Môn : Tập Đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời kể.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo ngễ, vững chãi, đẵn, ăn năn,
- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có)
- Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện nhắc giọng.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tập Đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời kể.
2. Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo ngễ, vững chãi, đẵn, ăn năn, …
- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có)
- Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện nhắc giọng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh và giới thiệu : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Ông Mạnh thắng Thần Gió để biết tại sao một người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng được một vị thần có sưc mạnh như Thần Gió.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc :
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm :
- Yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ có l/n, … trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi/thanh ngã
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS (nếu có).
c) Luyện đọc đoạn :
- Hỏi : Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau ? Là giọng của những ai ?
- Hỏi : Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Hỏi : Đồng bằng, hoành hành có nghĩa là gì?
- Đây là đoạn văn giới thiệu câu chuyện, để đọc tốt đoạn văn này các con cần đọc với giọng kể thong thả, chậm rãi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Trong đoạn văn có lời nói của ai ?
- Ông Mạnh tỏ thái độ gì khi nói với Thần Gió ?
- Vậy khi đọc chúng ta cũng phải thể hiện được thái độ giận giữ ấy. (GV đọc mẫu và yêu cầu HS luyện đọc câu nói của ông Mạnh)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
- Để đọc tốt đoạn này các con cần phải chú ý ngắt giọng câu văn 2, 4 cho đúng. Giọng đọc trong đoạn này cần thể hiện sự quyết tâm chống trả Thần Gió của ông Mạnh.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh sủa lỗi cho HS.
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- Giảng : Trong đoạn văn có lời đối thoại giữa Thần Gió và ông mạnh. Khi đọc lời của Thần Gió, các con can thể hiện được sự hống hách, ra oai (GV đọc mẫu), khi đọc lời của ông Mạnh cần thể hiện sự kiên quyết, không khoan nhượng (GV đọc mẫu).
- Gọi 1 HS đọc đoạn cuối bài.
- Hỏi : Đoạn văn là lời của ai ?
- Giảng : Đoạn văn này kể về sự hoà thuận giữa Thần Gió và ông Mạnh nên các con chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
- Gọi HS đọc lại đoạn 5.
- Yêu cầu HS đọc nối tiép theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc :
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc các nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh :
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
TIẾT 2
2.3 . Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3.
- Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
- Ngạo nghễ có nghĩa là gì ?
- Kể việc làm của ông mạnh chống lại Thần Gió (Cho nhiều HS kể).
- Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào ?
- Cả 3 lần ông Mạnh dựng lại nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không ? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này.
- Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
- Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh ?
- Ăn năn có nghĩa là gì ?
- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
- Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió ?
- Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
2.3. Luyện đọc lại bài :
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi : Con thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
- 3 HS đọc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV :
+ Các từ đó là : loài người, hang núi, lăn quay, lồm cồm, nổi giân, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lạnh, các loài hoa, …
+ Các từ đó là : ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả, …
- 5-7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh.
- Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn
+ Đoạn 1 : Ngày xưa … hoành hành.
+ Đoạn 2 : Một hôm … ngạo nghễ
+ Đoạn 3 : Từ đó … làm tường.
+ Đoạn 4 : Ngôi nhà … xô đổ ngôi nhà.
+ Đoạn 5 : phần còn lại.
- 1 HS đọc bài.
- Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. Hoành hành có nghĩa là làm nhiều điều ngang ngược trên một vùng rộng, không kiêng nể ai.
- HS đọc lại đoạn 1 theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc bài.
- Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió
- Ông Mạnh tỏ thái độ rất tức giận.
- Luyện đọc câu : - Thật độc ác !
(Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh)
- HS đọc đoạn 2.
- 1 HS khá đọc bài.
- HS tìm cách nhắt sau đó luyện ngắt giọng câu :
+ Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. //
+ Cuối cùng, / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. //
- HS đọc bài theo yêu cầu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn.
- 1 HS khá đọc bài.
- Đoạn văn là lời của người kể.
- Theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc.
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu : Từ đó, / Thần Gió thường đến thăm ông, / đem cho ngôi nhà không khí mát lạnh từ biển cả / và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. //
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng)
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
- Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
- Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
- Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
- Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
- 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp.
- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
- Thần Gió rất ăn năn.
- Ăn năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
- Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
- Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
- Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của con người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
- Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động. Nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên.
- 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc mỗi đoạn truyện.
- Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió.
- Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh …
Môn : Toán
bảng nhân 3
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3……..10) và học thuộc bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
Ii/ đồ dùng dạy – học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
- SGK + vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đứng tại chỗ đọc lại bảng nhân 2.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Nhận xét tiết kiểm tra.
3. dạy – học bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
- Hôm nay học tiếp 1 bảng nhân đó là bảng nhân 3. GV ghi tựa bài lên bảng gọi HS nhắc lại tựa bài.
b/ GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 ( lấy 3 nhân với một số):
- GV giới thiệu các tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn rồi gắn 1 tấm lên bảng và nêu:
+ Mỗi tấm có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần ta viết:
3 được lấy 1 lần, ta viết.
3 x 1 = 3
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng rồi hỏi
3 được lấy 2 lần ta viết như thế nào? (3 được lấy 2 lần, ta có 3 x 2 = 3 + 3 = 6)
- GV nói và ghi lên bảng.
Vậy 3 x 2 = 6
- GV gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS tương tự và hỏi HS đến 3 x 10 = 30.
- GV viết bảng nhân 3 lên bảng, và hướng dẫn HS cách đọc và đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
3 x 1 = 3 3 x 6 = 18
3 x 2 = 6 3 x 7 = 21
3 x 3 = 9 3 x 8 = 24
3 x 4 = 12 3 x 9 = 27
3 x 5 = 15 3 x 10 = 30
c/ Thực hành:
Bài 1 : HS tính nhẩm và trả lời kết quả của từng bài. GV nhận xét tuyên dương.
3 x 3 = 9 3 x 4 = 12
3 x 5 = 15 3 x 2 = 6
3 x 9 = 27 3 x 10 = 30
3 x 3 = 9 3 x 6 = 18
3 x 1 = 3 3 x 7 = 21
Bài 2 :
- GV đọc đề bài và hướng dẫn HS cách làm.
Tóm tắt.
Mỗi nhóm: 3 HS
10 nhóm :….HS?
Tính Giải
3 10 nhóm HS có tất cả là.
x 10 3 x 10 = 30 (HS)
30 Đáp số: 30 HS
Bài 3 :
- GV cho HS đọc dẫy số 3, 6, 9 rồi nói đặc điểm của dẫy số này.
- Số thứ hai nhiều hơn số thứ nhất là 3 (Tức là cộng thêm 3)
- HS đếm thêm 3 từ (3 đến 30) và bớt 3 (Từ 30 đến 3)
- GV gọi HS lên bảng làm. GV nhận xét tuyên dương.
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
4. củng cố – dặn dò :
- GV tổ chức cho HS thi HTL bảng nhân bằng cách nối tiếp theo tổ.
- GV nhận xét tuyên dương các tổ.
- Dặn HS về nhà HTL “Bảng nhân 3” và chuẩn bị tiết học sau “Luyện tập”.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- Vài HS đọc.
-Vài HS nhắc lại.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS theo dõi và thực hiện theo bằng tấm bìa.
- HS đọc.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Vài HS đọc.
- HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS trả lời nối tiếp kết quả của từng bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS đọc.
- HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- Lớp thi đọc HTL bảng nhân 3.
Môn : Thủ Công
cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng
I/ mục tiêu:
- HS biết các cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú thiếp chúc mừng để sử dụng.
Ii/ chuẩn bị:
- Một số mẫu thiếp chúc mừng.
- Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh họa.
- Giấy trắng hoặc giấy thủ công, giấy màu.
- Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
Iii/ các hoạt động day – học chủ yếu :
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA :
- GV cho các tổ kiểm tra ĐDHT và phần chuẩn bị của HS.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- GV nhận xét.
3. BÀI MỚI :
a. Giới thiệu bài :
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cắt, gấp, dán trang trí thiếp chúc mừng GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu hình mẫu và đặt câu hỏi.
Thiếp chúc mừng có hình gì? Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì? HS quan sát và nhận xét (Thiếp là tờ giấy hình chữ nhật gấp đôi mặt thiếp được trang trí những bông hoa và chữ “Chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11”
Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết? (Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8 – 3)
- GV nói thêm: Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
c. GV hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
- Cắt tờ giấy trắng hoặc tờ giấy thủ công hình chữ nhật, có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô (H1).
Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng.
- GV nói thêm: Tùy thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau. VD thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, cành mai hoặc các con vật biểu tượng cho năm đó. Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa.
- Để trang trí thiếp có thể vẽ hình, xé dán hoặc cắt, dán hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng bằng Tiếng Việt.
- GV tổ chức cho HS tập cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
Tiết 2
d. HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng :
- GV gọi HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
+ Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
+ Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- GV tổ chức cho HS thực hành quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
4. củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét về kĩ năng thực hành và SP của HS
- Chuẩn bị tiết sau: Giấy, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, kéo…để học bài “Gấp, cắt, dán phong bì”.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- Các tổ trưởng kiểm tra.
- Các tổ báo cáo.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS thực hành.
- HS nhắc lại.
- HS thực hành gấp.
- HS trình bày sản phẩm.
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA Q – QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
I/ MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái Q hoa.
- Biết cách nối nét từ chữ cái Q hoa sang các chữ cái liền sau.
- Viết đúng, viết đẹp và cách đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ ứng dụng : Quê hương tươi đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mẫu chữ Q hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ
- Vở Tập viết 2, tập hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra VTV của 10 HS.
- Yêu cầu viết chữ P hoa vào bảng.
- Yêu cầu viết chữ Phong.
- Nhận xét bài viết của HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong giờ tập viết này, các con sẽ được tập viết chữ cái hoa Q và cụm từ ứng dụng Quê hương tươi đẹp.
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ Q :
- Treo bảng chữ Q hoa
- Chữ Q hoa gần giống chữ nào đã học ?
- Hãy nêu quy trình viết chữ O hoa.
- Chữ Q hoa khác chữ O hoa ở điểm nào ?
- Dấu ngã của chữ Q là nét phụ.
- Gọi HS nọi lại quy trình viết chữ Q hoa.
b) Viết bảng :
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa trong không trung sau đó viết vào bảng.
- Sửa cho từng HS (nếu có).
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng.
- Con hiểu cụm từ Quê hương tươi đẹp nói lên điều gì ?
b) Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ gồm mấy chữ, là những chữ nào ?
- So sánh chiều cao của chữ Q hoa và chữ u ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ Q hoa?
- Khi viết chữ Quê ta viết nối giữa chữ Q và chữ u như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Quê vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm 10 bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập Viết 2, tập hai.
- Cả lớp viết.
- 4 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng.
- HS quan sát.
- Giống chữ O hoa đã học.
- HS trả lời.
- Giống : gồm 1 nét cong kín có một nét vòng nhỏ bên trong.
- Khác : có thêm nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài.
- Điểm đặt bút ở vị trí số 1 (chỉ trên chữ mẫu)
- Sau khi viết chữ O hoa lia bút xuống vị trí 2 viết nét ~ dưới đáy về bên phải chữ.
- Viết bài vào bảng.
- Đọc : Quê hương tươi đẹp.
- Đất nước thanh bình, nhiều cảnh đẹp.
- Cụm từ có 4 chữ : Quê, hương, tươi, đẹp
- Chữ Q cao 2 li rưỡi, chữ u cao 1 li.
- Chữ h, g, đ, p
- Từ điểm cuối của chữ Q rê bút lên điểm đầu của chữ u và viết chữ u
- Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
- Viết bảng.
- HS viết theo yêu cầu.
Môn : Toán
luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành.
- Giải bài toán đơn về nhân 3.
- Tìm các số thích hợp về giẫy số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra:
- GV gọi HS đọc lại bảng nhân 3.
- GV nhận xét tuyên dương.
* Nhận xét tiết kiểm tra.
3. dạy – học bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng gọi HS nhắc lại tựa bài.
c/ Luyện tập – thực hành:
Bài 1,2 :
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét và sửa chữa. GV nhận xét tuyên dương.
3 x 3 9 3 x 9 27 3 x 3 6
3 x 8 24 3 x 5 15 3 x 7 21
2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
3 x 4 12 3 x 2 6 3 x 10 30
3 x 1 3 3 x 8 24 3 x 6 18
Bài 3, 4, 5 :
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm sửa bài.
- GV nhận xét sửa chữa.
Tóm tắt.
Một can : 3l dầu
5 can :….lít dầu?
Tính Giải
3 5 can như thế đựng được là.
x 5 3 x 5 = 15 (lít dầu)
15 Đáp số: 15 lít dầu
Tóm tắt.
Mỗi túi : 3kg gạo
8 túi :….kg gạo?
Tính Giải
3 8 túi gạo như thế có là.
x 8 3 x 8 = 24 (kg)
24 Đáp số: 24 kg gạo
Bài 5 :
- GV hướng dẫn HS làm bài 3.
Cộng thêm 3.
Cộng thêm 2.
Cộng thêm 3.
4. củng cố – dặn dò :
- GV gọi 1 HS đọc lại bảng nhân 3.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS đọc bảng nhân 3.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- 3 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
- Lớp nhận xét bài làm của mình.
- HS trả lời miệng.
- 3, 6, 9, 12, 15
- 10, 12, 14, 16, 18
- 21, 24, 27, 30, 33
- 1 HS đọc.
Môn : Kể Chuyện
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I/ MỤC TIÊU :
- Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
- Đặt tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to, nếu có thể).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 6 HS lên bảng, phân vai cho HS và yêu cầu các con đóng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong tiết kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió và đặt tên khác cho câu chuyện này.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn kể đoạn 1 :
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện :.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Treo tranh và cho HS quan sát tranh.
- Hỏi : Bức tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện ?
- Hỏi : Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện ?
- Quan sát hai bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh hoạ nội dung thứ nhất của câu chuyện. Nội dung đó là gì ?
- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3 ?
- Hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện :
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Một số nhóm có 4 em, một số nhóm có 3 em và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm :
+ Các nhóm có 4 em kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi em kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.
+ Các nhóm có 3 em kể theo hình thức phân vai : người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
c) Đặt tên khác cho câu chuyện :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tên gọi mà mình chọn.
- Nhận xét các tên gọi mà HS đưa ra. Nêm cho HS giải thích vì sao con lại đặt tên đó cho câu chuyện ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi và mở SGK trang 15
- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Quan sát tranh.
- Bức tranh 1 vẽ cảnh Thần Gió và ông Mạnh đang uống rượu với nhau rất thân thiện.
- Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà.
- Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
- Bức tranh 4 minh hoa nội dung thứ nhất của chuyện. Đó là Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay.
- Thần Gió ra sức tìm cách để xô đổ ngôi nhà của ông Mạnh nhưng phải bó tay, ngôi nhà của ông Mạnh vẫn đứng vững trong khi cây cối xung quanh bị đổ rạp.
- 1 HS lên bảng sắp xếp lại thức tự các bức tranh : 4, 2, 3, 1.
- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo 2 hình thức trên.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ : Con người đã thắng gió như thế nào ? / Ông Mạnh và Thần Gió / Ông Mạnh và Thần gió đã kết bạn với nhau như thế nào ? / Bạn của ông Mạnh / Chuyện Thần Gió và ngôi nhà của ông Mạnh …
Môn : TNXH
an toàn khi đi các
phương tiện giao thông
I/ MỤC TIÊU :
* Sau bài học, HS biết.
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông.
- Một số điều cần lưu ý khi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành những quy định về trật tự ATGT.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình vẽ trong SGK trang 42, 43.
- VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra bài cũ :
3. bài mới :
a/ Giới thiệu bài:
- Các em đã biết về các loại đường giao thông. Hôm nay cô sẽ dạy tiếp về “An toàn khi đi các phương tiên giao thông”. GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc lại tựa bài.
b/ Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
* Mục tiêu: Nhận biết 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia ra làm 3 nhóm phù hợp với giao thông địa phương. (SGK)
Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và trả lời theo câu hỏi gợi ý.
Điều gì có thể xảy ra? (Tai nạn)
Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? (Khi đi các phương tiện giao thông, ngồi cẩn thận không đùa nghịch.
Bước 3: GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung.
GVKL: Để đảm bảo an toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước, không đi lại nô đùa khi đi trên ôtô, tàu hỏa, thuyền bè, không bám ở của ra vào, không thò đầu thò tay ra ngoài…Khi tàu xe đang chạy.
c/ Hoạt động 2: Quan sát tranh.
* Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho HS quan sát hình 4, 5, 6, 7/43 và trả lời câu hỏi.
Hình 4, hành khách đang làm gì? (đón xe buýt)
Họ đón ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường? (ở trạm xe buýt, ở xa mép đường)
Hình 5, hành khách đang làm gì? (đang lên xe buýt)
Họ lên xe ôtô khi nào? (khi xe dừng hẳn)
Hình 6, hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ôtô? (đang ngồi trên xe phải vịn chắc)
Hình 7, hành khách đang làm gì? (đang xuống xe)
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS nêu 1 số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt (hoặc xe khách)
GVKL: Khi đi xe buýt (hoặc xe khách) chúng ta chờ xe ở bến và không đứng ở sát mép đường, đợi xe dừng hẳn mới lên, không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy, khi xe dừng hẳn mới xuống.
d/ Hoạt động 3: Vẽ tranh.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức của 2bài 19 và 20.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV cho HS vẽ 1 phương tiện giao thông.
Bước 2: 2 HS ngồi cạnh nhau, cho nhau xem tranh và nói với nhau về.
+ Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
+ Phương tiện đó đi trên loại đường GT nào?
+ Những điều cần lưu ý khi đi phương tiện GT đó.
Bước 3: GV gọi HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
4. củng cố – dặn dò :
- Về nhà các em xem trước bài 21, 22.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát và trả lời.
- Lớp nhận xét.
File đính kèm:
- T20.DOC