Giáo án giảng lớp 2 tuần 16

Môn : Toán

NGÀY, GIỜ

I/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh:

 - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ.

 - Biết cách gọi tên giờ trong 1 ngày.

 - Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian : Ngày, giờ.

 - Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian xem giờ đúng trên đồng hồ.

 - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 - Mô hình đồng hồ có thể quay kim.

 - 1 đồng hồ điện tử.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Ngày, giờ I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ. - Biết cách gọi tên giờ trong 1 ngày. - Bước đầu nhận biết đơn vị thời gian : Ngày, giờ. - Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian xem giờ đúng trên đồng hồ. - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Mô hình đồng hồ có thể quay kim. - 1 đồng hồ điện tử. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3. dạy – học bài mới : a/ Giới thiệu bài : - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc lại. b/ Giới thiệu ngày, giờ : Bước 1 : - GV yêu cầu HS nói rõ bây giờ ban ngày hay ban đêm. (Bây giờ là ban ngày). - GV nói : Một ngày bao giờ cũng là ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm, chúng ta không nhìn thấy mặt trời. - GV đưa ra mặt đồng hồ, quay đến 5 giờ và hỏi : Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì? (Em đang ngủ). - GV quay mặt đồng hồ đến 11 giờ và hỏi : Lúc 11 gời chưa em đang làm gì? (Em ăn cơm cùng các bạn). - GV quay đồng hồ đến 2 giờ và hỏi : Ÿ Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì ? (Em đang học bài cùng các bạn) - GV quay đồng hồ đến 8 giờ và hỏi : Ÿ Lúc 8 giờ tối em làm gì? (Em xem tivi). - Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi : Ÿ Lúc 12 giờ tối em làm gì? (Em đang ngủ). - GV giới thiệu : Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Bước 2 : - GV nêu : Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết 1 ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ. (24 tiếng đồng hồ, 24giờ) - GV nêu : 24 giờ trong 1 ngày lại chia ra theo các buổi. - GV quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. GV hỏi. Ÿ Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ? (Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng). - GV yêu cầu Hs đọc phần bài học trong SGK. GV hỏi thêm. Ÿ 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? Tại sao (Còn gọi là 13 giờ vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chiều chính là 13 giờ). c/ Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - GV yêu cầu HS nêu cách làm bài. - GV gọi lần lượt HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét và bổ sung. + Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng + Mẹ em đi làm về lúc 12 giờ trưa. + Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều. + Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình. + Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ. Bài 2 : GV yêu cầu HS nêu đề bài. - GV hỏi. Ÿ Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ? (Lúc 7 giờ sáng). Ÿ Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng? (Đồng hồ C). - GV cho HS đọc câu ghi trên bức tranh 2 (Em chơi thả diều lúc 17 giờ) Ÿ 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? (17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều). - GV cho HS nêu các tranh còn lại và chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh? + Em ngủ lúc 10 giờ đêm : B + Em đọc truyện lúc 8 giờ tối : A Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm. - GV cho HS làm vào VBT. - GV nhận xét sửa chữa. + 20 giờ hay 8 giờ tối. 4. củng cố – dặn dò : - GV hỏi lại. Ÿ 1 ngày có bao nhiêu giờ? Ÿ 1 ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? - Về nhà các em xem lại bài học. * Nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS nghe. - HS nhắc lại. - HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời. - HS đếm theo : 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng…10 giờ sáng. - HS đọc bài. - HS xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ. - Lần lượt HS đọc bài của mình. - 1 HS đọc đề. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc. - HS làm bài. - Lớp nhận xét. - HS làm bài. Môn : Tập Đọc CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn được cả bài. - Đúng các từ ngữ : nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rất thích, nô đùa, lành hẳn, …; thường nhảy nhót, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, giường, dẫn, sung sướng, hiểu … - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 2. Hiểu - Hiểu nghĩa các từ : thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, sung sướng, hài lòng. - Hiểu nội dung bài : Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương, gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Qua đó khuyên các em biết yêu thương vật nuôi trong nhà. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có) - Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn cần hướng dẫn cách đọc III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng đọc Truyện vui Bán chó sau đó lần lượt trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong bài này. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Yêu cầu HS mở SGK 127 và đọc tên chủ điểm - Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà làm những gì ? - Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gủi với các em. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú cún con. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại. - Chú ý, giọng đọc tình cảm chậm rãi. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS luyện các từ cần luyện phát âm và ghi trên bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Luyện ngắt giọng - Yêu cầu HS đọc các câu luyện ngắt giọng. d) Đọc từng đoạn - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm. e) Thi đọc g) Đọc đồng thanh - GV chọn 1 đoạn cho HS đọc đồng thanh. TIẾT 2 2.3. Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc đoạn 1. - Hỏi : Bạn của bé ở nhà làm gì ? - Yêu cầu đọc đoạn 2. - Hỏi : Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún? - Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào ? - Yêu cầu đọc đoạn 3. - Hỏi : Những ai đến thăm Bé ? Vì sao Bé vẫn buồn ? - Yêu cầu đọc đoạn 4. - Hỏi : Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ? - Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui. - Yêu cầu đọc đoạn 5 - Hỏi : Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai ? Câu chuyện này cho em thấy điều gì ? 2.4. Luyện đọc lại truyện - Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Chủ điểm : Bạn trong nhà. - Bạn trong nhà là những vật nuôi như trong nhà như chó, mèo, … - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau : Bé rất thích chó / nhưng nhà bé không nuôi con mèo. // Một hôm, / mải chạy theo cún, / bé vấp phải một khúc gỗ / và ngã đau, / không đứng vậy được. // Con muốn mẹ giúp gì nào ? (cao giọng ở cuối câu). Con nhớ cún, / mẹ ạ ! // (Giọng tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng / chưa đến lúc chạy đi chơi được. // - 5 HS nối tiếp đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. - Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được. - Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún. - Một HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê … Cún luôn luôn ở bên chơi với Bé - Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. - Cả lớp đọc thầm. - Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với bé. - Câu chuyện cho thấy tình cảm gắng bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông. - Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 HS. - Cá nhân thi đọc cả bài. Môn : Tập Viết VIẾT CHỮ HOA O – ONG BAY BƯỚM LƯỢN i/ Mục tiêu - Biết viết chữ O hoa. - Biết viết cụm từ ứng dụng Ong bay bướm lượn. - Viết đúng điểu chữ, cỡ chữ, giãn đúng khoảng cách giữa các chữ. ii/ Đồ dùng dạy – học - Bảng kẻ sẵn khung chữ. Chữ cái viết hoa O và chữ Ong đặt trong khung chữ. Mẫu chữ cũm từ ứng dụng Ong bay bướm lượn. III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở ở nhà của HS. - Kiểm tra viết bảng chữ N, chữ Nghĩ, cụm từ Nghĩ trước nghĩ sau. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ tập viết này, các em sẽ tập viết chữ O hoa, viết cụm từ ứng dụng Ong bay bướm lượn. 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa a) Quan sát và nhận xét - Treo mẫu chữ và yêu cầu HS quan sát về chiều cao, bề rộng số nét trong chữ O. -Yêu cầu HS tìm điểm đặt bút của chữ O. -Yêu cầu HS tìm điểm dừng bút của chữ O. - Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy định viết chữ O. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ O hoa vào trong không trung sau đó viết bảng con. - Nhận xét và chỉnh sửa lỗi cho HS. 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a) Giới thiệu - Yêu cầu HS mở SGK và đọc cụm từ ứng dụng. - Hỏi : Cụm từ ứng dụng tả cảnh gì ? b) Quan sát và nhận xét - Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu, nhận xét về số chữ có trong cụm từ, chiều cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ. c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết bảng chữ Ong. - Quan sát và chỉnh sửa lỗi cho HS. 2.4. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - Yêu cầu viết 2 dòng chữ O, 1 dòng cở vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 2 dòng chữ Ong một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ, 2 dòng cụm từ ứng dụng, cỡ nhỏ. 3/ Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS tìm thêm các cụm từ bắt đầu bằng O. - Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài tập viết và luyện viết chữ đẹp. - Chữ O hoa cao 5 li, và rộng 4 li, được viết bởi một nét cong kín kết hợp một nét cong trái. - Điểm đặt bút nằm trên giao của đường kẻ 6 và đường dọc 4. - Điểm dừng bút nằm trên đường số 5 ở giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ ngang 5. - Thực hiện viết bảng. - Đọc : Ong bay bướm lượn. - Tả cảnh ong bướm bay lượn rất đẹp. - Cụm từ có bốn chữ. Các chữ cái O, g, b, y, l cao 2 li rưỡi. Các chữ cái còn lại cao 1 li. Khi viết khoảng cách giữa các chữ là 1 đơn vị. - Thực hành viết bảng. - Thực hành viết vở Tập viết. Môn : Toán thực hành xem đồng hồ I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ (Chẳng hạn 20 giờ, 17 giờ, 18 giờ, 23 giờ). - Làm quen với những họat động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng tối). II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh các bài tập 1, 2 phóng to. - Mô hình đồng hồ có kim quay được. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : - GV gọi 2 HS lên bảng và hỏi : HS1 : Một ngày có bao nhiêu giờ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng. HS2 : Em thức dậy lúc mấy giờ, đi học về lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ? * GV nhận xét ghi điểm từng em. 3. dạy – học bài mới : a/ Giới thiệu bài : - Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hàng xem đồng hồ. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Thực hành : Bài 1 : - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV lần lượt nêu từng tranh cho HS chọn và đọc tên đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh? - GV nhận xét tuyên dương. + An đi học lúc 7 giờ sáng. (B) + An thức dậy lúc 6 giờ sáng. (A) + Buổi tối An xem phim lúc 20 giờ. (D) + 17 giờ An đá bóng. (C) Bài 2 : Câu nào đúng, câu nào sai. - GV yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1. - GV hỏi. Ÿ Muốn biết câu nào đúng, câu nào sai ta phải làm gì? (Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh). Ÿ Giờ vào học là mấy giờ? (là 7 giờ). Ÿ Bạn HS đi học lúc mấy giờ? (8 giờ). Ÿ Bạn đi học sớm hay muộn? (Bạn HS đi học muộn) Ÿ Vậy câu nào đúng, câu nào sai? (Câu a sai câu b đúng) - GV hỏi thêm. Ÿ Để đi học đúng giờ bạn HS phải đi học lúc mấy giờ? (Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ). c) Cửa hàng đã mở cửa. (S) d) Cửa hàng đóng cửa. (Đ) e) Lan tập đàn lúc 20 giờ. (Đ) g) Lan tập đàn lúc 8 giờ sáng. (S) Bài 3 : Trò chơi thi quay kim đồng hồ. - GV nêu cách chơi : Chia lớp thành 2 đội để thi đua với nhau. Phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ. Khi chơi GV đọc to từng giờ, sau mỗi lần đọc các đội phải quay kim đồng hồ đến đúng giờ mà GV đọc. Đội nào xong trước, giơ lên trước nếu đúng được tính 1 điểm. Đội xong sau không được điểm. Nếu đội xong trước mà sai cũng không được tính điểm. Kết thúc, đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 23 giờ. * GV nhận xét trò chơi. - Cả lớp hát vui. - HS1 trả lời. - HS2 trả lời. - HS nhắc lại tựa bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - Lần lượt HS nêu - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc + Đi học đúng giờ. + Đi học muộn. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. Môn : Kể Chuyện con chó nhà hàng xóm I/ mục tiêu - Quan sát tranh và kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. - Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. ii/ đồ dùng dạy – học - Tranh minh họa câu chuyện. iii/ các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu nối tiếp nhau kể chuyện Hai anh em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Yêu cầu HS nêu tên bài tập đọc đầu tuần. - Câu chuyện kể về điều gì ? - Tình bạn đó như thế nào ? - Giới thiệu : Trong giờ Kể chuyện này, các em sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. 2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện Bước 1 : Kể trong nhóm - Chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm. Bước 2 : Kể trước lớp - Tổ chức thi kể giữa các nhóm - Theo dõi và giúp đỡ HS kể bằng cách đặt câu hỏi gợi ý khi thấy các em lúng túng. Ví dụ : Tranh 1 - Tranh vẽ ai ? - Cún Bông và Bé đang làm gì ? Tranh 2 - Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi ? - Lúc đấy Cún làm gì ? Tranh 3 - Khi bé bị ốm ai đã đến thăm Bé ? - Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì ? Tranh 4 - Lúc Bé bó bột nằm bất động, Cún đã giúp Bé làm những gì ? Tranh 5 - Bé và Cún đang làm gì ? - Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì ? 2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện - Tổ chức cho HS thi kể độc thoại. - Nhận xét và cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Tổng kết chung về giờ học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Bài Con chó nhà hàng xóm - Kể về tình bạn giữa Bé và Cún Bông. - Tình bạn đó rất đẹp, rất gần gũi và thân thiết. - 5 HS tạo thành 1 nhóm. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi em chỉ kể 1 đoạn truyện. - Cả lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần bạn kể. - Tranh vẽ Cún Bông và Bé. - Cún Bông và Bé đang đi chơi với nhau trong vườn. - Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau. - Cún chạy đi tìm người giúp đỡ. - Các bạn đến thăm Bé rất đông, các bạn còn cho Bé nhiều quà. - Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún Bông. - Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu. - Khi Bé khỏi bệnh, Bé và Cún lại chơi đùa với nhau rất thân thiết. - Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà Bé khỏi bệnh. - Thực hành kể chuyện. Môn : Thủ Công gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi I/ mục tiêu: - HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi. - Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ chiều xe đi. - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Ii/ chuẩn bị: - Hình mẫu biển báo chỉ chiều xe đi. - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi có hình vẽ minh họa cho từng bước. - Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu xanh và màu khác) giấy trắng, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu : Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ỔN ĐỊNH : 2. KIỂM TRA bài cũ : - GV kiểm tra ĐDHT và phần chuẩn bị của HS. 3. BÀI MỚI : a. Giới thiệu bài : - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi.GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông chỉ chiều xe đi để HS quan sát và nhận xét về kích thức màu sắc của biển báo có gì giống và khác so với biển báo chỉ lối đi thuận chiều đã học? (Kích thước và màu nền giống nhau nhưng ở giữ biển báo chỉ chiều xe đi không phải là hình chữ nhật mà là hình mũi tên). c. GV hướng dẫn mẫu : Bước 1 : Gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện. + Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô. + Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 2 ô. Gấp đôi hình chữ nhật theo chiều dài (Mặt kẻ ô ra ngoài) và đánh dấu, cắt bỏ phần gạch chéo như hình 1, sau đó mở ra được hình mũi tên (H2). H1 H2 - Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10, rộng 1 ô làm chân biển báo. Bước 2 : Dán biển báo chỉ chiều xe đi. - Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H3). - Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H4). - Dán mũi tên trắng vào giữa hình tròn (H5). Hình 3 Hình 4 Hình 5 - GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi. - GV theo dõi từng bàn, hướng dẫn HS cách gấp, cắt, dán. * GV nhận xét tiết học. - Các tổ trưởng kiểm travà báo cáo. - HS nhắc lại tựa bài. - HS thực hiện theo. - HS thực hành theo. Môn : Tập Đọc THỜI GIAN BIỂU I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc các sổ chỉ giờ. Đọc đúng các từ : vệ sinh, sắp xếp, rửa mặt, nhà của, …. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cột, giữa các câu. 2. Hiểu - Hiểu từ ngữ : thời gian biểu, vệ sinh cá nhân. - Hiểu tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế họach. - Biết cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần hướng dẫn đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra về đọc và nội dung bài Con chó nhà hàng xóm. - Nhận xét và cho điểm từng HS 2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ tập đọc hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bản Thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo. Qua đó các em biết cách lập một thời gian biểu hợp lí cho công việc hằng ngày của mình. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng chậm, rõ ràng. b) Luyện đọc từng câu - Yêu cầu HS xem chú giải và giải nghĩa từng thời gian biểu, vệ sinh cá nhân. - Hướng dẫn phát âm các từ khó. - Hướng dẫn cách ngắt giọng và yêu cầu đọc từng dòng. c) Đọc từng đoạn - Yêu cầu đọc theo đoạn. d) Đọc trong nhóm e) Các nhóm thi đọc g) Đọc đồng thanh cả lớp 2.3. Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc bài. - Đây là lịch làm việc của ai ? - Hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày. (Buổi sáng Phương Thảo làm những việc gì, từ mấy giờ đến mấy giờ ?...) - Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì ? - Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác so với ngày thường? 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Hỏi : Ttheo em thời gian biểu có cần thiết không ? Vì sao ? - Dặn dò HS về nhà viết thời gian biểu hằng ngày của em. - HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi : Bạn của Bé ở nhà là ai ? Khi Bé bị thương Cún giúp Bé điều gì ? - HS 2 đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi : Những ai đã đến thăm Bé ? Vì sao Bé vẫn buồn ? - HS 3 đọc đọan 4, 5, trả lời câu hỏi : Cún đã làm gì để Bé vui ? Vì sao Bé chóng khỏe bệnh ? - 1 HS đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK - Giải thích từ. - Nhìn bảng đọc các từ cần phát âm và sửa chữa theo GV nếu mắc lỗi. - Nối tiếp nhau đọc từng dòng trong bài. - Đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc 1 đoạn. Đoạn 1 : Sáng. Đoạn 2 : Trưa. Đoạn 3 : Chiều. Đoạn 4 : Tối. - Cả lớp đọc thầm. - Đây là lịch làm việc của bạn Ngô Phương Thảo, HS lớp 2A Trường Tiểu học Hòa Bình. - Kể từng buổi. Ví dụ : + Buổi sáng, Phương Thảo thức dậy lúc 6 giờ. Sau đó, bạn tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Phương Thảo ăn sáng rồi xếp sách vở chuẩn bị đi học. Thảo đi học lúc 7 giờ và đến 11 giờ bắt đầu nghỉ trưa … - Để khỏi bị quên việc và để làm các việc một cách tuần tự hợp lí. - Ngày thường buổi sáng từ 7 đến 11 giờ bạn đi học. Còn ngày thứ 7 bạn đi học vẽ, ngày chủ nhật đến thăm bà. - Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc từng tự, hợp lí và không bỏ sót công việc. Môn : TNXH các thành viên trong nhà trường I/ MỤC TIÊU : - Các thành viên trong nhà trường : Hiệu trưởng, hiệu phó, các tổg phụ trách, GV, các nhân viên khác và HS. - Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học. - Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình vẽ SGK trang 34, 35. - Một số bộ bìa gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (Hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. kiểm tra bài cũ : 3. bài mới : a/ Giới thiệu bài : - GV nói : Ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong trường gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, cô và các em tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”. GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc lại. b/ Hoạt động 1 : Làm việc với SGK. Bước 1 : - GV chia nhóm (5 – 6 HS 1 nhóm) phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa. - GV treo tranh trang 34, 35. Bước 2 : Làm việc với cả lớp. - GV hỏi. Ÿ Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì? (Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng cô là người quản lý, lãnh đạo nhà trường). Ÿ Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó. (Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức, trực tiếp dạy học). Ÿ Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc, vai trò? (Vẽ bác bảo vệ có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS, bảo đảm an ninh và là người đánh trống của nhà trường). Ÿ Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc của người đó? (Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khỏe cho tất cả HS) Ÿ Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu công việc và vai trò của người đó? (Vẽ bác lao công Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp). Ÿ Bức tranh thứ sáu vẽ ai? Công việc và vai trò của cô. GVKL : Trong trường tiểu học gồm có các thành viên : Thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và các cán bộ công nhân viên khác. Thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS, bác bảo vệ trông coi giữ gìn trường lớp, bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối. c/ Hoạt động 2 : Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình. Bước 1 : - GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm. Ÿ Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì? (Xưng hô lễ phép, biết trào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt…. Bước 2 : GVKL : HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường. d/ Hoạt động 3 : Trò chơi đó là ai? * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn HS cách chơi : + Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy một tấm bìa gắn vào sau lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì) - Lớp sẽ nói các thông tin để HS A đoán đó là ai. Nếu đoán sai sẽ bị phạt. đ/ Hoạt động 4 : Tổng kết. - GV nhận xét qua trò chơi và nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS đọc lại tựa bài. - Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc. + Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. + Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ. - Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - HS trả lời. - HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra. + Trong trường mình có những thành viên nào? + Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó. - 2, 3 HS lên trình bày trước lớp. Môn : Toán Ngày, tháng I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Biết đọc tên các ngày trong tháng. - Bước đầu biết xem lịch : Biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch (Tờ lịch tháng). - Làm quen đơn vị đo thời gian : Ngày, tháng. Biết có tháng có 30 ngày (Tháng 11….) có tháng 31 ngày (Tháng 12….) - Củng cố về các đơn vị : ngày, tháng, tuần lễ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - 1 quyển lịch tháng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3. bài mới : a/ Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài. b/ Giới thiệu ngày trong tháng : - GV treo tờ lịch tháng 11 và hỏi. Ÿ Đây là gì? (Tờ lịch tháng). Ÿ Lịch tháng nào? Vì sao em biết? (Lịch tháng 11 vì ở ô ngoài

File đính kèm:

  • docT16.DOC
Giáo án liên quan