Môn : Toán
SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nhận biết tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia.
- Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
số bị chia – số chia – thương
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Nhận biết tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia.
- Củng cố kĩ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
Số chia
Số bị chia
Thương
Ii/ chuẩn bị :
- Các thẻ từ :
- Kẻ bảng BT1, BT3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT: Điền dấu thích hợp vào chỗ…..
2 x 3 …. 2 x 5
10 : 2 …. 2 x 4
12 …. 20 : 2
- Nhận xét cho điểm.
* Nhận xét tiết kiểm tra.
3. dạy – học bài mới :
a/ Giới thiệu:
- Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được biết tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia. GV ghi tựa bài lên bảng.
b/ Giới thiệu Số bị chia – Số chia – thương:
- Viết lên bảng phép chia 6 : 2, yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính này.
- GT: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là SBC, 2 là SC, 3 là thương (vừa giảng, vừa gắn thẻ từ lên bảng như phần bài học).
- Hỏi lại HS: Trong phép chia 6 : 2 = 3, thì 6 gọi là gì? 2 gọi là gì? 3 gọi là gì.
- Nêu tiếp: 6 : 2 = 3, 3 là thương trong phép chia 6 : 2. Vậy 6 : 2 cũng là thưong.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần kết quả của 1 số phép chia khác.
c/ Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 :
- Gọi HS nêu đọc yêu cầu của bài tập.
- Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi kết quả của 8 :2.
+ Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia trên.
+ Vậy ta phải viết các số này vào bảng như thế nào?
- Y/c HS lên bảng viết vào bảng kẻ sẵn của BT.
- Y/c HS làm tiếp BT vào VBT đồng thời cho 1 em lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 :
- BT yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp. Gọi 2 HS lên bảng
- Y/c HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Treo bảng phụ có nội dung BT 3, yêu cầu HS đọc phép nhân đầu tiên.
- Y/c HS dựa vào phép nhân trên lập các phép chia.
- Viết 2 phép chia HS vừa nêu vào cột “Phép chia” trong bảng. Y/c HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia trên.
- Gọi 1 HS lên bảng viết tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia trên vào bảng.
- Y/c HS tự làm bài vào VBT. Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét cho điểm bài làm của HS.
4. củng cố – dặn dò :
- Y/c HS tự nêu 1 vài phép chia từ các phép nhân đã học trong bảng sau đó nêu tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép chia.
- Học bài, chuẩn bị bài :“Bảng chia 3”.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Tính nhẩm và nêu kết quả:
6 : 2 = 3
- Nghe giảng, sau đó đọc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
- Lần lượt trả lời: 6 là SBC, 2 là SC, 3 là thương.
- Nghe giảng và nhắc lại: 6 : 2 cũng gọi là thương.
- Lần lượt trả lời cá nhân, bạn nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Tính nhẩm và nêu 8 : 2 = 4.
- Nêu: 8 là SBC, 2 là SC, 4 là thương.
- Viết 8 vào cột SBC, viết 2 vào cột SC và 4 vào cột thương.
- 1 HS viết, cả lớp theo dõi.
- Làm bài và đổi vở chéo để kiểm tra cho nhau.
- Nhận xét bài của bạn, sửa chữa.
- Tính nhẩm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng mỗi em làm 4 phép tính nhân chia đúng theo cặp.
- Nhận xét bài của bạn, sửa chữa.
2 x 3 = 6 2 x 4 = 8
6 : 2 = 3 8 : 2 = 4
- Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống.
2 x 4 = 8
- Phép chia 8 : 2 = 4
8 : 4 = 2
- Đọc phép chia 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2. Sau đó nêu tên gọi.
- 1 HS lên viết, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Làm bài sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng, sửa chữa.
Môn : Tập Đọc
BÁC SĨ SÓI
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ trong bài : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng, …
- Hiểu nội dung của bài : Qua câu truyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả đã khuyên chúng ta phải bình tỉnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (nếu có)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY- HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 40 và đọc tên chủ điểm của tuần
- Giới thiệu : Trong các bài học Tiếng Việt tuần này, các con được học các bài tập đọc, được luyện từ, luyện câu theo chủ điểm Muông Thú. Qua các bài học này, các con sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về muông thú trong thế giới động vật. Bài học đầu tiên là bài tập đọc Bác Sĩ Sói.
2.2. Luyện đọc bài
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc :
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch
+ Giọng Sói : giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa : giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
- Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc ?
( Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp).
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu học sinh đọc bài.
- Yêu cầu HS nói tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Hỏi : Bài tập đọc gồm mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
- Hỏi : Trong bài tập đọc có lời của những ai?
- Giảng : Vậy chúng ta phải chú ý đọc để phân biệt lời của họ với nhau.
- Mời 1 HS đọc đoạn 1
- Hỏi : Khoan thai có nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn thứ 3 của đoạn, sau khi HS nêu cách ngắt giọng, GV giảng chính xác lại cách đọc rồi viết lại lên bảng và cho cả lớp luyện đọc câu này.
- Đoạn văn này là lời của ai ?
- Để đọc hay đoạn văn này, các con cần đọc với giọng vui vẻ, tinh nghịch.
- Mời HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc chú giải các từ : phát hiện, bình tĩnh làm phúc
- Đoạn văn này có nhiều lời đối thoại giữa Sói và Ngựa, khi đọc lời của Sói, các con cần đọc với giọng dã nhân, giảng nghĩa (đọc mẫu). Khi đọc giọng của Ngựa, các con cần đọc với giọng lễ phép và rất bình tĩnh (đọc mẫu).
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2
- Mời HS đọc đoạn 3
- Yêu cầu HS giải thích từ: cú đá trời giáng.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài và luyện đọc câu này.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Yêu cầu 3 HS đọc nói tiếp theo đoạn, đọc từ câu cho đến hết bài.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
d) Thi đọc.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
- Nhận xét và tuyện dương các em học tốt.
e) Đọc đồng thanh.
TIẾT 2
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
2.3. Tìm hiểu bài.
- GV đọc lại toàn bài 1 lần.
- Hỏi : Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt. Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào.
- Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho ngựa?
- Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho 1 cú giáng trời, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ 2 câu cuối bài để tả lại cảnh này).
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu truyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
- Qua cuộc đấu trí giứa Sói và Ngựa, câu truyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
2.4. Luyện đọc lại truyện
- GV tổ chức cho HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của các bạn
- Chủ điểm Muông thú.
- Theo dõi GV giới thiệu
- Theo dõi GV đọc bài. 1HS khá đọc mẫu lần 2
- Đọc bài.
- Từ : rõ dãi, hiền lành lễ phép, làm ơn, lỡ miếng, huơ…; toan, mũ, khoan thai, phát hiện, cuống lên, bình tĩnh, giở trò, giả giọng, chữa giúp, rên rỉ, bật ngữa, cẳng, vỡ tan.
- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đồng thanh.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS đọc 1 câu
- Bài tập đọc gồm 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Thấy Ngựa đang ăn cỏ … tiến về phái Ngựa.
+ Đoạn 2 : Sói đến gần … phiền ông xem giúp.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Bài tập đọc của người kể truyện, lời của Sói, lời của Ngựa.
- 1 HS khá đọc bài.
- Khoan thai có nghĩa là thông thả, không vội.
- Tìm cách và luyện ngắt giọng câu :
Nó bèn kiếm cặp mắt đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoát lên người. Chiếc mũ thiêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.
- Đoạn văn này là lời của người kể truyện.
- HS đọc lại đoạn 1
- 1 HS khá đọc bài
- 1 HS đọc bài
- Theo dõi hướng dẫn của giáo viên. Một số HS đọc lời của Sói và Ngựa.
- 1 HS khá đọc bài
- Tìm cách ngặt giọng và luyện đọc :
Thấy Sói đã cuối xuống đúng tầm, nó tung vó đá 1 cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, 4 cẳng quơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- 3 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
- Theo dõi bài đọc của GV và đọc thầm theo.
- Đọc đoạn 1 và trả lời : Sói thèm rỏ dãi.
- Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa
- Khi phát hiện ra Sói đang đến gần Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho các chân sau đang bị đau.
- Sói định lừa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
- HS phát biểu ý kiến theo yêu cầu ví dụ : nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã tưởng lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sao Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cuối xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú trời giáng, làm Sói bật ngữa, bốn cẳng quơ giữa trời, kính vỡ tan mũ văng ra.
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Ví dụ:
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là 2 nhân vật chính của truyện
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là chú Ngựa thông minh vì câu truyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
- Qua câu truyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ đọc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Luyện đọc lại bài
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA T – THẲNG NHƯ RUỘT NGỰA
I/ MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái T hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mẫu chữ T hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa.
- Vở Tập viết 2, tập hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI :
- Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ T hoa và cụm từ ứng dụng Thẳng như ruột ngựa.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ T hoa :
- Chữ T hoa cao mấy li ?
- Chữ T hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào?
- Chỉ trên mẫu cho HS thấy rõ vị trí của 3 nét cơ bản, sau đó giảng qui trình viết chữ T hoa : Điểm đặt bút nằm trên ĐKD 5 và nằm giữa ĐKN 4 và ĐKN 5, từ điểm này ta viết nét cong trái (nhỏ), điểm dừng bút nằm trên ĐKN 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, ta viết tiếp nét lượn ngang từ trái sang phải. Điểm dừng bút của nét 2 nằm trên ĐKN 3. Từ điểm dừng bút của nét 2, viết tiếp nét cong trái to, nét cong trái này cắt nét lượn ngang tạo thành một vòng xoắn nhỏ nằm dưới ĐKN 6 rồi vòng xuống dưới, cuối nét chữ vòng vào trong, dừng bút trên ĐKN 2.
- Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình viết lần 2.
b) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ T hoa trong không trung và bảng con. Theo dõi và sửa cho từng HS.
2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng.
- Con hiểu cụm từ Thẳng như ruột ngựa nghĩa là gì ?
b) Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ Thẳng như ruột ngựa có mấy chữ, là những chữ nào ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ T hoa và cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Thẳng vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết :
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai.
- Chữ T hoa cao 5 li.
- Chữ T hoa gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản đó là : 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.
- Theo dõi và ghi nhớ quy trình viết.
- Viết bài vào bảng.
- Đọc : Thẳng như ruột ngựa.
- Chỉ những người thẳng thắn, không ưa gì thì nói ngay, không để bụng.
- Có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là : Thẳng, như, ruột, ngựa.
- Chữ h, g cao 2 li rưỡi.
- Chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Dấu hỏi đặt trên chữ ă, dấu nặng đặt dưới chữ ô, ư.
- Bằng 1 con chữ o.
- Viết bảng.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ T, cỡ vừa.
+ 2 dòng chữ , cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Thẳng, cỡ vừa.
+ 2 dòng chữ Thẳng, cỡ nhỏ.
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng : Thẳng như ruột ngựa, cỡ chữ nhỏ.
Môn : Toán
Bảng chia 3
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Lập được bảng chia 3 dựa vào bảng nhân 3.
- Thực hành chia cho 3 (chia trong bảng)
- Áp dụng bảng chia 3 để giải bài toán có liên quan.
- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia.
Ii/ chuẩn bị :
- Các tấm bìa mỗi tấm có 2 chấm tròn .
- Kẻ nội dung BT3 lên bảng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con: Viết phép chia và tính kết quả các phép chia đó.
Số bị chia là: 8, số chia là: 2.
Số bị chia là: 12, số chia là: 2.
Số bị chia là: 16, số chia là: 2.
- Gọi vài HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả các phép chia vừa viết.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
b/ Lập bảng chia 3:
- Gắn 4 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng, nêu bài toán: Mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có mấy chấm tròn? Em hãy nêu bài toán tìm số chấm tròn?
- Nêu tiếp BT: Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm bìa? Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
- Viết lên bảng phép tính 12 : 3 = 4.
- Tiến hành tương tự với vài phép tính khác trong bảng chia 3. Sau đó nêu cho HS thấy rằng từ bảng nhân 3 có thể lập được bảng chia 3, để HS tự lần lượt tìm và nêu kết quả bảng chia 3.
- Lần lượt viết lên bảng các phép tính chia lập bảng chia 3. Y/c HS đọc.
c/ HTL bảng chia 3:
- Y/c HS đọc bảng chia và nêu nhận xét về kết quả của các phép chia trong bảng chia 3.
- Chỉ bảng chia, y/c HS nhận xét về các số được đem chia trong bảng.
- Y/c HS ghi nhớ các đặc điểm của bảng chia này để học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.
d/ Luyện tập – thực hành:
Bài 1: Tính
- Y/c HS tự làm bài sau đó đổi vở chéo bài để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Có tất cả bao nhiêu HS?
+ 24 HS được chia đều thành? Tổ.
+ Muốn biết mỗi tổ có mấy HS, em làm như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày tóm tắt và bài giải. Cả lớp làm bài vào vở.
- Y/c HS nhận xét sửa bài trên bản.
- Nhận xét cho điểm HS và chấm 1 số vở của HS.
Bài 3 :
- Hỏi: Đề bài y/c làm gì.
+ Các số cần điền là những số gì?
+ Muốn tính được thương khi đã biết SBC và SC, em làm sao?
- Y/c HS làm bài vào VBT, đồng thời gọi 1 em lên bảng.
- Y/c HS n/x bài trên bảng và sửa chữa.
- N/x cho điểm HS, chấm điểm 1 số vở.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- 1 số HS đọc thuộc lòng bảng chia 3.
- Học thuộc bảng chia 3, xem bài:“Một phần ba”.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS làm bảng con.
- Quan sát nghe đề toán, phân tích và trả lời: 4 tấm bìa có 12 chấm tròn.
- Bài toán 3 x 4 = 12
- Phân tích đề toán, trả lời: Có tất cả 4 tấm bìa.
- Phép tính 12 : 3 = 4
- Cả lớp đọc phép tính đồng thanh.
- Tiếp tục theo dõi, sau đó tự tính và nêu kết quả của từng phép chia lần lượt trong bảng chia 3.
- Đọc các phép tính trong bảng chia 3
- Đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc thầm và nêu nhận xét: Kết quả trong bảng chia lần lượt là 1, 2, 3 …30. Đây chính là dẫy số đếm thêm 3.
- Đọc thầm - học thuộc lòng bảng chia.
- Thi đọc cá nhân.
- Làm bài vào VBT. 1 số HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS đọc to, cả lớp ĐT theo.
- Có tất cả 24 HS.
- Được chia thành 3 tổ.
- Thực hiện phép tính chia 24 : 3.
- Làm bài, sau đó sửa bài.
+ Tóm tắt: 3 tổ: 24 HS.
1 tổ: ..? HS.
Số HS mỗi tổ là
24 : 3 = 8 (HS)
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Là thương số trong các phép chia.
- Lấy SBC chia cho SC.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm trong VBT.
- Nhận xét kết quả từng cột.
- Sửa bài.
Môn : Kể Chuyện
BÁC SĨ SÓI
I/ MỤC TIÊU :
-- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói.
- Biết thể hiện lời tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Phối hợp với các bạn để dựng lại câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- 4 tranh minh hoạ trong SGK phóng to (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Hỏi : Trong giờ tập đọc tuần, các con đã được học bìa tập đọc nào ?
- Câu chuyện khuyên các con điều gì ?
- Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn truyện :
a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện :
- GV treo tranh 1 và hỏi : Bức tranh minh hoạ điều gì ?
- Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc như thế nào ?
- Bức tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- Bức tranh 4 minh họa điều gì ?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hành kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.
- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Phân vai dựng lại câu chuyện
- Hỏi : Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào ?
- Khi nhập vào vai, chúng ta cần thể hiện giọng như thế nào ?
- Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai
- Nhận xét và cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS 1 kể đoạn 1, 2. HS kể đoạn 3, 4.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài Bác sĩ Sói.
- Câu chuyện khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi.
- Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiế mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ.
- Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói.
- Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, …
- Thực hành kể chuyện trong nhóm
- Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Cần 3 vai diễn : người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm; giọng Ngựa giả vờ lễ phép; giọng Sói giả nhân, giả nghĩa.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một số nhóm trình bày trước lớp.
Môn : Thủ Công
kiểm tra chương ii:
Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I/ MỤC TIÊU:
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm là 1 trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học.
Ii/ chuẩn bị:
- Các mẫu hình của bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để HS xem lại.
III/ nội dung kiểm tra:
* Đề: Em hãy gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học:
+ GV nêu yêu cầu: Em hãy tự chọn 1 trong những bài đã học: Gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông, phong bì, thiếp chúc mừng để làm bài kiểm tra.
+ GV cho HS quan sát lần lượt các mẫu gấp, cắt, dán trong chương II. Và nêu yêu cầu của sản phẩm là: Nếp.
Nếp gấp, cắt phải thẳng.
Dán cân đối, phẳng đúng quy trình kĩ thuật.
Màu sắc hài hòa, phù hợp.
- GV theo dõi HS thực hiện bài làm, giúp đỡ những em yếu để hoàn thành SP.
* Đánh giá: Đánh giá sản phẩm của HS theo hai mức.
- Hoàn thành: + Nếp gấp, đường cắt thẳng.
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Dán cân đối thẳng.
- Chưa hoàn thành: + Nếp gấp, đường cắt không thẳng.
+ Thực hiện không đúng quy trình.
+ Chưa làm ra sản phẩm.
* Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét về thái độ học tập, sự chuẩn bị của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Giấy thủ công d/cụ cắt dán, học bài:“Làm giây xúc xích”.
Môn : Tập Đọc
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các t/ngữ mới, từ khó, các t/n dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ : du lịch, nội quy, bảo tồn, tham quan, quản lí, khoái chí, …
- Hiểu nội dung của bài : nội qui là những điều qui định mà mọi người đều phải tuân theo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ Sói.
- Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và cho điểm.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Gọi 1 HS mở SGK và đọc tên bài tập đọc sẽ học.
- Khi đến trường các con đã được học bảng nội quy nào ?
- Vậy con hiểu thế nào là nội quy ?
- Trong bài học hôm nay, chúng ta phải được học bài Nội quy đảo khỉ. Qua nay chúng ta sẽ thêm hiểu về 1 bản nội quy.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu luyện các từ cần luyện phát âm đã khi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng.
c) Đọc cả bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Chia nhóm HS, mõi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm
d) Thi đọc
e) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải của bài.
- Nội qui đảo khỉ có mấy điều ?
- Con hiều những điều qui đinh như thế nào.
- Nhận xét và tổng kết ý kiến HS.
- Hỏi : Vì sao đọc xong nội qui, Khỉ Nâu lại khoái chí?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, đọc và ghi nhớ thông báo của thư viện trường và chuẩn bị bài sau.
- HS 1 : Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1, 2 của bài.
- HS 2 : Đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 3, 4 của bài.
- Nội quy Đảo Khỉ.
- Con được học nội quy của trường.
- Nội quy là những qui định mà mọi người đều phải tuân theo.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Từ 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ khó: tham quan, khành khạch, khoái chí, … Các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : nội quy, du lịch lên đảo, trêu chọc, …; đảo khỉ, cảnh vật, bảo tồn….
- HS tiếp nối nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu trong bài, đọc từ đầu đến hết bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 phần, HS 1 đọc phần giới thiệu, HS 2 đọc phần nội qui.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng 1 nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nội qui.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Nội qui đảo khỉ có 4 điều.
- HS chia nhóm và thảo luận để trả lời câu hỏi này. Mỗi nhóm 4 HS. Sau đó, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.
+ Điều 1 : Mua vé tham quan trước khi lên đảo. Mọi quí khách khi lên đảo tham quan đều phải mua vé vì đảo khỉ cần có tiền để chăm sóc đàn khỉ, trả công cho cán bộ công nhân làm việc trên đảo.
+ Điều 2 : Không trêu trọc thú nuôi trong chuồng : Nếu thú nuôi trong chuồng bị trêu trọc, chúng sẽ tức giận, có thể gây nguy hiểm cho người trêu trọc nên không được trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
+ Điều 3 : Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ : Khi cho thú ăn các loại thứ ăn lạ có thể làm cho chúng bị mắc bệnh, vì thế khách tham quan không được cho thú ăn các loại thức ăn lạ
+ Điều 4 : Giữ vệ sinh chung trên đảo : Khách tham quan không được vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi vì như thế sẽ làm ô nhiễm môi trường trên đảo, ảnh hưởng đến sức khoẻ đến thú nuôi trên đảo và đến chính khách tham quan.
- Đọc xong nội qui Khỉ Nâu khoái chí vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không bị làm phiền, khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội qui của Đảo.
- 1 HS đọc lạ
File đính kèm:
- T23.DOC