàng cây, hàng quán. - Hình ảnh hai bạn cầm tay nhau là chính trong tranh. - Cảnh phụ là con đường, góc phố và cảnh những hàng cây. - Tranh được sử dụng màu vàng, màu đỏ, màu tím,.. - Màu nâu chiếm phần lớn trong tranh. - Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. - Giống nhau đều vẽ về đôi bạn. - Hình ảnh hai bạn ở hai tranh khác nhau về địa điểm, hình chính và hình phụ,khác nhau về màu sắc,.. - Tình đoàn kết giữa bạn bè, hình ảnh, bố cục, màu sắc trong tranh. - Học sinh chọn theo cảm nhận riêng. - Học sinh nghe giảng. * Dặn dò: - Quan sát lá cây. - Chuẩn bị lá cho tuần học sau. Bài 3: VẼ LÁ CÂY I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nhận biết. - Hình dáng đặc điểm màu sắc, cấu trúc khác nhau. - Vẽ được cây đơn giản. - Biết yêu quý thiên nhiên. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Một vài mẫu loại lá cây khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ lá. - Bài vẽ lá của học sinh lớp trước. 2.Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập cua học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.Ghi đề bài. - Cho học sinh nhớ lại các lá cây. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hình dáng đặc điểm màu sắc, cấu trúc khác nhau của lá cây. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số lá cây và gợi ý cho học sinh tím hiểu. - Các loại lá cây đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. H. Những lá này là lá gì? H.Lá này có đặc điểm như thế nào? H. Lá thường có màu gì? H. Em hãy kể tên một số lá mà em biết? Chúng có hình dáng như thế nào? - Mỗi cây đều có mỗi lá khác nhau như: Lá hoa hồng có màu xanh, thân lá hơi tròn lá có gai lá xung quanh,...Lá bưởi có màu xanh, thân lá trên to, giữa lá có eo,... Hoạt động 2: Cách vẽ. *Mục tiêu: Giúp HS hiểu cách vẽ lá cây một cách đơn giản. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số lá cây mà học sinh chuẩn bị để quan sát. - Giáo viên vẽ bảng. - Tìm hình dáng chung của lá và phác khung hình chung cho lá. - Vẽ hình không to quá, hay nhỏ quá so với phần giấy. - Tìm những nét chi tiết cho giống với hình mẫu. - Tìm màu phù hợp, màu tươi sáng. Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ hoàn chỉnh Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được lá cây đơn giản và tô màu theo ý thích. - Giáo viên cho học sinh chọn mẫu đã chuẫn bị và vẽ vào vở. - Tìm hình chung cho mẫu, hình vừa với phần giấy. - Tìm hình chi tiết cho giống mẫu. - Vẽ màu tươi sáng rõ nội dung, có đậm và có nhạt, màu tươi sáng. - Vừa quan sát vừa vẽ hình cho giống mẫu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận xét được một số bài theo cảm nhận riêng. - Giáo viên lấy một số bài của học sinh nhận xét. H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn? H. Bố cục trong tranh của bạn như thế nào? H. Màu của bạn vẽ như thế nào? H. Trong các bài này em thích bài nào? - Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét thêm và chấm điểm. - Khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học hôm nay. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Lá xoài, lá ổi, lá cam,... - Lá xoài hình hơi dài, lá ổi hơi tròn,... - Màu xanh. - Lá hoa hồng thân tròn, có gai, có màu xanh,... - Học sinh nghe. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Tìm hình. - Tìm hình cân đối. - Vẽ bài vào vở. - Tìm hình cân đối trong giấy. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài. - Hình vẽ cân đối. - Bố cục đẹp. - Màu sắc tươi sáng. - Chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe giảng. * Dặn dò: - Quan sát thêm về các loài cây khác nhau ở nhà. - Quan sát vườn hoa. Xem bài học sau. Bài 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết một số loại cây trong vườn. - Học sinh vẽ được tranh đề tài vườn cây và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh thêm yêu mến thiên nhiên, biết bảo vệ và chăm sóc cây. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cây. - Tranh trong bộ đddh. - Tranh của các học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu, tẩy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Bài cũ. - Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong. H. Tuần trước chúng ta học bài gì? H. Em hãy kể tên một số loài cây mà em được biết? H. Nêu một số đặc đểm riêng của lá cây mà em được biết? 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. *Mục tiêu: Giúp HS biết một số loại cây trong vườn và các em có thể tự nêu tên các cây đó. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu. H. Trong tranh này có những cây gì? H. Màu của các cây này có giống nhau không? H. Em hãy nêu những đểm khác và những đểm giống nhau của các cây? H. Ngoài những cây này ra em còn thấy những cây nào khác nữa? - Giáo vên gợi ý cho học sinh nhớ lạ một số cây: - Vườn cây cũng có thể có nhiều loài cây cũng có thể có một loài cây vườn cây bưởi, vườn cây xoài, vườn cây mít,... - Có loài cây lấy gỗ, có cây ăn quả, cây trồng để lấy mũ,... - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để học sinh dễ dàng nhận ra và hình dung được các cây. - Giáo viên phân tích dựa các hình ảnh trên tranh. Hoạt động 2: Cách vẽ. *Mục tiêu: Giúp HS hiể được cáh vẽ một vườn cây. - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh nhớ lại. H. Cây xoài hình dáng chung của nó ra sao, cây có đặc đểm gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ trên bảng. - Tìm hình ảnh lớn, rõ, nổi bật và chi tiết như cây trước, cây sau, cây lớn, cây nhỏ,... - Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động như: Vẽ các con gà, con chim, hay hình ảnh người đang đi trong vườn cây,... - Tìm màu theo ý thích, có màu nóng, màu lạnh, màu sắc phù hợp nội dung. - Giáo viên hướng dẫn xong cho học sinh xem một số hình ảnh sinh động có màu sắc đẹp, bố cục cân đối và một bài vẽ chưa đẹp cho học sinh so sánh. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được hình và tô màu theo ý thích. - Giáo vên cho học nhớ lại và tìm hình vẽ vào vở. - Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ cân đối hợp lý. - Tìm hình ảnh phụ cho tranh thêm phần sinh động. - Tìm màu sắc tươi sáng, có màu đậm màu nhạt. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh làm bài. - Gợi ý cho học sinh yếu tìm được hình cân đối. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được bài đẹp và chưa đẹp. - Giáo viên cho học sinh chọn bài, học sinh nhận xét. H. Bạn vẽ hình đã cân đối trong giấy chưa? H. Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh của bạn? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa vào bài của học sinh nhận xét thêm và xếp loại bài cho học sinh. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Cây xoài, cây ổi, cây cam,... - Màu sắc của các cây không giống nhau. - Giống nhau về những tán lá, khác nhau về các đặc điểm,... - Cây lấy nhựa như cây thông, cây cao su,... - Học sinh nghe. - Học sinh quan sát mẫu trên bàn. - Học sinh chú ý. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Cây có tán lớn, thân vừa và có nhiều nhánh,... - Học sinh quan sát. - Tìm hình ảnh chính. - Tìm hình ảnh phụ. - Chọn màu. - Học sinh xem tranh. - Học sinh vẽ bài vào vở. - Hình ảnh chính. - tìm hình trong vở. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài. - Hình trong tranh cân đối. - Màu tươi sáng rõ nội dung. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò. - Về nhà chúng ta chú ý chăm sóc và bỏa vệ cây xanh. - Quan sát con vật, vật nuôi trong gia đình. Xem bài học sau. Bài 5: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật. - Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng. - Học sinh thêm yêu quý con vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật. - Bài nặn của học sinh lớp trước. - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. 2. Học sinh - Sưu tầm tranh ảnh về các con vật. - Đất nặn và đồ dùng cần thiết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Bài cũ. - Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ của học sinh tuần trước chưa xong. H. Tuần trước chúng ta học bài gì? H. Em hãy nêu tên một vài loại cây ăn trái? 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được hình dáng, đặc điểm, và màu sắc của con vật, kể tên một số con vật. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về các con vật và gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Con vật trong bức tranh này là con gì ? H. Con vật có những bộ phận nào ? H. Hình dáng của chúng khi hoạt động chạy nhảy ra sao? H. Giữa các con vật này có điểm gì giống nhau và điên gì khác? H. Ngoài những con vật trong tranh em còn thấy nhựng con vật nào nữa? - Giáo viên gợi ý cho học sinh chọn những con vật thích hợp để, nặn để vẽ. H. Em thích con vật nào nhất? Vì sao? H. Em hãy nêu những hình dáng chung điển hình con vật mà mình định vẽ? - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình con vật. - Giáo viên phân tích dựa trên hính vẽ. Hoạt động 2: Cách nặn. *Mục tiêu: Giúp HS hiể các cáh nặn khác nhau để học sinh có thể nặn được hình giống con vật. - Giáo viên gợi ý học sinh cách nặn. - Nhớ lại hình dáng con vật mà mình sắp nặn. + Chọn màu đất nặn cho con vật. + Nhào đất trước khi nặn. * Có thể nặn con vật theo hai cách: - Nặn từng bộ phận của con vật rồi ghép dính các bộ phận với nhau. - Nhào đất thành hình thỏi rồi vốt nắn, káo tạo thành hình dáng chung của con vật. Hoàn chỉnh hình. - Tạo dáng đi, đứng, chạy nhảy cho sinh dộng. - Giáo viên nặn con vật theo hai cách trên cho học sinh quan sát tìm hiểu. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS nặn được các con vật mình thích đúng hính dáng và đặc điểm. - Giáo viên cho học sinh nặn bài theo nhóm. - Cho học sinh nặn hai đến ba con vật để tạo thành đàn theo nội dung như: Đàn lợn, đàn gà,... - Gợi ý cho học sinh yếu tìm được hình cân đối. - Giáo viên đến từng bàn và theo dõi hướng dẫn thêm cho học sinh. - Khi nặn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không dây bẩn ra ngoài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được hình dáng sinh động của các con vật và chọn ra bài nặn đẹp. - Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm mình và nhận xét. H. Bạn nặn con vật gì? H. Tư thế và hình dáng con vật của bạn như thế nào? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa vào bài của học sinh nhận xét thêm và xếp loại bài cho học sinh. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Con chó, con mèo, con gà, con vịt,.... - Con vật có thân, có đầu, có đuôi, có chân,... - Con mèo khi bắt chuột người hơi thấp xuống, hai chân trước co lại. Chân sau duổi,... - Đều có thân, chân đầu, đuôi,... - Con trâu, co bò, con hươu, con nai,... - Học sinh chú ý. - Con chó, hay bắt chuột giữ nha. - Chân cao thân hơi cong, có tai vừa, đuôi dài,... - Học sinh quan sát một số con vật. - Tìm hình dáng chung của con vật. - Cách nặn. - Nặn từng bộ phận rồi ghép các bộ phận lại với nhau - Nặn con vật từ một thỏi đất, - Học sinh quan sát. - Học sinh vẽ bài vào vở. - Học sinh làm bài theo nhóm. - Học sinh tìm được hình đơn giản. - Học sinh nhận xét bài. - Bạn nặn hình con trâu con chó, con gà,... - Hình đẹp nổi rõ hình khối. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò. - Về quan sát và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. - Tìm hiểu thêm về màu sắc. Xem bài học sau. Bài 6: MÀU SẮC VÀ CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết sử dụng ba màu đã học ở lớp một. - Học sinh biết thêm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau. - Học sinh biết được vẽ đẹp của màu sắc lúc vẽ tranh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bảng pha màu. - Bài của học sinh lớp trước. - Một số hoạ tiết, được chuẫn bị. - Tranh dân gian. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về các đồ vật có màu sắc đẹp. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Bài cũ. - Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ về nhà. H. Tuần trước chúng ta học bài gì? 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: quan sát, nhận xét. *Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng ba màu đã học ở lớp một. - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí khác nhau, gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Trong hộp màu chúng ta có bao nhiêu màu chính đó là những màu nào? H. Màu đỏ và màu vàng pha với nhau cho ra màu gì? H. Màu đỏ và màu xanh pha với nhau cho ra màu gì? H. Màu vàng và màu xanh lam pha với nhau tạo thành màu gì? - Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Em thấy ngoài những màu này ra ta còn thấy những màu nào nữa? H. Màu như thế nào gọi là màu lạnh? - Giáo viên cho học sinh xem một số hình có màu săc khác nhau. Hoạt động 2: Cách vẽ. *Mục tiêu: Giúp HS biết thêm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau. - Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh thấy các màu sắc khác nhau. H. Trong tranh này có những hình gì? H. Màu nào người ta thường vẽ màu da? H. Con gà trống vẽ màu gì? H. Ta thường thấy hoa cúc có những màu nào?... - Giáo viên cho học sinh xem một số hình vẽ hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được các màu phủ hợp vào trong tranh. - Giáo viên cho học sinh quan sát các hoạ tiết trong vở, để học sinh thấy được hoạ tiết và màu phù hợp. - Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ đúng trọng tâm. - Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm chưa nắm được cách tô, học sinh khá tìm tươi sáng rõ nội dung hợp lý. - Tô màu đề nổi rõ. - Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài. - Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. *Mục tiêu: Giúp HS nhận được một số bài tô màu đẹp. Biết được vẽ đẹp của màu sắc lúc vẽ tranh. - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét. H. Bạn dùng những màu nào để vẽ tranh? H. Em có nhận xét gì về màu trong bài của bạn? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? Vì sao? - Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét những mặt được, chưa được của từng bài. - Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Có ba màu chính như màu vàng chanh, màu xanh lam, màu đỏ tươi. - Cho ta màu cam. - Màu tím. - Màu xanh lá cây,... - Học sinh nghe. - Màu xanh lá mạ, màu vàng đất,... - Khi vẽ lên gây cho chúng ta cảm giác mát lạnh. - Học sinh quan sát. - Học sinh tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh quan sát giáo viên vẽ bảng. - Tìm màu. - Học sinh vẽ bài vào vở. - Học sinh làm bài đứng trọng tâm. - Tìm màu phù hợp để vẽ. - Trưng bày bài. - Nhận xét một số bài được chọn. - Màu xanh, đỏ, tím, vàng,... - Màu sắc rõ ràng và đẹp. - Chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò: - Quan sát các đồ vật trong gia đình và đọc tên màu của các đồ vật đó. - Quan sát khung cảnh em đi học để chuẫn bị bài sau. Bài 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học. - Học sinh biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung. - Học sinh vẽ được tranh đề tài em đi học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh về đề tài Em đi học. - Bài của học sinh lớp trước về tranh phong cảnh. - Tranh của các hoạ sĩ. 2. Học sinh: - Tranh ảnh về đề tài Em đi học, vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, thước ke, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Bài cũ. - Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài vẽ về nhà. H. Tuần trước chúng ta học bài gì? H. Trong hộp màu có mấy màu chính, đó là những màu nào? 3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. *Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung đề tài Em đi học. - Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh cho học sinh nhận thấy. H. Hàng ngày em thường đi học cùng ai? H. Khi đi học, em ăn mặc như thế nào và mang theo gì? H. Phong cảnh hai bên đường như thế nào? - Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu. H. Màu sắc của cảnh vật đó như thế nào? H. Đề tài này phần gì là chính? H. Phần chính được thể hiận như thế nào? H. Em hãy tả cảnh con đường tới trường mà em thích? H. Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh? - Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh chính để vẽ tranh như hình các em học sinh tới trường,... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. *Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung đề tài Em đi học. - Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh thấy cách vẽ tranh đề tài. - Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh để học sinh tìm hiểu cách vẽ,... - tìm nội dung phù hợp về đề tài Em đi học. - Tìm hình ảnh chính cho tranh, tìm hình phụ sau sao cho phù hợp với hình ảnh chính. - Tìm các chi tiết để hoàn chỉnh hình, nổi rõ và sinh động. - Tìm màu vào họa tiết phù hợp với nội dung. Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: Giúp HS vẽ được tranh đề tài em đi học. - Giáo viên cho học sinh vẽ hình vào bài, tìm các hình ảnh phù hợp, có các hình ảnh thay đổ khác nhau để thấy được cảnh đẹp xung quanh em. - Giáo viên nhắc học sinh không nên vẽ nhiều chi tiết vụn vặt, sẽ làm cho bài không rõ trọng tâm, có thể vẽ thêm cả

File đính kèm:

  • doclop 2.doc
Giáo án liên quan