Môn : Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Củng cố kỹ năng tìm một thừ số trong phép nhân và giải BT có lời văn bằng phép tính nhân.
- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
II/ CHUẨN BỊ :
- Viết nội dung BT trên bảng.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng lớp 2 tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Củng cố kỹ năng tìm một thừ số trong phép nhân và giải BT có lời văn bằng phép tính nhân.
- Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
Ii/ chuẩn bị :
- Viết nội dung BT trên bảng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau.
Tìm X: X x 3 =18 2 x X = 14 X x 3 = 21
- Nhận xét tiết kiểm tra.
3. dạy – học bài mới :
* Luyện tập - Thực hành:
Bài 1 : Tìm X.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết.
- Gọi lần lượt HS lên bảng và yêu cầu cả lớp làm bảng con từng bài.
- Nhận xét sửa bài cho HS.
Bài 2 : Tìm Y.
- Tiến hành tương tự BT1.
Bài 3 :
- Hỏi BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Mở bảng, yêu cầu HS đọc tên các dòng viết trong bảng kẻ.
- Hỏi lại cách tìm tích, tìm thừa số trong phép nhân.
- Lần lượt gọi HS lên bảng làm BT theo từng cột.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét sau mỗi bạn lên bảng.
- Kết luận đáp án đúng và cho điểm HS.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Có tất cả bao nhiêu kg gạo? Và được chia đều thành mấy túi.
+ Làm như thế nào để tìm số kg gạo trong mỗi túi?
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng, sửa chữa.
- KL đáp án đúng, cho điểm HS và chấm điểm 1 số vở.
Bài 5 : Tiến hành tương tự bài tập 4.
Tóm tắt.
3 bông hoa: 1 lọ.
15 bông hoa:..?lọ.
4. củng cố – dặn dò :
- Y/c HS nêu lại quy tắc tìm thừa số chưa biết.
- Xem lại các bài vừa giải. Học bài, xem bài:“Bảng chia 4”.
* Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS lên bảng.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm và nêu quy tắc tìm thừa số chưa biết.
- Làm bài và sửa theo đáp án.
X x 2 = 4 2 x X = 12 3 x X = 27
X = 4 :2 X = 12 : 2 X=27:3
X = 2 X = 6 X = 9
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lên bảng làm bài cá nhân, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét bài trên bảng, sửa chữa.
Thừa số
2
2
2
3
3
3
Thừa số
6
6
3
2
5
5
Tích
12
12
6
6
15
15
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 12 kg gạo. Được chia đều thành 3 túi.
- Thực hiện phép chia 12 : 3.
- Làm bài sau đó sửa bài theo đáp án.
Tóm tắt: 3 túi : 12 kg gạo.
1 túi : ..? kg gạo.
Giải
Số kg gạo trong mỗi túi.
12 : 3 = 4 (kg)
Đáp số: 4 kg gạo
Giải
Số lọ cắm 15 bông hoa.
15 : 3 = 5 (lọ)
Đáp số: 5 lọ
Môn : Tập Đọc
QUẢ TIM KHỈ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắc, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất,…; quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, chễn chệ, hoảng sợ, tẽn tò, lũi mất.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời các nhân vật
2. Hiểu
- Hiểu ý nghĩa các từ mới : dài thượt, khỉ, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.
- Hiểu ý nghĩa của chuyện : TRuyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thối giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với 1 kẻ bội bạc, giả dối như nó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc .
- Bảng phụ ghi sẵn các từ, không cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Sư Tử xuất quân.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
- Cá Sấu và Khỉ có chuyện gì với nhau mà cho đến tận bay giờ nhà Khỉ vẫn không thèm chơi với Cá Sấu? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài tập đọc hôm nay.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt sao đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, tr, s, … trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu các HS đọc các từ này. (Tập trung HS mắc lỗi phát âm).
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sữa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Hỏi : Để đọc bài tập đọc này chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau ? Là giọng của ai ?
- Hỏi : Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Dài thượt là dài như thế nào ?
- Thế nào gọi là mắt ti hí ?
- Cá Sấu : trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu trườn là gì ? Trườn có giống bò không ?
- Hướng dẫn : Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sau cho đúng vị trí các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữ Khỉ và Cá Sấu)
-Yêu cầu 1HS đọc lại đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2
-Mời HS đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu, sau đó nhận xét và cho HS cả lớp luyện đọc 2 câu này.
- Trấn tĩnh có nghĩa là gì ? Khi nào chúng ta cần trấn tĩnh ?
- Gọi HS đọc lại đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài.
- Gọi 1 HS khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu.
- Gọi HS đọc lại đoạn cuối bài
d) Luyện đọc theo nhóm
e) Thi đọc
TIẾT 2
g) Đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1
- Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu ?
- Khi gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn lớp mình cùng học tiếp nhé.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2, 3, 4.
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?
- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình ?
- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ?
- Vì sao Khỉ lại gọi Cá sấu là con vật bội bạc?
- Tại sao Cá sấu lại tẽn tò, lũi mất ?
- Theo em, Khỉ là con vật như thế nào ?
- Còn Cá Sấu thì sao ?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 3 HS đọc lại chuyện theo vai ( người dẫn chuyện, Cá sấu, Khỉ).
- Hỏi : Theo em, phải khóc và chảy nước mắt có giống nhau không ?
- Giảng thêm : Cá Sấu thường chảy nước mắt do khi nhai thức ăn, tuyến nước mắt của Cá Sấu bị ép lại chứ không phải do thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta có câu “Nước mắt Cá Sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
- 1 chú Khỉ đang ngồi trên lưng con Cá Sấu.
- Mở SGK trang 50.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Các từ đó là: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắc, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh…
+ Các từ đó là: quả tim. leo trèo, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên, hoãng sợ, trấn tĩnh…
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc bài đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu đến hết bài.
- Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau là giọng của người kể chuyện, giọng của Khỉ và giọng của Cá sấu.
- Bài tập đọc được chia thành 4 đoạn.
+ Đoạn 1 : Một ngày nắng đẹp trời … ăn những quả mà Khỉ hái cho.
+ Đoạn 2 : Một hôm … dâng lên vua của bạn.
+ Đoạn 3 : Cá Sấu tưởng thật … giả dối như mi đâu.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
- Là dài quá mức bình thường
- Mắt quá hẹp và nhỏ.
- Trườn là cách di chuyển mà thân mình bụng luôn sát đất. Bò là dùng chân, tay để di chuyển.
- Luyện đọc câu.
+ Bạn là ai ?//Vì sao bạn khóc ?//
(Giọng lo lắng, quan tâm)
+ Tui là Cá sấu.//Tui khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (Giọng buồn bả tủi thân).
- 1 HS đọc bài. Các HS khác nghe và nhận xét.
- 1 HS khá đọc bài.
- 3 đến 5 HS đọc bài, cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh câu.
+ Vua của tui ốm nặng, /phải ăn một quả tim Khỉ mới khỏi.//Tui cần quả tim của bạn.//
+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.//Quả tim để ở nhà.// Mau đưa tui về,//Tui sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (Giọng bình tĩnh và tự tin)
- Trấn tĩnh là lấy lại bình tĩnh, khi có việc gì đó xảy ra làm ta hoảng hốt, mất bình tĩnh thì ta cần trấn tĩnh lại.
-1 HS đọc bài
-1 HS khá đọc bài
-1 HS đọc, các HS khác theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện câu văn này :
+ Con vật bội bạc kia ! // đi đi ! // Chẳng ai cần kết bạn / với những kẻ giả dối như mi đâu. // (Giọng phẫn nộ)
- 1 HS đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn
- 1 HS đọc bài.
- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.
- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
- 1 HS đọc bài.
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim Khỉ.
- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.
- Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
- Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu như người bạn thân
- Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.
- Khỉ là người bạn tốt và rất thông minh.
- Cá Sấu là vật bội bạc, là kẻ lừa dối và xấu tính.
- Không ai muốn chơi với kẻ ác./ Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ bội bạc, đã dối thì không bao giờ có bạn.
- HS đọc chuyện theo vai.
- Không giống nhau vì khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn, còn chảy nước mắt có thể do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt, cười nhiều, …
Môn : Tập Viết
VIẾT CHỮ HOA U, Ư – ƯƠM CÂY GÂY RỪNG
I/ MỤC TIÊU :
- Viết đúng, viết đẹp chữ cái U, Ư hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng : Ươm cây gây rừng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mẫu chữ U, Ư hoa đặt trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng : Ươm cây gây rừng.
- Vở Tập viết 2, tập hai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ GIỚI THIỆU BÀI :
- Trong giờ Tập viết này, các em sẽ tập viết chữ U, Ư hoa và cụm từ ứng dụng Ươm cây gây rừng.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa :
a) Quan sát số nét, quy trình viết chữ U, Ư hoa :
- Chữ U hoa cao mấy li ?
- Chữ U hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào ?
- Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào ?
- Điểm dừng bút của nét này nằm ở đâu ?
- Hãy tìm điểm đặt bút và dừng bút của nét móc ngược phải.
- Giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.
- Yêu cầu HS so sánh chữ U hoa và chữ Ư hoa.
- Yêu cầu HS nêu cách viết nét râu trên đầu của chữ Ư hoa (nét này đã học khi tập viết chữ Ơ hoa)
b) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ U, Ư hoa trong không trung và bảng con.
- Sửa lỗi cho từng HS
2.2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
- Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng.
- Ươm cây gây rừng là công việc mà tất cả mọi người cần tham gia để bảo vệ môi trường, chống hạ hán và lũ lụt.
b) Quan sát và nhận xét :
- Cụm từ Ươm cây gây rừng có mấy chữ, là những chữ nào ?
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ Ư hoa và cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Khi viết chữ Ươm ta viết nối giữa chữ Ư và ơ như thế nào ?
- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng :
- Yêu cầu HS viết chữ Ươm vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết :
- GV chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở Tập Viết 2, tập hai.
- Chữ U hoa cao 5 li.
- Chữ U hoa gồm 2 nét là nét móc ngược hai đầu và nét móc ngược phải.
- Điểm đặt bút của nét mõ hai đầu nằm trên ĐKN 5, giữa ĐKD 2 và 3.
- Nằm trên ĐKD 5, giữa ĐKD 2 và 3.
- HS quan sát mẫu chữ và trả lời :
+ Điểm đặt bút nằm tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 5.
+ Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2.
- 1 HS trả lời, 1 HS khác nhắc lại.
- Viết bảng.
- Đọc : Ươm cây gây rừng.
- Có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là : Ươm, cây, gây, rừng.
- Chữ g, y cao 2 li rưỡi.
- Các chữ còn lại cao một li.
- Từ điểm cuối của chữ Ư rê bút lên điểm đầu của chữ ơ và viết chữ ơ.
- Dấu huyền đặt trên chữ ư.
- Bằng 1 con chữ o.
- Viết bảng.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ U, Ư cỡ vừa.
+ 2 dòng chữ U, Ư cỡ nhỏ.
+ 1 dòng cụm từ ứng dụng : Ươm cây gây rừng, cỡ chữ nhỏ.
Môn : Toán
Bảng chia 4
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh.
- Lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4.
- Thực hành chia cho 4 (chia trong bảng)
- Áp dụng bảng chia 4 để giải bài tập.
Ii/ chuẩn bị :
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
- Bảng chia 4. Viết trên giấy khổ lớn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm BT sau:
X x 3 = 18 2 x X = 18 X x 3 = 24
- Gọi vài HS HTL bảng nhân 4.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. dạy – học bài mới:
a/ Giới thiệu:
b/ Lập bảng chia 4:
- Đính lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn, nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số chấm tròn.
- Nêu tiếp BT: Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm bìa?
- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số tấm bìa.
- Viết lên bảng 12 : 4 = 3, y/c HS đọc.
- Tiến hành tương tự với vài các phép tính khác trong bảng chia 4. Sau đó y/c HS sử dụng các tấm bìa có 4 chấm tròn lần lượt tìm kết quả các phép chia còn lại trong bảng chia.
- Lần lượt viết phép chia cho 4.HS đọc lại nêu lại bảng, lập thành bảng chia cho 4.
- Y/c cả lớp đọc (HTL) bảng chia 4
c/ Luyện tập – thực hành:
Bài 1 : Tính nhẩm.
- Y/c HS nhớ lại bảng chia tính nhẩm và nêu kết quả của từng phép tính.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Có bao nhiêu HS tất cả? Và được xếp thành mấy hàng?
+ Muốn biết mỗi hàng có mấy HS em phải làm sao?
- Y/c HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt và bài giải.
- Y/c HS nhận xét và sửa bài trên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS lên bảng, đồng thời chấm thêm 1 số vở.
Bài 3 :Tiến hành tương tự bài 2.
Tóm tắt
4 HS : 1 hàng.
32 HS :.? hàng.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Gọi HS đọc (HTL) bảng chia 4.
- (HTL) bảng chia 4. xem bài: “Một phần tư”.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- 3 HS lên bảng làm.
- Quan sát, nghe, phân tích đề toán và trả lời: 3 tấm bìa có 12 chấm tròn.
- Phép tính 4 x 3 = 12
- Nghe, phân tích đề toán và trả lời, có tất cả 3 tấm bìa.
- Phép tính 12 : 4 = 3
- Đọc đồng thanh.
- Tiếp tục theo dõi. Sau đó tự sử dụng các tấm bìa có 4 chấm tròn của cá nhân tìm và nêu lần lượt kết quả các phép chia trong bảng chia 4
- Đọc đồng thanh và học thuộc lòng.
- Làm miệng BT1, mỗi HS đọc kết quả các phép tính mỗi cột.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS đọc to, cả lớp ĐT theo.
- Có 32 HS, được xếp thành 4 hàng bằng nhau.
- Thực hiện phép tính chia 32 : 4
- Làm bài, sau đó và sửa chữa theo đáp án:
Tóm tắt: 4 hàng : 32 HS.
1 hàng : ..? HS.
Giải
Số HS xếp ở mỗi hàng?
32 : 4 = 8 (HS)
Đáp số: 8 HS
Giải
Số hàng xếp được.
32 : 4 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng.
Môn : Kể Chuyện
QUẢ TIM KHỈ
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện được nội dung của từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai : Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
- Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện trong SGK
- Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ (nếu có)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Bác sĩ Sói (vai người dẫn chuyện, vai Sói, vai Ngựa)
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Muông thú xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều lạ. Trong tiết kể chuyện hôm nay lớp chúng mình cùng kể lại truyện Quả tim Khỉ.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện :
a) Kể từng đoạn chuyện :
Bước 1 : Kể trong nhóm
- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạvà gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2 : Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét.
- Chú ý : Khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng.
Đoạn 1
- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
- Cá Sấu có hình dáng ra sao ?
- Khỉ gặp Cá Sấu trong trường hợp nào ?
- Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì ?
- Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao ?
- Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu như thế nào?
- Đoạn 1 có thể đặt tên là gì ?
Đoạn 2
- Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì ?
- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?
- Lúc đó thái độ của Khỉ ra sao ?
- Khỉ đã nói gì với Cá Sấu ?
- Gà Rừng nói gì với Chồn ?
Đoạn 3
- Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để quả tim của mình ở nhà ?
- Khỉ nói với Cá Sấu điều gì ?
Đoạn 4
- Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì ?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Yêu cầu HS kể theo vai.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn kể.
Chú ý : Càng nhiều HS được kể càng tốt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về bức tranh. Khi 1 HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 1 HS trình bày 1 bức tranh.
- HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Câu chuyện xảy ra ở ven sông.
- Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt.
- Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.
- Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
- Ngày nào Cá Sấu cũng ăn hoa quả mà Khỉ hái.
- Khỉ gặp Cá Sấu.
- Mời Khỉ đến nhà chơi.
- Cá Sấu mời Khỉ đến chơi rồi định lấy tim của Khỉ.
- Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau trấn tĩnh lại.
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bao trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng vua của bạn.
- Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết.
- Con vật bội bạc kia ! Đi đi ! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.
- Cá Sâu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.
- HS 1 : vai người dẫn chuyện
- HS 2 : vai Khỉ.
- HS 3 : vai Cá Sấu.
- Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá. / Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối.
Môn : Thủ Công
làm dây xúc xích
i/ mục tiêu :
- HS biết cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- Làm dây xúc xích để trang trí.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
Ii/ chuẩn bị :
- Dây xúc xích mẫu bằng giấy nhiều màu.
- Hình vẽ quy trình làm dây xúc xích.
- Giấy thủ công, dụng cụ cắt dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định:
2. dạy – học bài mới:
a/ Kiểm tra dụng cụ và sự chuẩn bị của HS:
b/ Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu:
- Trình bày dây xúc xích mẫu lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét qua câu hỏi gợi ý.
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì?
+ Dây có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào?
+ Để có được dây xúc xích ta phải làm như thế nào.
c/ Hướng dẫn mẫu:
- Treo hình vẽ quá trình lên bảng, chỉ vào quá trình và giảng quá trình làm dây xúc xích lần 1.
- Vừa thao tác chậm trên giấy nháp vừa nói lại lần 2 quy trình làm dây xúc xích.
- Gọi lần lượt HS lên nói lại từng bước của quá trình làm dây xúc xích.
- Nhận xét, bổ sung thêm cho HS.
* Quy trình làm dây xúc xích:
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy, lấy 3, 4 tờ giấy đủ màu cắt thành các nan giấy, rộng 1 ô dài 12 ô.
+ Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- Bôi hồ vào đầu nan giấy, dán nan thứ nhất thành 1 vòng tròn (mặt màu quay ra ngoài).
- Luồn nan thứ hai vào nan thứ nhất bôi hồ vào đầu nan dán nan thứ hai thành vòng tròn thứ hai.
- Tiếp tục giống nan thứ với nan thứ 3, 4, 5…cho đến khi dây xúc xích dài theo mong muốn.
d/ Hướng dẫn HS làm theo mẫu:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích và thực hiện thao tác cắt, dán dây xúc xích.
- Theo dõi, uốn nắn thao tác cắt giấy và dán vòng tròn.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Gọi HS lên bảng chỉ vào hình vẽ và nói lại cách làm dây xúc xích.
- Tập làm bằng nháp ở nhà cho thạo, tiết sau chuẩn bị giấy thủ công nhiều màu, thực hành làm dây xúc xích trang trí.
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui
- Quan sát mẫu trả lời cá nhân các câu hỏi.
- Làm bằng giấy thủ công.
- Dây là những vòng tròn nối nhau, nhiều màu sắc, dài…
- Dán nối nhiều vòng tròn lại với nhau.
- Q/sát hình vẽ quá trình, theo dõi quá trình làm dây xúc xích.
- Theo dõi các thao tác, vừa nghe giảng lại quá trình.
- Cá nhân lên bảng, vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói lại quá trình.
- Cả lớp theo dõi, n/x, bổ sung.
- 2HS nêu quy trình. Cả lớp thực hiện thao tác trên giấy nháp.
- Hoàn thành 2, 3 vòng tròn cho dây xúc xích trên giấy nháp.
Môn : Tập Đọc
GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc lưu loát cả bài.
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Các từ mới : Bắc cực, thuỷ thủ, khiếp đảm.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Giọng đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhịp gấp dần ở đoạn sau.
- Nhấn giọng ở những từ nghĩa gợi tả, gợi cảm.
2. Hiểu.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới.
- Hiểu nội dung bài : Gấu Trắng Bắc Cực là con vật tò mò. Nhờ biết được đặc điểm này của Gấu Trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
- Bảng phụ ghi sẳn từ, câu đoạn cần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về bài Quả Tim Khỉ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo bức tranh và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
- Gấu Trắng Bắc cực là con vật rất đặc biệt. Bài học hôm nay sẽ giúp các con thêm hiểu về loài Gấu này.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
- Chú ý : đoạn đầu giọng chậm rãi nhịp gấp dần ở đoạn Gấu rượt đuỗi chàng thuỷ thủ.
b) Luyện phát âm
- Ki-lô-gam lông trắng - nén lại, lật qua lật lại, suýt nữa, rét run.
- Ki-lô-gam, thuỷ thủ, trở về, khiếp đảm, đuổi theo, mũ, vứt tiếp, suýt nữa, run cầm cập.
- Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và chỉnh sữa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu câu luyện đọc từng đoạn sau đó hướng dẫn HS chia đoạn văn thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Ở Bắc cực … 800 ki-lô-gam
+ Đoạn 2 : Đặc biệt … nén lại cái mũ
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của Bắc Cực và giảng nghĩa từ này : Bắc Cực là nơi tận cùng ở phiá Bắc của trái đất, ở Bắc Cực quanh năm lạnh giá và là nơi sinh sống của Gấu Trắng.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng của mình. Sau đó, tổ chức cho HS luyện ngắt giọng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sữa lỗi nếu có. Hướng dẫn HS nhấn giọng các từ ngữ : xông tới, khiếp đảm, tò mò.
- Gọi HS đọc lại đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại 2 câu văn cuối bài rồi nêu cách ngắt giọng 2 câu văn này, sao đó GV tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm
d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét cho điểm
e) Cả lớp đồng thanh.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
2.3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Đông vật ở Bắc Cực có gì lạ?
- Vẻ ngoài của Gấu Trắng có gì đặc biệt ?
- Gọi 1 HS đọc phần còn lại.
- Tính nết của Gấu Trắng có gì buồn cười ?
- Chuyện gì xảy ra với chàng thuỷ thủ ?
- Người thuỷ thủ đã biết gì về Gấu Trắng?
- Người thuỷ thủ đã làm cách nào để thoát khỏi bị Gấu vồ ?
- Tìm những từ ngữ cho thấy anh thuỷ thủ rất sợ Gấu Trắng.
- Theo em anh thuỷ thủ là người như thế nào?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 1 HS đọc lại bài
- Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Nhận xét cho điểm HS
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc theo vai (người dẫn chuyện, Khỉ, Cá sấu) và trả lưòi câu hỏi.
- Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ?
- Cảnh trên bờ biển 1 chú Gấu đang xem cái mũ và phía xa một thuỷ thủ đang bỏ chạy
- Mở SGK trang 53.
- Theo dõi GV đọc bài và đọc thầm theo.
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Dùng bút chì để phân chia theo đoạn hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc bài
- HS nêu cách ngắt giọng, GV chỉnh sữa cho đúng sau đó cả lớp cùng luyện ngắt câu
Ở Bắc Cực./hầu hết các con vật điều có bộ lông trắng//Chim ưng trắng/Cú trắng,/Thỏ trắng/đến Gấu cũng trắng nốt,/Gấu trắng là con vật to khoẻ nhất.//Nó cao gần 3 mét/và nặng tới 800 ki-lô-gam.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài
- Luyện ngắt giọng, nhấn giọng
- 1 HS đọc bài
- 1 HS khá đọc bài cả lớp th
File đính kèm:
- T24.DOC